Khoa học công nghệ góp phần quan trọng vào phòng chống dịch COVID-19
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, một thách thức đặt ra đối với ngành Y tế nằm ở sự gián đoạn trong quản lý và điều trị cho các bệnh nhân có bệnh lý không lây nhiễm.
Tại Việt Nam, theo thống kê cứ 100 trường hợp tử vong thì có tới 77 ca do các bệnh không lây nhiễm.
Trình độ khoa học y học Việt Nam sánh ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới
Dịch COVID-19, các bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi đang diễn biến nguy hiểm, phức tạp, đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực còn hạn chế.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh khoa học và công nghệ là một trong hai lĩnh vực được xác định là quốc sách hàng đầu, động lực cho sự phát triển của đất nước. Khoa học góp phần quan trọng vào cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19 Ảnh; Nguyễn Nhiên
Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh tại Hội nghị khoa học toàn quốc thường niên năm 2021, do Tổng hội Y học Việt Nam cùng Bộ Y tế tổ chức ngày 12/11, tại Hà Nội.
Hội nghị thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành Y tế nhằm cập nhật, chia sẻ những giải pháp chăm sóc y tế cho các bệnh không lây nhiễm, nâng cao nhận thức về nhu cầu ứng dụng những liệu pháp điều trị tiên tiến và nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngành dược phẩm phát minh trong việc giải quyết và ứng phó với những thách thức y tế trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới.
“Việt Nam có cơ hội thụ hưởng các giá trị kinh tế và xã hội quan trọng từ các đầu tư từ các tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới. Các đầu tư này càng quan trọng và cấp bách khi Việt Nam chuyển dần sang trạng thái bình thường mới”- Bà Katharina Geppert, chuyên gia quốc tế nói tại hội nghị.
Cũng theo Thứ trưởng, khoa học và công nghệ là một trong hai lĩnh vực được xác định là quốc sách hàng đầu, động lực cho sự phát triển của đất nước.
Trong lĩnh vực y tế, để phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn, các thầy thuốc luôn là những người tiên phong tìm tòi nghiên cứu, tiếp thu tiến bộ khoa học thế giới, ứng dụng sáng tạo các liệu pháp điều trị tiên tiến vào hoạt động phòng và chữa bệnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh những năm qua, trí tuệ và công sức của các nhà khoa học đồng thời cũng là các thầy thuốc đã góp phần đưa trình độ khoa học y học Việt Nam sánh ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Minh chứng rõ nhất là nhiều bệnh viện nước ngoài đã gửi thầy thuốc sang Việt Nam học tập, trao đổi kinh nghiệm.
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường và có thể kéo dài, Bộ Y tế mong tiếp tục nhận được sự tham gia đồng hành của các nhà khoa học trong hệ thống nghiên cứu khoa học tiên tiến trong lĩnh vực sức khoẻ.
Video đang HOT
Song hành cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19 và bệnh không lây nhiễm
Điều trị bệnh nhân COVID-19
PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam cho hay, sau gần 2 năm ứng phó với đại dịch COVID-19, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác phòng chống dịch.
Đến nay, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, số người mắc và số người tử vong do dịch bệnh những ngày qua liên tục giảm; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội cuộc sống đang dần trở về trạng thái bình thường mới.
Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo, đại dịch COVID-19 ngày càng phức tạp, khó lường khi có nhiều biến chủng mới xuất hiện.
Việc chia sẻ kinh nghiệm cũng như những sáng kiến trong việc phòng chống đại dịch COVID-19 nói riêng và các bệnh không lây nhiễm nói chung là một trong những hoạt động cần thiết hơn bao giờ hết.
Cũng trong bối cảnh đại dịch COVID-19, một thách thức đặt ra đối với ngành Y tế nằm ở sự gián đoạn trong quản lý và điều trị cho các bệnh nhân có bệnh lý không lây nhiễm. Tại Việt Nam, theo thống kê cứ 100 trường hợp tử vong thì có tới 77 ca do các bệnh không lây nhiễm.
Tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm vẫn có dấu hiệu gia tăng, đòi hỏi ngành Y tế cần đưa ra những biện pháp kịp thời để kiểm soát các bệnh không lây nhiễm trước tình hình dịch bệnh vẫn còn kéo dài.
Tại hội nghị có 13 báo cáo chính do các chuyên gia khoa học đầu ngành sẽ cung cấp thông tin khoa học bằng chứng một cách cập nhật, đầy đủ cập nhật kiến thức các y học, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn từ hoạt động phòng chống dịch COVID-19 và phòng chống các bệnh không lây nhiễm.
Các báo cáo viên tại hội nghị là các chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm trong quản lý, uy tín trong chuyên môn, đều là các bác sỹ đã trực tiếp tham gia tư vấn, điều trị, cấp cứu người bệnh COVID-19 tại cộng đồng và tại các bệnh viện dã chiến.
Hội nghị khoa học toàn quốc thường niên năm 2021 có các chuyên đề về hô hấp, tim mạch, ung thư, đái tháo đường, tâm thần và bệnh hiếm.
Các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, điều tri… tại hội nghị Ảnh: Nhiên Nguyễn
Một số báo cáo nổi bật được trình bày tại hội nghị như: Đại dịch COVID-19 ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp; Những kết quả bước đầu trong nghiên cứu và sản xuất vaccine phòng COVID-19 ở Việt Nam; Điều trị nhiễm khuẩn cho bệnh nhân COVID trong ICU – Thách thức và lựa chọn; Điều trị dự phòng đột quỵ trong bối cảnh đại dịch COVID-19; Chẩn đoán điều trị ung thư trong đại dịch COVID-19 và hướng tiếp cận giảm thiểu tác hại.
'Nhà khoa học số 1' của Việt Nam là ai?
Nếu xem bộ cơ sở dữ liệu mới công bố của Nhà xuất bản Elsevier là bảng xếp hạng các nhà khoa học như cách hiểu của không ít người, thì nhà khoa học 'xuất sắc' nhất của Việt Nam có tên Ali Chamkha. Vậy Ali Chamkha là ai?
Người góp phần "đưa ĐH Việt Nam lên bản đồ ĐH thế giới"?
Trong danh sách 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới có 2 danh sách (Báo Thanh Niên tạm gọi là Danh sách sự nghiệp và Danh sách 2020). Tác giả có địa chỉ ở Việt Nam đứng hạng cao nhất là Ali Chamkha, thuộc Trường ĐH D.T, đạt vị trí 2.634 trong Danh sách sự nghiệp (người đứng thứ nhì với địa chỉ Việt Nam cũng là một cái tên nước ngoài, đạt vị trí 8.949, xếp sau Ali Chamkha hơn 6.000 bậc). Tác giả Ali Chamkha cũng có thứ hạng cao hơn hẳn hầu hết khôi nguyên Nobel và những tên tuổi giáo sư (GS) người Việt thành danh ở nước ngoài.
Trao đổi với PV Thanh Niên, tiến sĩ Doãn Minh Đăng, một nhà khoa học đang làm việc ở Đức, thành viên Diễn đàn Liêm chính khoa học, cho rằng nếu dựa trên thứ hạng trong các danh sách này để vinh danh, thì có lẽ Chính phủ cũng như giới khoa học Việt Nam phải ghi nhận công lao của tác giả Ali Chamkha, người đạt được vị trí cực kỳ xuất sắc trong "bảng xếp hạng". "Nếu xem đó là một bảng xếp hạng các nhà khoa học thì không nghi ngờ gì nữa, Ali Chamkha chính là người dẫn đầu nền khoa học Việt Nam", tiến sĩ Đăng nhận xét.
Tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH FPT, cũng bình luận: "Nếu đúng đây là bảng xếp hạng nhà khoa học, nếu đúng là Ali Chamkha có mối quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học thực sự với các nhà khoa học Việt Nam, thì nên xem xét thưởng Huân chương Hữu nghị cho vị này, người nước ngoài góp phần quan trọng đưa ĐH Việt Nam lên bản đồ ĐH thế giới".
Trong lý lịch khoa học đăng trên trang cá nhân của mình, ngay trang đầu tiên, Ali Chamkha nhấn mạnh ông am hiểu sâu sắc về các bảng xếp hạng ĐH. Điều này khá bất thường, vì lý lịch khoa học của các GS ĐH thường tập trung vào hoạt động khoa học, hầu như không ai nhấn mạnh ở ngay trang đầu lý lịch rằng họ am hiểu các danh sách xếp hạng. Nếu xét nhiệm vụ là giúp một trường ĐH như Trường ĐH D.T trở nên nổi bật trong danh sách các ĐH trên thế giới để đánh giá, thì Ali Chamkha đã thực hiện việc đó một cách xuất sắc.
"Đóng góp" trực tiếp và gián tiếp
Theo tìm hiểu của TS Đăng và nhóm Liêm chính khoa học, Ali Chamkha (tên đầy đủ là Ali Jawad Chamkha) sinh ra ở Li Băng, được đào tạo từ bậc ĐH đến tiến sĩ ở ĐH Kỹ thuật Tennessee, Mỹ, hiện làm GS ở ĐH Hoàng tử Mohammad Bin Fahd, Ả Rập Xê Út. Nếu dựa vào kết quả tra cứu cơ sở dữ liệu Scopus, rất khó để xác định Ali Chamkha thực chất làm việc ở đâu do địa chỉ làm việc của ông (ghi trên các bài báo khoa học mà ông đã công bố) thay đổi liên tục. Riêng trong 2 năm 2020 - 2021, địa chỉ làm việc của ông Ali Chamkha là... 5 trường ĐH, trong đó có 4 trường thuộc vùng Vịnh, đơn vị thứ 5 là Trường ĐH D.T, Việt Nam.
Sự nghiệp công bố của Ali Chamkha khá tập trung ở các trường ĐH thuộc Ả Rập Xê Út và Kuwait, còn các bài ghi địa chỉ bên ngoài vùng Trung Đông chủ yếu là gắn bó với Trường ĐH D.T. Theo dữ liệu Scopus, từ đầu năm 2021 đến nay, Ali Chamkha đã công bố 112 bài báo khoa học (bình quân cứ gần 3 ngày xuất bản 1 bài).
Trong bộ cơ sở dữ liệu của nhóm GS John P.A. Ioannidis, GS Ali Chamkha hoạt động ở 2 lĩnh vực: kỹ thuật cơ khí và giao thông vận tải, kỹ thuật hóa học. Trong Danh sách sự nghiệp, lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và giao thông vận tải có 2.195 tác giả trên thế giới được thống kê, GS Ali Chamkha đạt vị trí 16; những tác giả có bài viết được thống kê đồng thời cả 2 lĩnh vực (kỹ thuật cơ khí và giao thông vận tải, kỹ thuật hóa học) có 91 tác giả, ông đứng ở vị trí số 1. Trong Danh sách 2020, lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và giao thông vận tải có 2.318 tác giả, GS Ali Chamkha đứng vị trí thứ 2. Đồng thời, cả hai lĩnh vực có 97 người, ông số 1. Thống kê riêng lĩnh vực kỹ thuật hóa học (có 1.653 tác giả) cho thấy ông cũng đứng số 1.
Trong tất cả công bố khoa học của Ali Chamkha cho đến thời điểm này, chưa hề có đồng tác giả nào là người Việt Nam. Tuy nhiên, các thông tin khác cho thấy Ali Chamkha rất tích cực "cống hiến" trực tiếp và gián tiếp cho nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, nếu như hiểu sự "cống hiến" là ghi tên trường ĐH Việt Nam vào địa chỉ tác giả của bài báo khoa học.
Tới nay, dữ liệu Scopus đã ghi nhận 61 bài báo mà Ali Chamkha ghi địa chỉ làm việc là Trường ĐH D.T, trong đó có 59 bài sử dụng trường này là địa chỉ duy nhất, 2 bài còn lại ông ghi 2 địa chỉ gồm Trường ĐH D.T và một trường ĐH khác ở Kuwait. Trong 5 bài báo khác, tuy Ali Chamkha không ghi địa chỉ Trường ĐH D.T, nhưng đồng tác giả của ông (cũng làm việc ở Trung Đông) thì ghi địa chỉ là Trường ĐH D.T. Ngoài 66 bài báo kể trên mà bản thân Ali Chamkha khai địa chỉ là Trường ĐH D.T, các đồng tác giả của Ali Chamkha còn ghi địa chỉ một trường ĐH khác ở Việt Nam, là Trường ĐH T.Đ.T, đến nay là 26 bài có tên trường này (có 11 bài có cả ĐH D.T lẫn ĐH T.Đ.T). Trong 26 bài này, có 21 bài Ali là đồng tác giả với Mohammad Ghalambaz, 3 bài là đồng tác giả với Iskander Tlili, 2 bài với 2 tác giả khác cũng có tên Ả Rập.
Danh sách các cơ sở nghiên cứu mà Ali Chamkha đứng tên trong các công bố khoa học - DOÃN MINH ĐĂNG
Sao không được nêu tên ở các trường có "hợp tác"?
Như trên đã nói, sau khi nhóm của GS John P.A. Ioannidis công bố Danh sách sự nghiệp, Danh sách 2020, thông tin này được lan truyền rộng rãi trong dư luận xã hội nhưng đã được "Việt hóa", kèm theo những thông điệp mang tính ngộ nhận.
Tuy nhiên, tên của GS Ali Chamkha không hề được nhắc đến một lần nào, kể cả trên trang của Trường ĐH D.T. Trong khi đó, trang web của trường đã dẫn bài viết của một tờ báo trong nước về sự kiện 5 nhà khoa học của Trường ĐH D.T lọt vào danh sách "10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới" và dịch bản tin này ra tiếng Anh, trong đó bôi đậm những tác giả có địa chỉ trường này (nhưng chỉ với tác giả có tên Việt Nam). "Nếu Ali Chamkha có mối quan hệ hợp tác chính thức với Trường ĐH D.T, tại sao trường không nhắc đến sự kiện đáng chú ý đó?", tiến sĩ Đăng đặt câu hỏi.
Không chỉ Ali Chamkha mới bị trường mà ông "hợp tác", trường mà ông góp phần quan trọng đưa tên lên bản đồ ĐH thế giới phớt lờ, các tác giả khác ghi địa chỉ Việt Nam nhưng có tên nước ngoài cũng chịu chung cảnh ngộ "áo gấm đi đêm". Trong số này, có 3 tác giả cũng được xếp ở vị trí rất cao (đồng thời cao hơn hẳn các tác giả có tên Việt Nam), gồm: Mika Sillanp (Trường ĐH D.T, vị trí 1.081 trong Danh sách 2020, vị trí 8.949 trong Danh sách sự nghiệp); Timon Rabczuk (Trường ĐH T.Đ.T, vị trí 3.529 trong Danh sách 2020, vị trí 28.882 trong Danh sách sự nghiệp); Karl Peltzer (Trường ĐH T.Đ.T, vị trí 4.612 Danh sách 2020, vị trí 14.832 Danh sách sự nghiệp).
Mối quan hệ đáng ngờ
Theo dữ liệu Scopus, mối quan hệ hợp tác của Ali Chamkha với các tác giả ghi địa chỉ trường ĐH ở Việt Nam cũng thể hiện sự lắt léo, khó nắm bắt. Chẳng hạn, bài đầu tiên Ali Chamkha hợp tác với Iskander Tlili (năm 2014) thì khi đó Tlili còn ghi địa chỉ là Trường ĐH D.T, Chamkha ghi địa chỉ làm việc ở một trường ĐH của Ả Rập Xê Út. Nhưng 3 lần mà 2 vị này hợp tác với nhau năm 2020 thì Tlili lại đều ghi địa chỉ làm việc ở Trường ĐH T.Đ.T, còn Chamkha mới là người lấy địa chỉ là Trường ĐH D.T.
Iskander Tlili là nhân vật trong bài báo đăng ngày 1.9.2020 trên Thanh Niên Online. Trong bài báo này, tiến sĩ Dương Tú đã cảnh báo hiện tượng có những nhà khoa học nước ngoài đóng vai trò "cai thầu" đứng ra làm đầu mối thu gom hàng ngàn bài báo thượng vàng hạ cám ở khắp nơi, rồi mang "bán" cho các trường ĐH Việt Nam, trong đó có Tlili.
Trong bộ cơ sở dữ liệu của nhóm GS Ioannidis, ở Danh sách 2020, có 7 người là đồng tác giả với Ali Chamkha từ 30 bài trở lên. Trong số này, đáng chú ý có tác giả Ghalambaz, M. (có 45 bài đứng tên chung với Ali Chamkha), xếp ở vị trí 28.108, với địa chỉ là Trường ĐH T.Đ.T (trong khi nơi làm việc chính thức là ĐH Hồi giáo Azad, Iran).
Cam kết của Việt Nam tại COP26 được quốc tế đánh giá cao Trao đổi bên lề sự kiện COP26, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, cam kết của Việt Nam được Chủ tịch COP26 và các nước trên thế giới đánh giá rất cao về sự quyết tâm mạnh mẽ nhưng rất thực tiễn. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời...