Khoa học cùng với bé: Bạch cầu trong máu giúp chúng ta chống lại bệnh tật như thế nào?
Cơ thể của chúng ta được tạo thành từ các tế bào. Các tế bào có kích thước, màu sắc khác nhau và kết hợp với nhau tạo thành các bộ phận như da, não, phổi,…
Có một số tế bào di chuyển khắp cơ thể để vận chuyển thức ăn và rác thải.
Một số tế bào khác có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, chúng là một phần của hệ miễn dịch. Dịch nhầy trong mũi hay ta thường gọi là nước mũi và những sợi lông tơ trong mũi và cổ họng là một phần trong hệ miễn dịch. Nước mũi giữ các vi trùng lại không cho chúng tiến sâu hơn vào bên trong cơ thể. Các sợi lông mũi và họng bị kích ứng, gây cho bạn cảm giác ngứa mũi ngứa họng, hắt hơi và ho để đẩy vi trùng ra ngoài.
Nhưng vi trùng vượt qua được lớp bảo vệ đầu tiên này và xâm nhập được vào máu, chúng sẽ đối mặt với một “đội quân” đặc biệt, đó là các tế bào của hệ miễn dịch có nhiệm vụ chống lại vi trùng.
Tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu
Hãy hình dung máu trong cơ thể như một bát xúp, gồm nhiều thành phần khác nhau. Các thành phần chính là tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu.
Hồng cầu làm cho máu có màu đỏ. Hồng cầu vận chuyển ô xi từ phổi đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Khi bạn cảm thấy ốm là khi hệ miễn dịch của bạn đang chiến đấu để giúp bạn khỏe trở lại.
Video đang HOT
Bạch cầu có nhiệm vụ như các chiến sĩ chiến đấu chống lại sự tấn công của vi trùng. Bạch cầu hoạt động rất nhanh, mạnh mẽ và rất thông minh. Chúng có xâm nhập vào các tế bào ở mũi hoặc họng để bắt giữ và thậm chí là nuốt chửng vi trùng.
Bạch cầu có tài nhận ra và chiến đấu với vi trùng, chúng khoác ra ngoài thân mình những mảnh vỡ của vi trùng để cho các bạch cầu khác nhìn thấy được những tế bào xấu và có hại trông như thế nào, nhờ đó các bạch cầu có thể ngăn chặn các tế bào xấu nếu các tế bào này quay trở lại.
Bạn có lần nào đi khám và bị tiêm không? Đó có thể là lần bạn đi tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin mang theo vi trùng đã bị làm yếu để cho vi trùng này không thể làm bạn mắc bệnh và ốm được, giống như một con hổ mà không có răng vậy. Vắc xin đi vào máu và giúp cho hệ miễn dịch học được cách nhận ra vi trùng nếu như sau này có vi trùng thật , nguy hiểm tấn công bạn.
Khi ốm bạn có thể bị sốt. Bạch cầu hoạt động tốt hơn khi nhiệt độ cơ thể bạn cao hơn bình thường một chút.
Một số con vi khuẩn rất thông minh và biết cách thay đổi hình dạng bên ngoài để cho bạch cầu không thể nhận ra chúng. Đó là lí do bạn bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, đã khỏi rồi nhưng sau đó vẫn bị lại những lần khác.
Đôi khi bạch cầu sẽ ăn luôn vi khuẩn. Có lúc chúng lại bắn ra những quả bóng gọi là kháng thể và hướng vào các tế bào xấu. Những quả bóng này sẽ dính vào các tế bào xấu và làm cho tế bào xấu yếu đi, không cho tế bào xấu đi lan ra những nơi khác trong cơ thể bạn.
Làm thế nào để giúp cơ thể chống lại vi trùng?
Đánh nhau với các tế bào xấu có thể làm cơ thể bạn nóng lên tức là khi bạn bị sốt. Đó là vì bạch cầu hoạt động tốt hơn khi nhiệt độ cơ thể bạn cao hơn bình thường.
Trong quá trình chiến đấu đó, bạn có thể bị mẩn ngứa, đau, mỏi và thấy rất mệt. Điều quan trọng là khi đó bạn cần uống nhiều nước hoặc ăn canh, súp ấm và nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi giúp cho cơ thể bạn hồi phục sau khi các chiến sĩ bạch cầu trong cơ thể bạn chiến đấu.
Phạm Hường
Theo The Conversation
Những lưu ý khi 'yêu' mùa nóng
Thời tiết nắng nóng như hiện nay, việc bảo vệ sức khỏe chúng ta là hết sức cần thiết, đặc biệt trong các cuộc "yêu".
Bác sĩ Trần Thế Anh, Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men's Health cho biết thời tiết nắng nóng khiến cả nam giới lẫn nữ giới đổ mồ hôi nhiều, khiến cơ thể dễ nặng mùi, đôi khi điều "tế nhị" này lại gây mất cảm hứng cho cuộc yêu.
ảnh minh họa
Chính vì vậy, một số mẹo dưới đây sẽ giúp bạn có những giây phút thăng hoa trong những cuộc "yêu".
Những điều nên tránh khi "yêu" mùa nóng
- Bạn không nên quan hệ ngay khi vừa đi nắng về, đặc biệt là trưa nắng nóng. Cơ thể lúc này đang mệt mỏi, nhịp tim và huyết áp tăng. Cơ thể cần nghỉ ngơi để hồi phục, vẫn chưa sẵn sàng cho một cuộc chinh chiến giường chiếu tốn nhiều calo. Đồng thời mồ hôi và mùi cơ thể cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc yêu của lứa đôi.
- Tránh tắm ngay sau khi quan hệ. Bạn vừa trải qua một cuộc chinh chiến nảy lửa thì nhiệt độ cơ thể tăng cao cùng với nhịp tim và huyết áp cao, các lỗ chân lông đang giãn nở. Đồng thời nhiệt độ thời tiết oi bức nên các cặp đôi thường có thói quen đi tắm ngay khi vừa quan hệ xong. Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt rất dễ bị cảm lạnh.
- Tránh để nhiệt độ phòng quá thấp hoặc mở quạt trực tiếp vào cơ thể trong cuộc yêu. Trời nóng cùng với cuộc yêu mãnh liệt làm các lỗ chân lông giãn to, song nhiệt độ phòng quá thấp hoặc gió quạt thổi trực tiếp vào cơ thể gây ra mất nhiệt nhanh hơn dẫn đến cảm lạnh.
Điều cần làm khi "yêu" trong mùa nóng
- Mùa nắng là lúc cơ thể thoát mồ hôi gây mất nước sau những giờ làm việc và hoạt động thể dục thể thao. Bạn cần bổ sung nước, vitamin và khoáng chất thường xuyên trong ngày bằng việc uống đủ nước và ăn nhiều trái cây để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh, luôn sẵn sàng cho cuộc yêu.
- Kiểm tra bao cao su trước mỗi cuộc yêu vì nhiệt độ nóng có thể ảnh hưởng đến chất lượng bao cao su. Việc kiểm tra trước khi sử dụng đảm bảo cho chúng ta khỏi những sự cố như mang thai ngoài ý muốn hoặc vỡ kế hoạch của mỗi gia đình.
- Tốt nhất nên quan hệ tình dục vào lúc sáng sớm. Thời tiết lúc này còn dễ chịu và thời điểm lượng testosterone của nam giới được tiết ra cao nhất làm tăng ham muốn tình dục, tăng sự cương cứng của "cậu nhỏ" đảm bảo một cuộc yêu thăng hoa.
Theo xaluan.com.vn
2 điều không nên làm sau 'cuộc yêu' Chúng ta thường quan trọng tìm hiểu cách thực hiện các bước như thế nào trước và trong khi yêu để có một "cuộc yêu" hoàn hảo nhất. Nhưng có 2 thói quen "hậu chiến" không tốt cho sức khỏe và tâm lý thì ít người để ý. ảnh minh họa 1. Tắm ngay và luôn khi vừa "tàn cuộc" Sau khi tham...





Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Siêu trăng non sắp hiện diện, có nơi kèm "sừng quỷ"

Kho báu chứa 800 vật khác thường lộ ra giữa đồng

Sự kỳ lạ về loài linh dương cổ dài không cần uống nước

Đã xác định được "vật thể lạ" hiếm thấy trên bầu trời nước Anh

Loài ếch ma xuất hiện trở lại sau gần 130 năm

Thượng nghị sĩ Australia mang cá chết vào Quốc hội

Loài chuột có mùi hương thơm và khả năng bơi lặn rất giỏi

Những loài động vật có khả năng thay đổi màu sắc kỳ lạ

Sáng tạo trên biển: Người Cuba dùng cách độc đáo để bắt cá

Bị tê giác truy đuổi, du khách hoảng loạn la hét

Chó lên cơn động kinh giữa đêm, chủ nhân có màn xử lý bất ngờ

Dùng gấu giả dọa gấu thật và cái kết bất ngờ
Có thể bạn quan tâm

Chế độ ăn uống cho người bệnh Kawasaki
Sức khỏe
5 phút trước
Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644
Thế giới
4 giờ trước
Chuyển Cơ quan điều tra vụ Trường quốc tế Mỹ bị "vỡ nợ" sau khi đã huy động vài nghìn tỷ đồng
Pháp luật
4 giờ trước
Động đất 7,7 độ có sức phá hủy như thế nào?
Tin nổi bật
4 giờ trước
Sang tháng 4, có 4 con giáp may mắn vượt bậc, thu hút tài lộc, dễ "hái" ra tiền còn dễ gặp quý nhân
Trắc nghiệm
5 giờ trước
Stranger Things, One Piece và những bộ phim "tốn kém" nhất trên Netflix
Hậu trường phim
6 giờ trước
Visual của "ông hoàng" G-Dragon làm MXH náo loạn, khẳng định ngôi vương bằng vương miện bạc tỷ!
Nhạc quốc tế
6 giờ trước
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt và cho khán giả tuyệt tác hay nhất 2025
Phim châu á
6 giờ trước
'Lưỡi hái tử thần: Huyết thống': Tử thần đã quay trở lại, hứa hẹn gieo rắc nỗi khiếp sợ mới vào mùa hè này
Phim âu mỹ
6 giờ trước
Chương trinh truyền hình thực tế Hàn Quốc bị hủy bỏ vì bóc lột trẻ em
Tv show
7 giờ trước