Khoa học chỉ ra những đỉnh thăng trầm trong hôn nhân
Các nhà khoa học đã tìm ra những dữ liệu cho phép dự báo chính xác khi nào thì tình cảm thăng hoa và lúc nào thì lạnh nhạt trong đời sống hôn nhân của các cặp đôi.
Ảnh minh họa
Một công trình nghiên cứu khẳng định quan điểm về tuần trăng mật của cặp tân hôn thường kết thúc cho đến khi sinh con. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng liệt kê ra những bước khi hầu như cuộc hôn nhân nào cũng mất đi vẻ quyến rũ thần diệu và mức độ hạnh phúc lại trở về điểm xuất phát như khi chàng và nàng chưa gặp nhau.
Những người mơ mộng thường tìm thấy sự an ủi ở chỗ: nhìn chung cuộc hôn nhân hạnh phúc sẽ được lợi nhờ hiệu ứng mạnh mẽ của “thời kỳ trăng mật” nếu thời kỳ đó kéo dài được một năm. Chỉ có những người chắc chắn sẽ ly hôn mới cảm thấy mức độ hạnh phúc suy giảm ngay trong năm đầu kết hôn.
Hết năm đầu tiên đó, ngay cả những cặp sẽ “đầu gối tay ấp” lâu hơn nữa cũng phải cảm thấy mức độ hạnh phúc giảm mạnh trong 2 năm và chỉ cải thiện chút xíu trong quãng thời gian giữa năm kết hôn thứ 3 và thứ 5, trước khi tình cảm lại sa sút.
Năm kết hôn thứ 7 thường vốn được coi là thời kỳ gay cấn nhất khi phần lớn các cặp vợ chồng thường thất vọng về nhau trong khi lẽ ra họ phải điềm tĩnh chấp nhận. Thời điểm này là bước mở đầu cho tình trạng hai người ngày càng không thoả mãn về nhau. Sau 10 năm chung sống, mức độ hạnh phúc lại thấp hơn một chút so với trước khi kết hôn.
Nhưng nói chung, các nhà khoa học khẳng định rằng hôn nhân làm cho con người hạnh phúc hơn. Cả vợ lẫn chồng đều hy vọng mức độ hạnh phúc của hai người trong suốt 40 năm sẽ cao hơn so với khi họ sống đơn chiếc.
Chỉ đến thời kỳ 60 năm chung sống thì những người có chồng và có vợ mới đạt đến cùng mức độ cảm nhận hạnh phúc khác những người cô đơn lẻ bóng.
Video đang HOT
Có lẽ những người yêu đời hơn thì có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm bạn đời. Nhưng điều đó chưa đủ để giải thích hiện tượng trên. Tiến sĩ Alois Shtuser, đồng tác giả của công trình nghiên cứu khoa học giải thích: “Trong hôn nhân có một giá trị nội tại nào đó tạo ra hiệu ứng tích cực”. Công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí Journal of Socio Economics, các nhà nghiên cứu đã quan sát 15.000 người dân Cộng hòa liên bang Đức trong thời kỳ 2000 – 2006.
Các nhà khoa học cho rằng sau năm đầu kết hôn hạnh phúc, cảm giác bắt đầu đi xuống vì mọi người bắt đầu cảm nhận tất cả những niềm sung sướng do hôn nhân mang lại như một điều tất yếu. Những chuyên gia khác cho rằng tình trạng đó nảy sinh có thể do sức ép và khó khăn về tài chính do sinh con hay do việc những thói quen của từng người bắt đầu gây khó chịu cho người khác. Ngoài ra, như Paula Hall, từ tổ chức Relate chuyên trợ giúp về quan hệ giới cho biết, trong vòng 2 năm kết hôn, ham muốn tình dục của phụ nữ sa sút gây bối rối cho người vợ và dẫn đến luống cuống bất lực của người chồng. Đấng mày râu cảm thấy bị lừa dối. Ngoài ra mọi người bắt đầu nhìn thấy cái tiêu cực mà trước kia họ coi là tích cực. Người có tính cách mạnh mẽ bị coi là kẻ trâng tráo ngạo mạn, còn thái độ điềm tĩnh quan sát có thể chỉ là sự biếng nhác tầm thường.
Một phụ nữ 44 tuổi, quản trị viên ở Bristol, có 23 năm kết hôn hạnh phúc tâm sự rằng, con cái ra đời cản trở quan hệ của chị với chồng: “Chúng tôi hoàn toàn hạnh phúc chừng 6 tuần lễ sau khi sinh con, sau đó cả hai đều nghĩ: Trời ơi, không đêm nào ngủ được đẫy giấc”. Thế là có sự chuyển dịch các quyền ưu tiên và xuất hiện những cái cớ mới để gây stress.
Còn một phụ nữ khác, 40 tuổi, nói rằng cô cảm thấy thời điểm hạnh phúc nhất của cuộc hôn nhân là “2 phút sau khi tuyên bố ly dị”.
Trong một công trình nghiên cứu khoa học với tên gọi: Hôn nhân làm cho mọi người hạnh phúc hay những người hạnh phúc kết hôn với nhau? có khẳng định rằng những người vợ cảm thấy hạnh phúc hơn nếu gia đình họ chỉ có một người đi làm. Đồng thời, hạnh phúc của người chồng không phụ thuộc vào việc người vợ có di làm hay không. Các nhà nghiên cứu giải thích hiện tượng đó như sau: Một trong những nguyên nhân có thể là do trong trường hợp này người vợ phải làm nhiều việc nhà bất chấp việc có phải đi làm ở công sở hay không.
Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học cũng xác định được rằng vợ chồng có cùng trình độ học thức thì hạnh phúc hơn so với những người có trình độ tay nghề và học vấn chênh lệch.
Theo SKĐS
Những điều 'nằm lòng' phải nhớ trước khi nói "em đồng ý lấy anh"
Nhiều người bảo với tôi rằng, hôn nhân là nấm mồ kết thúc mọi ái tình. Bước vào đời sống hôn nhân, chẳng còn giây phút hai người "cùng nhìn nhau" hay "cùng nhìn về một hướng" nữa, thay vào đó là "nhìn nhau mà thấy muôn ngàn cách xa".
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết của những kẻ thất bại nói cho bạn biết. Và để chuẩn bị nền tảng tốt cho việc kết hôn, những điều dưới đây nhất định bạn phải thực hiện.
1. Hãy sống trọn những ngày tháng độc thân tươi đẹp
Hãy tận hưởng cuộc sống của bạn trong khi bạn còn độc thân. Không ai yêu bạn bằng chính bạn và cũng chẳng ai nhìn ra giá trị của bạn bằng chính mình, vậy nên hãy yêu thương bản thân mình thật nhiều. Dành thời gian để đi du lịch, khám phá, làm đẹp và những điều hay ho khác. Bạn phải hiểu về mình trước khi cố gắng để hiểu một người nào khác.
2. Giải quyết các vấn đề tài chính
Một trong những điều tồi tệ nhất bạn có thể làm cho vợ hoặc chồng tương lai của mình là mang một gánh nặng nào đó vào cuộc hôn nhân. Chẳng ai lại muốn kết hôn với cả một "cục nợ" đi kèm cùng người bạn đời của mình. Đừng mang những gánh nặng không cần thiết vào cuộc hôn nhân, dù tình yêu có bay bổng đến thế nào mà bị "cơm áo ghì sát đất" thì cũng chẳng thể cất cánh lên nổi.
3. Tinh tế lường trước mọi sự đổi thay
Đây là một điều chẳng dễ dàng để hiểu cho đến khi chính bạn trải nghiệm điều này. Ai rồi cũng khác, chúng ta thay đổi vì hoàn cảnh cuộc sống, vì một biến cố, vì thời gian, vì các mối quan hệ. Người bạn đời trong tương lai, thậm chí kể cả chính bạn. Bình tâm nghĩ ra mọi cuộc biến thiên sẽ đến với hai người, bạn sẽ cảm thấy chẳng có gì khiến mình sợ hãi hay hoang mang khi bước chân vào hôn nhân.
4. Sắp xếp lại những điều cần ưu tiên
Nếu bạn vẫn quen với việc đàn đúm bạn bè dọc dài những quán bar, quán nhậu hầu hết các buổi tối trong ngày thì đây là thời gian bạn cần thay đổi lại và thích nghi với những điều khác. Hãy ưu tiên những cuộc nói chuyện với người bạn đời của mình, tạo cơ hội cho cả hai hiểu nhau hơn trước khi tiến tới hôn nhân. Điều này không có nghĩa là bạn không được phép vui chơi, nhưng tất cả đều cần có giới hạn.
5. Tôn trọng người bạn đời của bạn
Có câu: "Vợ chồng tương kính như tân", dẫu sống bên nhau mấy chục năm cũng phải tôn trọng nhau như khách. Được đối phương tôn trọng là một trong những phương diện của tình yêu. Tôn trọng đơn giản là: Xem xét những cảm xúc và nhu cầu của người khác trên suy nghĩ và mong muốn của chính mình.
6. Hãy chắc chắn bạn không thể sống nếu thiếu người ấy
Nếu bạn hẹn hò với một người mà bạn cảm thấy từng ngày trôi qua vẫn chẳng có gì thay đổi nếu không ở bên người ấy, hãy suy nghĩ lại về cuộc hôn nhân này. Không có gì là viển vông khi tự đặt ra câu hỏi cảm xúc của bạn sẽ thế nào nếu giả dụ một ngày người đó biến mất. hôn nhân là một chuyện hệ trọng và đáng cân nhắc kĩ lưỡng, hãy chắc chắn mình đã chọn đúng đối tượng cho sự dài lâu về sau.
7. Đừng bao giờ quên hẹn hò
Mỗi lần ngồi nghĩ lại về lần đầu tiên hai người quen nhau, bạn có bất giác cười? Nghĩ về những cái nắm tay rụt rè, nụ hôn đầu, tim bạn vẫn còn run lên những điệu lạc nhịp?
Cuộc sống vốn thực tế, nhưng đừng trải lên nó những mảng xám ngắt buồn tẻ. hãy nhấn nhá những gam màu hồng bồng bềnh, hãy rắc lên cuộc tình những hẹn hò ngẫu hứng như thuở mới yêu. Làm cho cô ấy cảm thấy như vẫn sống mãi trong những ngày đầu của hò hẹn, khiến nàng nghĩ mình mãi được yêu và được chinh phục, đó là hương vị của cuộc hôn nhân ngọt men say.
Theo Afamily
Sang tuần, tôi phải đưa vợ lên tòa ly hôn luôn cho "nóng" Thế giới vật chất và lối sống lợi dụng đang hủy hoại đời sống hôn nhân hiện đại. Tôi cũng tin vào cổ tích thời nay nhưng biết chắc là không nhiều. Dễ yêu nhau vì vật chất thì cũng dễ dàng dứt áo ra đi khi của cải cất cánh. Tôi bây giờ là gà trống nuôi con, trải niệm cuộc đời...