Khoa học công nghệ mà cứ đợi “chỉ đâu đánh đấy” thì khó phát triển
Nói về chính sách phát triển khoa học công nghệ, GS-TS Nguyễn Ngọc Giao, Chủ tịch Hội Liên hiệp các hội khoa học TPHCM cho rằng: “Trung ương đưa ra một “chiếc áo chung”, nhưng nếu TPHCM cứ cố mặc chiếc áo đó thì khó có thể vừa được”.
Quan điểm trên đã được GS-TS Nguyễn Ngọc Giao thẳng thắn trình bày tại buổi làm việc giữa Đoàn giám sát của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTƯ MTTQ) với UBND TPHCM vào ngày 30/8.
Từ đó, ông Giao đề nghị, cần phải tạo cho TPHCM một cơ chế riêng, chủ động hơn. Ông Giao nói: “Chứ cứ đợi Trung ương nói làm gì mới được làm thì khoa học công nghệ của thành phố khó phát triển hơn được”.
Đoàn giám sát của UBTƯ MTTQ Việt Nam làm việc với UBND TPHCM về tình hình phát triển khoa học công nghệ
Báo cáo với đoàn giám sát, ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TPHCM cho biết, ngân sách thành phố chi cho khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2015 chiếm tỷ lệ trung bình hơn 2% so với tổng chi ngân sách, tương đương mức được quy định trong Luật Khoa học & Công nghệ.
Video đang HOT
Thành phố đã đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, đã thành lập một số mô hình nghiên cứu, triển khai đầu tư mạnh vào cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt trình độ tiên tiến để nâng cao năng lực nghiên cứu…
Đến nay, Công viên phần mềm Quang Trung đã thu hút 119 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó có 10 doanh nghiệp nằm trong danh sách 50 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Trong năm 2013, sản phẩm của Khu Công nghệ cao chiếm 94% nhóm ngành sản phẩm công nghiệp công nghệ cao của thành phố. Khu Nông nghiệp công nghệ cao bước đầu góp phần hình thành một số vùng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao theo quy trình VietGap trên tổng diện tích canh tác 145,7 ha…
Tuy nhiên, ông Tất Thành Cang, Phó Chủ tịch UBND TPHCM nhận định khoa học công nghệ của thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, phát triển khoa học công nghệ chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và quản lý đô thị của thành phố. Đặc biệt, khoa học công nghệ chưa trở thành động lực phát triển của thành phố.
Theo ông Cang, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là chính sách đang còn kìm hãm. Ông cho rằng: nếu cơ chế hợp lý sẽ huy động được doanh nghiệp tham gia thì việc thực hiện nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ sẽ tốt hơn rất nhiều, tạo được động lực phát triển kinh tế.
Ông Nguyễn Việt Dũng cũng kiến nghị Chính phủ sớm nghiên cứu ban hành cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học công nghệ công lập nhằm sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Phát biểu kết luận, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, đánh giá cao những kết quả về khoa học công nghệ mà TPHCM đã đạt được. Ông đề nghị thành phố đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chọn những lĩnh vực có khả năng ứng dụng cao, góp phần vào hiệu quả kinh tế; cần đổi mới về cơ chế tài chính để sử dụng hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí tiền của nhà nước…
Quang Đạm
Theo Dantri
Bộ Giao thông kiến nghị thí điểm dịch vụ kiểu Uber
Trước tình trạng nở rộ dịch vụ vận tải theo kiểu "taxi Uber", Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ cho phép thí điểm đề án ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng.
Theo Bộ GTVT, gần đây ở Việt Nam xuất hiện nhiều ứng dụng phần mềm hỗ trợ việc kết nối giữa hành khách và đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải giống kiểu Uber. Điều này phản ánh xu thế ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực GTVT của quốc tế và Việt Nam.
Tuy nhiên, những dịch vụ này cũng bộc lộ một số bất cập. Trong đó, nhiều trường hợp sử dụng phần mềm của tổ chức nước ngoài, không đăng ký hoạt động ở Việt Nam. Một số khác chưa được cấp phù hiệu "xe hợp đồng" cũng sử dụng phần mềm kết nối để chở khách. Điều này là không phù hợp với quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô.
Thanh tra giao thông (Sở GTVT TP HCM) ra quân xử phạt dịch vụ taxi Uber. Ảnh:H.C
Từ đó, Bộ kiến nghị cho phép thí điểm đề án ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng. Mục tiêu của đề ánnhằm kết nối dịch vụ vận tải dựa trên công nghệ thông tin và phù hợp với pháp luật; tạo tiền đề cho việc triển khai các ứng dụng công nghệ cho ngành vận tải, đặc biệt là sàn giao dịch vận tải; đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, tiết kiệm thời gian và chi phí, cũng như xu hướng sử dụng thiết bị di động thông minh.
Bộ GTVT đề xuất, các đơn vị có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô theo hợp đồng (khai thác ôtô dưới 9 chỗ được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và cấp phù hiệu xe hợp đồng). Đề án sẽ được thí điểm từ trong năm nay tại 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa và kéo dài đến cuối năm 2018. Sau đó, Bộ sẽ phối hợp cùng với các đơn vị liên quan đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp hoàn chỉnh chính sách về vận tải hành khách bằng ôtô.
Với mức phí thấp hơn khoảng 20% cước phí taxi thông thường, các hình thức kinh doanh dịch vụ taxi mới thông qua ứng dụng di động kết nối tài xế và hành khách đã thu hút được nhiều người dùng, nhưng cũng gây nhiều tranh cãi về tính pháp lý.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Đại hội Hội Điện ảnh Việt Nam Ngày 13-14/7, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Hội Điện ảnh Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đến dự và phát biểu tại Đại hội. Cổng TTĐT Chính phủ xin trân trọng giới thiệu lược ghi phát biểu của Phó Thủ tướng. Kính thưa Đoàn chủ tịch Đại hội, Kính thưa Đại...