Khó xử khi bị đồng nghiệp và sếp gửi lời mời kết bạn trên facebook, nàng công sở được dân mạng hiến kế giải quyết
“Mọi người gửi lời kết bạn facebook, có cả sếp nữa, em nên giải quyết thế nào đây? Thật sự em không thích mấy nhưng giờ mọi người gửi yêu cầu kết bạn rồi, chả lẽ em để đó không quan tâm”.
Tài khoản mạng xã hội là một mái nhà ảo riêng tư được thành lập với các mục đích khác nhau. Trên đó, có người muốn kết bạn bốn phương, tìm đường nổi tiếng nhưng có người chỉ muốn dùng nó để “trút bầu tâm sự thầm kín” về cuộc sống thường ngày nên không thích được biết đến nhiều.
Nàng công sở trong câu chuyện dưới đây thuộc trường hợp thứ 2, tuy nhiên đó lại chính là lý do khiến cô lâm vào tình cảnh khó xử khi bị sếp và đồng nghiệp chủ động gửi yêu cầu kết bạn facebook. Cụ thể, cô vò đầu bứt tóc đăng đàn kể lể như sau:
“Mọi người cho em hỏi, có nên kết bạn facebook với sếp và đồng nghiệp ở công ty không ạ? hôm trước mọi người có hỏi facebook em nhưng em không nói gì chỉ cười, đến khi về mọi người âm thầm tìm ra facebook em do check những người like bài trên fanpage công ty (trước khi vào em có like mấy bài).
Mọi người gửi lời kết bạn, có cả sếp nữa, em nên giải quyết thế nào đây? Thật sự em không thích mấy nhưng giờ mọi người gửi yêu cầu kết bạn rồi, chả lẽ em để đó không quan tâm”.
Quả thật, với dân công sở “sống nội tâm”, thích kể chuyện thầm kín trên mạng xã hội mà nói, việc bị đồng nghiệp và sếp dò la ra tài khoản facebook cá nhân để gửi yêu cầu kết bạn đúng là tình huống đầy nan giải.
Không chấp nhận thì sợ mích lòng, bị bảo là “chảnh”, mà chấp nhận thì lại có quá nhiều rủi ro, đại loại như công việc căng thẳng, túc tắc đăng đàn than thở trên facebook xong bị đồng nghiệp phát hiện kiểu nào cũng rắc rối to, thậm chí đến tai sếp có khi còn lãnh ngay cái kết đắng lòng.
Video đang HOT
Với tính chất nan giải ấy nên câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu vào trong một hội nhóm chuyên “tám” chuyện công sở trên MXH đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng, nhất là “500 anh chị em” dân văn phòng.
Bên dưới phần bình luận, hàng loạt ý kiến với mục đích giúp đỡ giải quyết tình huống đã được viết ra như sau:
“Mọi người đã gửi lời mời thì chấp nhận thôi bạn, giờ chỉ có tiến chứ không lùi được nữa đâu. Nhưng nhớ lưu ý mỗi khi đăng bài hay story nhé, kẻo lại trở thành đề tài buôn chuyên của hội đồng nghiệp lắm mồm”.
“Đắn đo như bạn thì chắc là cũng hay nói xấu người này người kia hoặc than thở chuyện đời sống riêng tư trên facebook rồi nhỉ? Cách tốt nhất bây giờ là chấp nhận hết yêu cầu kết bạn nhưng sau đó lại cho họ vào danh sách hạn chế, mỗi khi đăng bài facebook thì set chế độ không cho danh sách bị hạn chế nhìn thấy”.
“Mình quan điểm là phân biệt rõ cuộc sống cá nhân và công việc nên không kết bạn với đồng nghiệp vì dễ bị tọc mạch soi mói chuyện đời tư. Tuy nhiên, trường hợp facebook của bạn đã bị phát giác ra thì hoặc là chấp nhận rồi cho họ vào một danh sách hạn chế nào đó để giảm thiểu khả năng nhìn thấy bài của mình, hoặc là kệ, không accept, tìm cớ bảo facebook đó không dùng nữa, áy náy thì lập facebook ảo và add lại họ thôi”.
Thế đấy, vấn đề đồng nghiệp (và cả sếp) kết bạn facebook đối với nhiều dân công sở mà nói, tưởng đơn giản nhưng không đơn giản chút nào nhất là khi bản thân họ thuộc tuýp người sống khép kín, hướng nội.
Thôi thì mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, cách giải quyết thế nào cho tốt nhất, mỗi cá nhân nên suy xét kỹ càng trước khi đưa ra quyết định nhé! Nếu bí quá có thể tham khảo các cách dân mạng gợi ý bên trên trong trường hợp facebook của mình đã bị “rình mò” ra, còn không, giấu được lúc nào cứ giấu!
Theo Trí Thức Trẻ
Bị sếp gọi bằng "mày", nàng công sở ngay lập tức bỏ việc và phản ứng bất ngờ của cư dân mạng
Căng thẳng, áp lực là thứ mà dân công sở phải đối mặt; đừng vì những giọt nước tràn ly mà hất đổ đi hết những thành quả tích luỹ được.
Căng thẳng, áp lực là câu chuyện không thể tránh khỏi đối với chị em công sở. Nguyên nhân của những cảm xúc tiêu cực có thể bắt nguồn từ núi công việc khổng lồ đang chờ được hoàn thành trong một quãng thời gian ngắn không tưởng, mâu thuẫn với đồng nghiệp hoặc cấp trên, công việc quá nhàm chán khiến tự bản thân mỗi người nảy sinh cảm giác chán chường.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến dân văn phòng gặp áp lực trong công việc và kết quả của nó đa phần khiến người ta gục ngã nếu không đủ sự mạnh mẽ. Vừa mới đây, trong một hội nhóm được đông đảo người làm văn phòng quan tâm theo dõi trên mạng xã hội, một thành viên đã có dịp chia sẻ câu chuyện kết thúc công việc sau 3 năm dài gắn bó của mình vì bị sếp gọi bằng mày. Cụ thể, cô kể:
"Chào mọi người ạ. Mình dấn thân vào môi trường công sở mới ngót nghét 3 năm. Như bao bạn đồng trang lứa, mình ra trường và đi làm. Mình xin vào làm ở một nhà máy sản xuất quy mô lên tới hàng nghìn người, vị trí nhân viên bộ phận nghiệp vụ. Với một đứa vừa chập chững vào đời lúc đó, guồng máy công nghiệp khiến mình choáng váng. Thật may, những người đồng nghiệp đầu tiên của mình đã giúp mình hòa nhập và vượt qua thời gian shock văn hóa đấy.
Công việc theo hệ thống nên vô cùng áp lực. Một móc xích nhỏ bị lệch cũng có thể làm sập cả dây chuyền. Đây là câu mà mình được nghe nhiều nhất trong khoảng thời gian làm việc ở đấy. Bởi thế nên, mình cũng cố gắng để hoàn thành công việc của mình tốt nhất có thể.
Tuy nhiên, áp lực vẫn chẳng bao giờ hết. Kết quả là stress và bắt đầu cảm thấy chán nản. Đến mức, khi sếp vô tình trách "Sao mày lại làm việc đấy như thế? Sao mày lại chọn cách này mà không phải cách kia?", cảm xúc lúc đấy thực sự bế tắc, cảm thấy mình kém cỏi vô cùng. Thế là mình đã bật khóc ngon lành suốt 2 tiếng đồng hồ ngay giữa văn phòng, mặc cho sếp ngỡ ngàng, mặc cho đồng nghiệp an ủi.
Cuối cùng, mình xin nghỉ việc sau gần 3 năm gắn bó, khép lại chuỗi ngày vùi đầu vào công việc mỗi ngày 10 tiếng. Hiện tại, mình cũng chưa biết phải bắt đầu lại từ đâu. Thôi thì, tạm cho phép bản thân nghỉ ngơi một thời gian vậy".
Ngay sau khi vừa được đăng tải cách đây không lâu, câu chuyện của cô nàng nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Rất nhiều ý kiến bày tỏ sự trách móc về thái độ của "khổ chủ" đã được để lại bên dưới phần bình luận:
"Nếu không vượt qua được áp lực thì bạn chẳng thể làm được ở bất cứ công ty nào. Khi phỏng vấn tuyển dụng, chẳng phải các ứng viên luôn tự tin sẽ làm tốt công việc. Vậy mà khi gặp chuyện thì người ta hết nói lý do này đến lý do kia mà ít khi nhìn nhận lại bản thân".
"Bạn có vẻ dễ tự ái. Mình thấy có vẻ như sếp kiểu bỗ bã "anh - mày" thôi, chứ có phải thù hận gì đâu. Nói thật, mấy sếp trong ngành xây dựng toàn tao mày (riêng với con gái thì anh em, anh mày cho nhẹ nhàng) nhưng chỉ là cái xưng hô thôi, các ông ý cực tốt bụng dễ tính luôn".
"Mình cũng làm sai, sau đó bị sếp mắng cho té tát trước mặt mọi người luôn. Ai cũng kháo nhau là sếp mắng con nhỏ ghê lắm. Nhưng khóc xong thì thôi cố gắng vì sếp chửi đúng nên phải nghe. Sếp nói ra là tốt đấy bạn, có người không nói mà cứ lẳng lặng đánh giá rồi đuổi luôn, lúc đó chẳng biết lý do gì thì lại càng tức hơn".
Một công việc mang đến nhiều căng thẳng áp lực là một công việc chứa đựng nhiều thử thách. Mà con người ta chỉ có thể trưởng thành khi vượt qua những khó khăn, vấp ngã. Vì lẽ đó, stress là một phần tất yếu mà chị em công sở phải đối mặt cũng như học cách chung sống nếu muốn đạt đến những thành tựu mới.
Về phần lãnh đạo, đôi khi xuất phát từ sự lo lắng nhưng không kiểm soát được lời nói, họ có những từ ngữ bộc phát mà nghe qua chưa đúng mực. Chúng ta có thể giận sếp nhưng đừng vì thế mà mang hết những phấn đấu, cố gắng của bản thân "đổ sông đổ biển".
Công việc nào cũng vậy, khó khăn là tất yếu, ai vượt qua được, người đó trưởng thành - đạo lý này chị em công sở nên hiểu và làm kim chỉ nam cho sự nghiệp của bản thân mình.
Theo Trí Thức Trẻ
Gia nhập công ty toàn "lão làng", nàng công sở trở thành "người ngoài hành tinh" vì một lý do phổ biến Nếu công ty là "trái đất" thì nàng công sở trong câu chuyện dưới đây đích thị là "người ngoài hành tinh". Phúc phần của mỗi dân công sở trẻ đôi khi chỉ là được làm việc trong một môi trường mà đồng nghiệp xung quanh toàn những cá nhân nhiều năm thâm niên trong nghề. Hó có thể dạy ta rất nhiều...