Khó xác định nguồn gốc sừng tê giác 4 tỷ
Chiều 6/10, ông Đỗ Quang Tung, Phó giám đốc Phụ trách Cites Việt Nam (Cơ quan Quản lý thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) cho biết, hiện Cites chưa nhận được yêu cầu của cơ quan chức năng về việc xác định tính hợp pháp liên quan tiêu bản tê giác của ông Trầm Bê.
Theo ông Tùng, qua kiểm tra, trong số hơn 100 giấy phép được cấp nhập khẩu tê giác từ 2004 lại đây, ông Trầm Bê không có tên trong số người đứng ra nhập khẩu.
Thủ tục trưng bày hợp pháp tê giác cần đảm bảo nhiều điều kiện, trong đó quan trọng nhất là nguồn gốc con tê giác, các giấy tờ hợp pháp của nước sở tại, được Cơ quan Cites công nhận… mới được nhập.
Con tê giác mất sừng ở nhà ông Trầm Bê
“Đối với tê giác, có hai quần thể ở Nam Phi vẫn được cho phép săn bắn với mục đích làm mẫu vật. Hàng năm ở nước này cấp phép cho săn bắn làm mẫu vật với số lượng nhất định, gọi là mẫu vật chiến lợi phẩm săn bắn. Đối với trường hợp này, được trưng bày hợp pháp thoải mái. Ngoài trường hợp trên là bất hợp pháp, có thể bị xử phạt hoặc xử lý hình sự” – ông Tùng nói.
Đối với con tê giác mà ông Trầm Bê báo công an là mất trộm sừng, lãnh đạo Cơ quan Cites Việt Nam cho biết, hiện Cites cũng chưa nhận được yêu cầu xác minh tính hợp pháp của con tê giác trong vụ việc trên, nên không thể khẳng định con tê giác đó có được Cites cấp phép hay không.
Riêng về bộ hồ sơ nhập khẩu con tê giác mà ông Trầm Bê cung cấp trên báo chí, Cites cũng chưa nhận được, nên chưa thể đánh giá.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo Cites Việt Nam, mỗi mẫu vật tê giác đều được gắn mã số chip, nên muốn xác định tính hợp pháp hay không, chỉ cần rà chip, xác minh mã số chip sẽ biết được lai lịch.
Tuy nhiên, hiện sừng con tê giác đó bị mất (chip gắn ở sừng), thì rất khó xác minh, vì thế cũng khó xác định có vi phạm pháp luật hay không của các tổ chức, cá nhân liên quan.
Trao đổi với PV, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh (Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) cho biết, tê giác thuộc nhóm IB, Nghị định 32 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Đây là động vật cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Tê giác cũng nằm trong sách đỏ Việt Nam về thế giới.
Theo GS Huỳnh, hiện tê giác Java ở Việt Nam đã tuyệt chủng, còn sừng tê giác ở nước ta với mức độ khá nhiều chủ yếu nhập về từ châu Phi. Tuy nhiên, ông Huỳnh cho rằng: “Việt Nam chỉ là nơi quá cảnh, để sừng tê giác được xuất sang Trung Quốc, Hồng Kông”.
Trước đó, Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS), tổ chức phi lợi nhuận quốc tế đã có công văn gửi Công an huyện Trà Cú (Trà Vinh) và Công an tỉnh Trà Vinh, đề nghị “xác nhận về tính hợp pháp của chiếc sừng tê giác trong vụ truy tìm, trước khi chúng tôi trả lời một số cơ quan báo chí có quan tâm”.
Theo 24h
Ông Trầm Bê công khai hồ sơ sừng tê giác
Ngày 5/10, ông Trầm Bê (Phó chủ tịch HĐQT Sacombank) công khai hồ sơ nhập khẩu hợp pháp "tê giác trắng, hàng đã qua xử lý làm khô", có giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất hàng (Nam Phi).
Con tên giác trắng có sừng được xử lý thành thú nhồi bông được ông Nh (ngụ đường Phạm Hữu Chí, phường 12, quận 5, TPHCM) tặng ông Bê nhân dịp tân gia nhà năm 2007.
Mẫu thiệp chúc mừng tân gia ông Trầm Bê có chữ ký của ông Nh với nội dung "Chúc mừng tân gia gia đình anh chị Trầm Bê. Em tặng gia đình anh chị một con tê giác trắng. Mong rằng món quà này đem lại may mắn cho gia đình anh chị. Ngày 1/3/2007. Ng.Th.Nh ký tên"
Ông Nh là người đứng tên nhập khẩu kiện hàng chứa con tê giác trắng (đã qua xử lý làm khô).
Theo hồ sơ nhập khẩu do Chi cục hải quan khu vực IV (thuộc Cục hải quan TPHCM, cảng IDC Phước Long I), mở ngày 24/10/2006, lô hàng chứa con tê giác hai sừng có trọng lượng tổng cộng 885 ký (chân đế bằng cốt thép xi măng và nhựa composite), đã xử lý làm khô, không thích hợp làm thực phẩm.
Xuất xứ nơi gửi hàng là Nam Phi và có giấy phép kiểm dịch của nước xuất hàng (Heath certification số 2107213), vào sổ 2948TC, ngày 20/10/2006 của Trung tâm Thú y vùng TPHCM.
Giấy đăng ký kiểm dịch
Mất sừng tê giác quý
Vụ việc này bắt nguồn từ tin trên báo nói rằng công an huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đang truy tìm kẻ trộm sừng tê giác tại khu đất gia đình ông Trầm Bê (thuộc xã Hàm Giang, huyện Trà Cú).
Sau đó, Hiệp hội bảo tồn Ðộng Vật Hoang dã (WCS), một tổ chức phi chính phủ, có văn bản yêu cầu công an xác nhận tính hợp pháp của chiếc sừng tê giác "bị trộm" từ nhà ông Trầm Bê, một trong những người giàu nhất Việt Nam.
Nội dung văn bản có đoạn: "Cuộc trao đổi của chúng tôi với Cites VN (Cơ quan Quản lý việc buôn bán quốc tế các động vật hoang dã nguy cấp) cho thấy, ông Trầm Bê không nằm trong danh sách những người nhập khẩu hợp pháp sừng tê giác vào Việt Nam. Ông này cũng không có tên trong danh sách những người xuất khẩu sừng tê giác hợp pháp như là mẫu vật săn bắn từ Nam Phi theo thông tin của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, chiếc sừng tê giác được đề cập đến trong bài báo mà công an đang truy tìm có khả năng lớn là bất hợp pháp".
Ông Đỗ Quang Tùng, Phó giám đốc phụ trách Cites Việt Nam trả lời báo chí, xác nhận cơ quan ông chưa cấp giấy phép cho ông Trầm Bê nhập khẩu sừng tê giác vào Việt Nam. Tuy nhiên, điều này chưa đủ căn cứ để khẳng định chiếc sừng mất cắp ở khu đất của gia đình ông Trầm Bê có nguồn gốc bất hợp pháp.
"Ông Trầm Bê chưa được cấp giấy phép nhập khẩu sừng tê giác vào nước ta, nhưng trong trường hợp ông ấy chứng minh được chiếc sừng ấy được nhập về hợp pháp, thông qua giấy phép được cấp cho một người khác thì nghi vấn đó là sừng tê giác nhập lậu được loại bỏ. Trên thực tế, chúng ta chưa biết được liệu có ai đó tặng (cho) hoặc gửi ông Trầm Bê chiếc sừng tê giác ấy nên phải kiểm tra kỹ lưỡng mới có thể đưa ra được câu trả lời chính xác nhất", ông Tùng nói.
Ông Trầm Bê - Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank nói, nếu nghi ngờ nguồn gốc con tê giác, thì có thể gọi thẳng cho ông để hỏi, đằng này một số người lại suy diễn và tưởng tượng cái sừng con tên giác đến cả trăm ký và nhân giá trị của nó lên hàng tỷ đồng.
"Tôi chính là người chỉ đạo cho nhân viên chủ động đi tố công an để điều tra. Khi tìm ra kẻ cắp, sự thật về con tê giác sẽ sáng tỏ thôi" - ông Bê nói.
Theo 24h
Vụ mất sừng tê giác: Phó CT Sacombank im lặng Ngày 3/10, Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (Wildlife Conservation Society) đã có công văn gửi Công an huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) và Công an tỉnh Trà Vinh về việc ông Trầm Bê (xã Hàm Giang, huyện Trà Cú) mới bị trộm lấy cắp sừng tê giác. Dựa theo thông tin trên báo Công An TP.HCM, hiệp hội cho...