Khoa học công nghệ là cứu cánh cho các doanh nghiệp
Tốc độ tăng trưởng đang thoát khỏi vùng đáy của thời kỳ suy giảm, tuy nhiên, để hồi phục hoàn toàn và phát triển bền vững thì năng suất, hiệu quả của khu vực nội địa vẫn là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách. Lần đầu tiên trong chương trình Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời (tối 15/12), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã trả lời những câu hỏi của tầng lớp doanh nhân và các chuyên gia kinh tế xoay quanh việc nâng cao năng suất và hiệu quả doanh nghiệp.
- Tăng trưởng của kinh tế Việt Nam nhiều năm qua dựa vào 2 nguồn lực chính là khai thác tài nguyên thô và đầu tư công. Những nguồn lực này đang một mặt bị cạn kiệt và mặt khác lại đang bị siết chặt. Vậy động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2014 và những năm tiếp theo sẽ là gì, thưa Bộ trưởng?
Chắc chắn chúng ta vẫn sẽ phải dựa vào vốn, vào tài nguyên để có thể tăng trưởng, để đạt mục tiêu của năm 2014 là tăng trưởng 5,8% và năm 2015 là 6,0 đến 6,2%. Nhưng, chúng ta sẽ phải mở cửa ngay trong năm 2014 và những năm tiếp theo, đó là cải cách thể chế. Một trong những cải cách quan trọng nhất là tạo ra khung khổ pháp lý cho lĩnh vực tư nhân và các thành phần kinh tế khác ngoài nhà nước tham gia vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tham gia vào phát triển kinh tế, tham gia vào cung cấp dịch vụ công cho đất nước – mảng mà chúng ta đang để lãng phí. Tư nhân ở đây không phải là tư nhân trong nước mà cả tư nhân nước ngoài.
- Có rất nhiều chuyên gia đang tỏ ý lo ngại về việc có sự mất cân đối giữa hiệu quả tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với khối doanh nghiệp nội địa. Cụ thể, xuất nhập khẩu điện thoại và linh kiện đạt 15,5 tỷ USD thì riêng doanh nghiệp FDI đã chiếm 15,4 tỷ USD; vi tinh, sản phẩm điện tử, linh kiện 7,7 tỷ USD thì doanh nghiệp FDI chiếm 7,5 tỷ; xuất nhập khẩu đối với nhiều nhóm nghành hàng chủ lực khác phụ thuộc phần lớn doanh nghiệp FDI như giầy dép chiếm 4,6/6 tỷ USD, dệt may 7,8/13 tỷ USD, sản phẩm đồ gỗ là 1,6/2,6 tỷ USD… Xin Bộ trưởng cho biết, Việt Nam có chính sách gì không để khắc phục sự mất cân đối này về tỷ trọng đóng góp và xuất khẩu, có cần khắc phục điều đó hay không để tạo sự tăng trưởng bền vững?
Đó là một câu hỏi hay, tuy nhiên, phải nói ngay rằng, thế giới không phân biệt thành phần kinh tế FDI hay thành phần kinh tế trong nước, bởi các doanh nghiệp của nước ngoài khi đã vào Việt Nam là tuân thủ toàn bộ luật pháp Việt Nam, họ mang tiền đến đăng ký tại Việt Nam là doanh nghiệp của Việt Nam và họ hoạt động như các doanh nghiệp khác, chịu toàn bộ chế tài pháp luật và cũng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ cho đất nước Việt Nam, xuất khẩu như các doanh nghiệp khác của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài. Họ cũng đóng góp cả về thu hút lao động, thuế, mang khoa học công nghệ đến… Vì thế, chúng ta không nên phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để cho doanh nghiệp thuần túy của Việt Nam cũng phải vươn lên để đạt được thành quả như vậy, không để quá chênh lệch. Cần tháo gỡ tất cả những vướng mắc căn bản nhất cho doanh nghiệp Việt Nam, ví dụ như nhanh chóng mua bán n. Những doanh nghiệp có chiến lược phát triển tốt, có điều kiện phát triển thì phải cho họ nhanh chóng xóa bỏ nợ xấu và tiếp cận được các nguồn tín dụng lãi xuất thấp, phải được tiếp cận với các nguồn tài nguyên một cách công bằng và minh bạch. Nhưng thật sự thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải vươn lên, bài bản hơn.
- Năng suất lao động thấp là điểm yếu không thể phủ nhận của nền kinh tế Việt Nam. Muốn cải thiện năng suất thì phải mở rộng quy mô hoặc đầu tư theo chiều sâu. Cả hai con đường này đều gặp phải khó khăn là nguồn lực đầu tư trong nước, nhất là trong 4 năm kinh tế suy thoái, đa số các doanh nghiệp rơi vào trạng thái suy kiệt và không còn nguồn lực để tái đầu tư. Bài toán này sẽ được giải quyết như thế nào cho năm 2014.
Video đang HOT
Nguồn tiền cho vay không phải là không có, vì ngân hàng đang dư. Nhưng vấn đề là phải làm sao cho doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn tiền lãi suất thấp này. Điều quan trọng nhất là phải nhanh chóng giải quyết nợ xấu để họ có điều kiện tiếp cận được nguồn lực mới. Thứ hai, các doanh nghiệp phải xác định lại định hướng kinh doanh trong điều kiện mới, đó là tìm kiếm và xác định thì trường ổn định, chọn lựa được những sản phẩm mũi nhọn của mình để có đầu tư hiệu quả, dứt điểm và có cạnh tranh.
Một trong những giải pháp rất quan trọng là dứt khoát phải đưa khoa học công nghệ trở thành động lực chủ yếu trong tăng trưởng. Khoa học công nghệ là cứu cánh cho tất cả các doanh nghiệp, chỉ cạnh tranh được bằng chính khoa học công nghệ. Samsung là một ví dụ. Một sản phẩm điện thoại bán bao nhiêu triệu, mỗi năm sản xuất ra bao nhiêu tỷ USD. Một lượng nguyên liệu ít, đơn giản nhưng giá trị rất cao. Ngược lại, chúng ta sử dụng một khối lượng nguyên liệu sắt thép, linh kiện khổng lồ mà bán rẻ như bèo thì không có cạnh tranh. Cho nên, muốn năng suất lao động tăng, muốn cạnh tranh thì khoa học công nghệ và quản trị là những yếu tố quyết định vấn đề của doanh nghiệp.
- Về lý thuyết, doanh nghiệp được kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm, nhưng có nhiều lĩnh vực hiện nay khối kinh tế tư nhân gần như không có cơ hội bởi vì lĩnh vực này đang bị khối doanh nghiệp thống lĩnh thị trường nếu không nói là độc quyền. Vậy xin Bộ trưởng cho biết, đâu là lĩnh vực nhà nước sẽ cho phép tư nhân hóa mạnh trong thời gian tới?
Trừ những lĩnh vực thuộc bí mật quốc gia, quốc phòng an ninh hay những lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm và ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội như thuốc nổ, những chất độc hại nguy hiểm thì nhà nước không cho phép, còn lại thì không nên cấm. Nhà nước cần phải nhanh chóng thoái vốn khỏi những lĩnh vực mà tư nhân làm tốt hơn. Cái này đã có lịch trình rồi. Theo đó, đến năm 2015, cơ bản cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp, tổng công ty 90, 91… Nhà nước chỉ giữ lại 8 tập đoàn lớn thôi, nhưng trong các tập đoàn lớn cũng chỉ giữ phía trên, còn các đơn vị phía dưới cũng sẽ cổ phần hóa. Một khi cổ phần hóa thì tỷ trọng nhà nước nắm giữ rất ít, dần dần có thể rút bớt nữa. Hiện nay đang có quan điểm là nhà nước bán tất cả cổ phần ở Vinamilk, ở các tập đoàn nước giải khát để lấy nguồn lực đầu tư cho hạ tầng và các việc khác. Tuy nhiên cũng có quan điểm không đồng tình, nói rằng để lại tiếp tục cho phát triển. Nhưng một ý chí chung là chúng ta nhanh chóng thoái vốn và bán bớt các cổ phần để nhà nước có nguồn lực đầu tư, nhưng cũng đồng thời tạo sân chơi cho các doanh nghiệp tư nhân.
Vấn đề thứ 2 cũng rất quan trọng, đó là chúng ta tạo ra những khung khổ pháp lý mới để cho doanh nghiệp tư nhân được tiếp cận sòng phẳng với các nguồn tài nguyên như doanh nghiệp nhà nước. Đó chính là cải cách thể chế, và đó là những vấn đề quan trọng, thiết yếu cho nền kinh tế Việt Nam, không phải chỉ cho năm 2014 – 2015 mà cả cho trung và dài hạn.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng.
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
"Cứ tăng giá là phản ứng, chắc chắn đất nước không phát triển được"
Trong khi Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, tâm lý bao cấp nặng nề, cứ tăng giá là phản ứng thì chắc chắn đất nước không phát triển được thì Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, phải hiểu đúng "định hướng XHCN" không có nghĩa là bao cấp.
Mối lo về mất cân đối cán cân ngân sách một lần nữa được đưa ra tại Thường vụ Quốc hội
Dự kiến hụt thu 21.000 tỷ đồng so với dự toán
Trình bày các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trong 3 năm 2011 - 2013, kế hoạch 2014 tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 11/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, hết 9 tháng đầu năm tổng thu ngân sách đã tăng 8,78% so với cùng kỳ song mới chỉ đạt 66,6% dự toán cả năm.
Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút cùng với việc thực hiện miễn giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng... đồng thời, kim ngạch xuất nhập khẩu một số mặt hàng có giá trị lớn, thuế suất cao giảm mạnh dã dẫn đến thu nội địa và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt thấp hơn so với dự toán.
Trong khi đó, tổng chi ngân sách vẫn tăng 7,4% so với cùng kỳ. Chỉ tiêu bội chi ngân sách cả năm gần như không thể giữ được và sắp tới sẽ phải trình Quốc hội nâng trần bội chi lên 5,3% GDP trong năm 2014.
Tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu cũng cho biết, do thu chi ngân sách nhà nước tiếp tục mất cân đối trong năm 2013 nên dự kiến sẽ hụt thu khoảng 21.000 tỷ đồng so với dự toán (nếu trừ các khoản ghi thu NSNN ngoài dự toán thì hụt khoảng 59.430 tỷ đồng).
Dự báo, năm 2014 có khả năng sẽ hụt thu ở mức cao hơn nên khó đạt chỉ tiêu đến năm 2015 bội chi ngân sách kể cả trái phiếu Chính phủ dưới 4,5% GDP theo Nghị quyết Quốc hội.
Nền kinh tế chất lượng phải là nền kinh tế minh bạch
Nguồn vốn cho đầu tư phát triển thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu Quốc hội đề ra. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, nguyên nhân một phần do chủ trương, quan điểm phát triển còn khác nhau, chưa thông suốt và chưa đạt được sự đồng thuận cao nên dẫn đến đổi mới thể chế còn ngập ngừng, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường, chưa tạo được đột phá trong huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.
"Tư tưởng bao cấp của chúng ta vẫn còn nặng nề. Cứ tăng giá là phản ứng thì chắc chắn đất nước không phát triển được", Bộ trưởng Vinh đánh giá.
"Tư tưởng bao cấp của chúng ta vẫn còn nặng nề. Việc cần làm là phải đổi mới thể chế một cách mạnh mẽ. Chỗ nào bao cấp thì bao cấp, chỗ nào cần phải xã hội hóa thì phải xã hội hóa. Nhưng, nhiều lĩnh vực chúng ta cứ đụng đến xã hội hóa là lại co lại".
Ông dẫn chứng, để giải quyết tình trạng thiếu vốn trong xây dựng phát triển hạ tầng đường sá thì điều cần phải làm là nâng phí. Tương tự với các dịch vụ giáo dục và y tế. Trong khi đó, "cứ tăng giá là phản ứng thì chắc chắn đất nước không phát triển được", Bộ trưởng Vinh đánh giá.
Nhận xét về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, theo nguyên tắc, bội chi chỉ để đầu tư, tuy nhiên, trên thực tế, phần đầu tư trên bội chi đang ngày càng xấu đi.
Ông nói, "một nền kinh tế chất lượng phải là một nền kinh tế minh bạch và là nền kinh tế thật - không phải là nói vậy mà không phải vậy".
Có những lĩnh vực công như giáo dục và y tế, trong khi nhu cầu vốn lớn, thì cung ứng lại ít, yêu cầu chi phí cao nhưng nguồn thu lại thấp. Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề, liệu có phải là chúng ta đang đòi hỏi "một nền giáo dục rẻ, một nền y tế chất lượng cao mà giá thành rẻ" liệu có thể hay không?
Ông yêu cầu cần phải hiểu đúng, phải giải thích rõ ràng về "nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" mà đất nước đang hướng đến. Theo đó, "định hướng xã hội chủ nghĩa" tức là có những đối tượng người nghèo, người có công, đối tượng chính sách thì Nhà nước phải lo, không gọi là "bao cấp". Còn đã là "kinh tế thị trường" thì phải đầy đủ!
Bích Diệp
Theo Dantri
Tràn lan "trúng thầu 100 tỉ, thanh toán vài trăm tỉ" Trong báo cáo trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Đầu tư công ngày 23.9, Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thông qua dự luật vào thời điểm hiện nay, bởi nếu không sẽ "bó tay", không thể ngăn hiện trạng đầu tư công tràn lan, dàn...