Khoa học chứng minh ai rồi cũng tìm thấy chân lí cuộc đời ở tuổi 60
Nghiên cứu mới đây trên 1000 người của các nhà khoa học chỉ ra rằng độ tuổi 60 là lúc con người hiểu và biết trân trọng ý nghĩa của cuộc sống.
Nghiên cứu mới đây cho thấy con người ngẫm nghĩ về cuộc sống ở độ tuổi “chín” nhất là trước ngưỡng 60. Các nhà khoa học cho biết, dù con người cảm nhận được hạnh phúc với gia đình, bạn bè, sự nghiệp hoặc những thứ khác nữa thì phải tới độ tuổi trung niên mới thực sự trân trọng các giá trị đó.
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học University of California, San Diego (Mỹ) được thực hiện trên 1000 người độ tuổi từ 21 đến 100 cho kết quả: Ở độ tuổi trung niên con người nhận thức được sâu sắc nhất về cuộc sống.
Cảm nhận được mục đích cuộc sống cũng kéo theo những ích lợi về mặt tinh thần và sức khỏe hơn so với khi còn trẻ tuổi. Các nhà khoa học nói: “Sức khỏe và nhận thức về mục đích sống có quan hệ chặt chẽ với nhau” .
Nghiên cứu mới đây trên 1000 người của các nhà khoa học chỉ ra rằng độ tuổi 60 là lúc con người hiểu và biết trân trọng ý nghĩa của cuộc sống. (Ảnh minh họa: David Conachy)
Giáo sư Dilip Jeste, một chuyên gia trong lĩnh vực tâm thần và khoa học não bộ chia sẻ: “Rất nhiều thứ về ý nghĩa và mục đích sống xuất phát từ một quan điểm triết học. Nhưng ý nghĩa của cuộc sống có liên hệ tới sức khỏe tốt và tuổi thọ lâu dài. Những người sống có ý nghĩa thì hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn những người sống không có mục đích.”
Nghiên cứu trên được phát hành trên tạp chí khoa học về tâm thần lâm sàng Journal of Clinical Psychiatry. Nhóm nghiên cứu thực hiện trên 1000 người trưởng thành. Để khẳng định những người tham gia có mục đích sống hay không, các nhà khoa học đưa ra những câu hỏi nghiên cứu: “Tôi đang tìm kiếm mục đích hay nhiệm vụ phải thực hiện trong cuộc sống của mình?”, “Tôi đã tìm thấy và hài lòng với mục đích sống của mình?”.
Giáo sư Jeste tiếp tục chia sẻ: “Khi bạn còn trẻ, như là độ tuổi đôi mươi, bạn không chắc chắn về sự nghiệp của mình, về một người bạn đời hay về việc bạn là một người như thế nào. Bạn đang đi tìm ý nghĩa của cuộc sống. Khi bạn bắt đầu bước sang độ tuổi 30, 40 và 50, bạn bắt đầu ổn định các mối quan hệ, có thể kết hôn, có một gia đình riêng và bắt đầu ổn định sự nghiệp.
Bạn sẽ bớt tìm kiếm và ý nghĩa của cuộc sống dần có vị trí lớn hơn. Khi bước qua độ tuổi 60, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Mọi người bắt đầu về hưu và bắt đầu đánh mất bản ngã. Họ bắt đầu quan tâm tới các vấn đề sức khỏe khi một số người bạn, người trong gia đình của họ ra đi.”
Một nghiên cứu khác hồi đầu năm nay trên 7000 người trung niên ở Mỹ cũng chỉ ra rằng những người có ý chí và mục đích sống mạnh mẽ có xu hướng sống lâu hơn khoảng 5 năm. Những nghiên cứu này bỏ qua yếu tố giàu nghèo, giới tính và trình độ học vấn.
(Theo Dailymail)
QUÂN KHANH
Theo vtc.vn
Video đang HOT
Bí quyết sống lâu của người thọ 168 tuổi mà Bác Hồ gửi bưu thiếp
Vùng Lerik ở miền nam Azerbaijan có bảo tàng trường thọ duy nhất trên thế giới, có ông Shirali Muslumov thọ 168 tuổi (theo hộ chiếu sinh năm 1805 và theo bia mộ chết năm 1973), được Bác Hồ gửi bưu thiếp chúc mừng.
Cụ Shirali Muslumov thọ 168 tuổi (người đội mũ, có râu). Ảnh: Kamilla Rzayeva.
Một số khu vực của Azerbaijan (một bộ phận của Liên bang Xô Viết trước đây) có nhiều người thọ trên trăm tuổi như Lankaran, Nagorno-Karabakh và Lerik. Vùng núi cao Lerik với dãy Talysh hùng vĩ có nhiều cư dân trường thọ hơn cả.
Bảo tàng Trường thọ
Bảo tàng Trường thọ được xây dựng năm 1991, được cải tạo năm 2010, hiện lưu giữ hơn 3.000 hiện vật ghi lại cuộc sống và ký ức của những cư dân già nhất vùng Lerik. Đó là những đồ gia dụng đi cùng năm tháng với những người trường thọ, như những chiếc bàn là 3 thế hệ, khăn trùm đầu, áo sơ mi, bình bạc, bát bạc, tất đan đẹp mắt, thảm nhuộm thủ công vẫn sáng màu bất chấp thời gian...
Bảo tàng còn lưu giữ những bức thư viết bằng tiếng Azerbaijan và tiếng Nga. Chúng cổ đến nỗi mực bắt đầu phai màu.
Và có lẽ những hình ảnh ấn tượng nhất là chân dung những ông cụ, bà cụ trên 90 tuổi treo trên tường bảo tàng. Những bức ảnh này được chụp từ những năm 30 của thế kỷ trước, được nhiếp ảnh gia Pháp Frederic Lachop hiến tặng.
Năm 1991, Lerik có dân số 63.000 người, trong đó hơn 300 người trên 100 tuổi. Sau đó, số người thượng thọ giảm dần mà theo người dân địa phương, nguyên nhân là do tác động của các trạm thu phát sóng điện thoại và chất lượng môi trường suy giảm.
Hiện nay, Lerik có dân số 83.800 người, trong đó 11 người thọ trên 100 tuổi.
Ba chiếc bàn là của Mahmud Eyvazov (được cho là thọ 152 tuổi). Ảnh: Kamilla Rzayeva.
Câu chuyện về cụ ông 168 tuổi
Cư dân Lerik cao tuổi nhất hiện nay là Raji Ibrahimova - 105 tuổi. Nếu tính cả người đã qua đời thì cư dân giữ kỷ lục thọ nhất là người chăn cừu Shirali Muslumov - 168 tuổi.
Theo hộ chiếu của cụ Muslumov, cụ sinh năm 1805 và bia mộ của cụ ghi rằng, cụ qua đời năm 1973. Nếu thông tin này là chính xác, cụ là người thọ nhất thế giới. Hồi đầu thế kỷ 19, cư dân những ngôi làng xa xôi hẻo lánh như Barzavu - quê cụ Muslumov ít khi đăng ký giấy khai sinh nên hiện không có giấy tờ xác nhận chính xác cụ sinh năm nào.
Hộ chiếu của cụ Shirali Muslumov. Ảnh: Kamilla Rzayeva.
Các lá thư, bưu thiếp được gửi từ khắp nơi trên thế giới tới cho cụ Muslumov nhân dịp sinh nhật chứng tỏ cụ thượng thọ. Còn số tuổi 168 của cụ có lẽ có sai số khoảng 20 năm.
Trong số những người gửi bưu thiếp cho cụ Muslumov có Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong một postcard, Bác Hồ viết "Ông kính mến...".
Con gái cụ Muslumov, bà Halima Qambarova (95 tuổi), nói với CNN rằng, bà có thể không sống tới năm 168 tuổi giống bố mình, chỉ hy vọng thọ 150 tuổi giống ông nội hoặc 130 tuổi giống dì mình.
Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và bưu thiếp gửi cụ Shirali Muslumov. Ảnh: Kamilla Rzayeva.
Đầu óc thảnh thơi, thức ăn bổ dưỡng, phương thuốc tự nhiên
Khi mùa đông lạnh tới, hầu hết người thượng thọ chuyển tới vùng Lankaran có thời tiết dễ chịu hơn, nhưng bà Qambarova vẫn ở lại làng Barzavu khi phóng viên CNN tới thăm ngôi nhà 2 tầng của bố bà, xung quanh nhà có những cây táo, cây lê cổ thụ có lẽ có từ thời bố bà còn sống.
Ngồi bên cửa sổ, choàng khăn, bà nói với giọng điệu nhẹ nhàng, thường xuyên nói bằng tiếng Talysh - thứ tiếng chỉ có 200.000 người dùng và được UNESCO coi là thứ tiếng "dễ bị tổn thương".
Bà Halima Qanbarova năm nay95 tuổi. Ảnh: Kamilla Rzayeva.
Bà Qambarova chìa ra hộ chiếu của mình, phần năm sinh ghi là 1924, không có ngày tháng. Bà vui vẻ chơi đùa cùng các chắt. Khi được hỏi về tuổi mình, bà bông đùa: "15".
"Sự thanh thơi đầu óc là một phần bí quyết trường thọ. Họ tránh xa stress, nghĩ về cuộc đời một cách rất minh triết, sống cho hiện tại, không lập nhiều kế hoạch hoặc quá lo lắng về tương lai", hướng dẫn viên của Bảo tàng Trường thọ nói. Theo người dân nơi đây, ai cũng chỉ sống một lần, nhưng nếu sống đúng thì một lần là đủ.
Lerik có không khí trong lành, nhiều cây cỏ, hoa lá xanh tươi. Ảnh: Kamilla Rzayeva.
Bà Qambarova ngủ dậy lúc sáng sớm rồi dành cả ngày làm việc trong vườn hoặc quanh nhà. Phòng của bà nhỏ, có chiếc thảm mềm, dày và vài cái gối ở trên sàn. Nhiều người trong làng thích ngủ trên mặt đất với tấm chăn mỏng, thay vì đệm vì họ tin rằng, đó là cách tốt nhất để lưng nghỉ ngơi.
Người dân Rerik thường ngủ trên sàn nhà với chăn mỏng. Ảnh: Kamilla Rzayeva.
Trái với suy nghĩ của nhiều người là muốn sống lâu thì phải hạn chế ăn thịt, các cụ thượng thọ ở Lerik thực sự ăn thịt. Ngày xưa, do khó khăn về kinh tế, họ không ăn thịt mà ăn pho mát, bơ, sữa tươi và sữa chua. Sau này, nhiều người vẫn giữ thói quen ăn uống này.
Con dâu bà Qambarova mang vào phòng một đĩa lớn lê và táo hái trong vườn nhà và một ít trà thơm. Bà Qambarova khẳng định bà chưa bao giờ phải uống thuốc.
"Bí quyết trường thọ là dinh dưỡng tốt, khoáng chất trong nước suối và thảo dược chúng tôi thêm vào trà để phòng bệnh. Vì vậy, người dân nơi đây không phải uống thuốc tây, chỉ sử dụng các phương thuốc tự nhiên", hướng dẫn viên bảo tàng nói.
Thảo mộc Rerik. Ảnh: Kamilla Rzayeva.
Các thế hệ chung sống bên nhau
Lerik tĩnh lặng nhưng công việc của dân làng không hề nhẹ nhàng; họ làm việc trong vườn, trên cánh đồng, quanh nhà từ bình minh tới hoàng hôn. Họ khâu vá, đan lát và chăm sóc đại gia đình 3-4 thế hệ cùng chung sống.
Giống bà Qambarova, ông Mammadkhan Abbasov (103 tuổi, ở làng Jangamiran) làm việc trên cánh đồng cả ngày trong gần một thế kỷ. Ông chỉ dừng làm việc từ 7 năm trước, khi thị lực giảm dần và giờ mù hẳn.
Ông Mammadkhan Abbasov (năm nay 103 tuổi) và chắt trai. Ảnh: Kamilla Rzayeva.
"Bố tôi luôn là người tốt và sống đúng cách", con trai ông Abbasov nói. Về thức ăn, ông Abbasov ăn "bất kỳ thứ gì Chúa cho" và không bao giờ uống rượu.
Ông Abbasov cho rằng mình thượng thọ là nhờ hoạt động thể chất thường xuyên, không đến mức kiệt sức nhưng đủ để thách thức cơ thể. Ngoài thực phẩm bổ dưỡng là nông sản địa phương, ông thường uống nước suối lạnh giàu khoáng chất.
Theo một nghiên cứu của Đại học Navarra (Tây Ban Nha) năm 2017, sống ở vùng núi cao làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và đái tháo đường. Một nghiên cứu của Đại học Colorado Denver (Mỹ) năm 2011 cho thấy, những người sống trên núi cao sống thọ hơn.
Một góc Lerik. Ảnh: Kamilla Rzayeva.
THÁI AN
Theo tienphong.vn
Những người già nhất thế giới có thể có các tế bào siêu miễn dịch hiếm gặp Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng những người sống thọ từ 110 tuổi trở lên, có các tế bào siêu miễn dịch nhiều hơn bình thường. Bernice Madigan - người sống lâu đời thứ năm trên thế giới cho đến khi bà qua đời ở tuổi 115 vào tháng 1/2015. "Chìa khóa sẽ là hiểu mục tiêu tự nhiên của các tế...