Khổ vì vợ cùng cơ quan
Sau khi những đồng tiền lẻ cuối cùng con lai trong vi phai tiêu hêt thi cung la luc ma ví tôi luôn trong tình trạng rỗng. Bảo vợ đưa tiền thì cứ tra hỏi đủ điều…
Tôi luôn trong tình trạng ví rỗng, không dám đi đâu, gặp gỡ bạn bè vì không đủ tự tin
Là một thằng đàn ông mà phải ngồi viết lên những dòng tâm sự này gửi đến độc giả mong nhận được những lời chia sẻ chân thành từ các comment thì trong thâm tâm tôi cũng xấu hổ lắm, nhưng nếu không viết ra thì tôi không còn biết tâm sự với ai để nhận được những lời khuyên chân tình. Điều đó sẽ khiến cho đầu óc tôi luôn bị stress, căng thẳng, nhiều khi muốn nổ tung lên vậy.
Chuyện là thế này, cách đây gần 4 năm với suy nghĩ công việc trong một đơn vị sự nghiệp cũng ổn định, nếu như lấy vợ làm cùng cơ quan thì cũng có nhiều thứ lợi. Hai vợ chồng sẽ cùng đi làm một xe, vừa tiết kiệm xăng trong thời kỳ điện, xăng leo thang vừa có thể quấn quýt bên nhau như đôi chim câu không muốn tách rời, điều đó sẽ thật là hạnh phúc. Chính vì vậy mà tôi đã không ngó ngàng gì đến những cô gái khác ngoài cơ quan, rồi tôi đến với em như một sự sắp đặt, tính toán từ trước. Em là nhân viên phòng kế toán trong cơ quan tôi.
Sau hơn 1 năm tìm hiểu thì chúng tôi chính thức thành vợ chồng. Đám cưới được tổ chức trong sự chúc phúc của đông đảo bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của hai người. Sau đám cưới là quãng thời gian mà chúng tôi hạnh phúc nhất, khi mà mọi việc diễn ra giống hệt những gì suy nghĩ của tôi trước kia, vợ chồng sớm tối bên nhau, cùng đi làm, cùng về một xe, ở cơ quan cũng gặp nhau luôn, điều đó càng làm cho tôi cảm thấy mãn nguyện.
Một năm sau đám cưới cô ấy sinh cho tôi một bé trai kháu khỉnh. Thời gian ở cữ cũng trôi qua nhanh, ngoảnh đi, ngoảnh lại đã qua 4 tháng nghỉ thai sản chăm con, vợ tôi cũng bắt đầu phải đi làm trở lại.
Video đang HOT
Vợ tôi cũng giữ luôn cả ATM của chồng và quản lý cả những thu nhập ngoài lương
Đến lúc này vợ tôi mới đề nghị vì hai vợ chồng đi cùng nhau nên xăng xe, chợ búa, sữa, bỉm cho con đều là cô ấy trả tiền nên ATM cứ để cô ấy giữ luôn, khi nào tôi cần tiêu bảo cô ấy sẽ đưa cho, thấy điều đó cũng có lý, nghe lại bùi tai nên tôi cũng ngoan ngoãn nghe theo.
Nghĩ rằng vợ chồng gần nhau suốt ngày chắc sẽ không có chuyện gì đâu, hơn nữa thi thoảng ngày lễ như tết dương lịch, giỗ tổ Hùng vương hay 30/4, 1/5 cơ quan cũng có những khoản thưởng nho nhỏ chi cho nhân viên bằng tiền mặt nên chắc cũng đủ tiền tiêu vặt.
Sau khi những đồng tiền lẻ cuối cùng con lai trong vi phai tiêu hêt thi cung la luc ma ví tôi luôn trong tình trạng rỗng. Nhiêu luc bao cô ây đưa cho it tiên đê đuc vi cho no tư tin hơn, hay đôi khi anh em ngôi đâu đo uông chen nươc che, chem gio thi cung manh miêng vi trong vi co tiên, va đê sau khi tan cuôc minh co thê thanh toan vai ba chuc…
Không lẽ cứ để người khác trả hết lần này đến lần khác sao? Thê nhưng cô ây cư văn hoi mai ly do, rôi anh thi cân tiêu gi, cân gi uông nươc che, hay đông nghiêp co ru thi anh không đi co sao đâu!? Điêu đo khiên tôi bưc tưc, ngươi ta thường bao “manh vi gao, bao vi tiên” nên kê tư khi ây tôi luôn cam thây thiêu sư tư tin, hay ăn noi, tan ngâu ơ đâu đo luôn phai de chưng, vì sợ bạn bè, đồng nghiệp cho là nói phét.
Đinh điêm la dip nghi lê 30/4, 1/5 vưa qua cư nghi răng như moi năm thi tôi se co môt khoan thương 5-7 trăm nghìn đê liên hoan cung ban be, nhưng khi đên chỗ thu quy đê linh tiên thi đươc biêt sô tiên đo vơ tôi đa nhận đươc mây hôm rôi, va con môt sô khoan công tac phi phat sinh trươc đo vơ tôi cung linh trọn không thiêt môt xu nao.
Ngâm ngui ngưa tay xin vơ 500 nghin đê tham dư liên hoan cung chung ban dịp nghỉ lễ dài ngày, nhưng cô ây găn hoi đu thư la ăn bao nhiêu ma anh lây nhưng 500, tôi lại phải trần tình giải thích liên hoan 200 nghìn, còn xây dựng quỹ 200 nghìn. Chưa nói dứt câu thì cô ấy đã kêu lên “vậy sao anh lấy những 500 nghìn làm gì? Hay anh không tham gia, 500 nghìn em có thể làm được khối việc…”
Phải mất gần 20 phút sau cô ấy mới lấy ví và đưa tôi 400 nghìn, trong khi trong miệng còn làu bàu không hài lòng, “chỉ đàn đúm là nhanh thôi”. Thực ra thì tôi là đàn ông cũng cần có một khoảng không gian riêng chứ, cũng cần có những mối quan hệ lành mạnh chứ, vậy mà vợ tôi đâu có hiểu cho tôi, trong khi cô ấy thì hết shopping, quần này, áo nọ và thỉnh thoảng còn đi spa…tu sửa tóc tai, hay tẩy da mặt thì sao? Những khoản đấy thì không thấy kê ra mà tiết kiệm đi.
Cũng sau lần đấy mà vợ chồng tôi bất hoà tôi hay cáu bẳn hơn, còn cô ấy cũng không chịu nhịn dẫn đến mâu thuẫn xảy ra thường xuyên, những cuộc cãi vã gay gắt đã diễn ra nhiều hơn.
Đã thế cứ sau mỗi lần cái vã, tranh luận như vậy là cô ấy thường mang nước mắt đàn bà ra khóc, rồi đem con ra kêu ca vất vả, rồi đòi ly dị…Khiến tôi càng cảm thấy chán nản và thất vọng. Có phải mỗi khi có mẫu thuẫn gia đình phụ nữ thường hay đem nước mắt cá sấu, rồi con cái hay chuyện đòi ly hôn ra để gây áp lực bắt chồng mình phải nhường nhịn, xuống nước không? Độc giả nào có thể gỡ rối giúp tôi không? Còn cứ như tình trạng này không khéo hôn nhân của gia đình tôi sớm muộn rồi cũng chia đôi ngả thôi.
Theo VNE
Em đã không còn nhận ra anh nữa
Chưa đầy năm năm bên nhau mà đã bao lần em phải kinh ngạc nhìn anh và tự hỏi: "Anh đây sao?".
Anh thay đổi nhiều quá, anh giờ đây chỉ còn biết nghĩ đến bản thân mình, chẳng chịu chia sẻ chút gì với người bạn đời suốt ngày đầu tắt mặt tối, và mắt mờ chân chậm đến nơi, cũng vì núi việc không tên mà anh vẫn hay gọi chung là việc vặt.
Em đẻ hai con rồi mà lúc nào anh cũng thắc mắc sao bụng không phẳng, đẹp như ngày xưa, và rồi anh chẳng giấu giếm những lần cầm điện thoại chụp ảnh những em xinh tươi đang dạo trên đường phố, những cô mà em tin chỉ mơn mởn bằng một phần của em ngày xưa. Em thức đêm thức hôm chăm sóc con, anh thì hôm nào cũng được ngủ thẳng giấc, rồi làu bàu trách em sao cứ để nó quấy. Đồng thời vẫn muốn em đẻ thêm đứa nữa bởi lúc nào anh cũng thích có con trai, trong khi đó đang đêm con khóc thì sẵn sàng lấy chân đá em một cái "sang dỗ con đi để anh ngủ". Lâu rồi quà không có, hoa càng không, thậm chí một lời nói dịu dàng cũng không cánh mà bay mất từ lúc nào không ai rõ tung tích.
Có bao giờ anh thầm hỏi sao mình có năng khiếu, tài đến nỗi biến một cô gái xinh xắn gọn gàng trở nên như vậy hay không? Còn em, chẳng thể làm gì khác bởi một ngày của em cũng chỉ có hai mươi tư giờ và lúc này đây em không thể tự biến hóa cho mình có thêm hai cái tay nữa để mà hoạt động liên tục.
Em vẫn nhớ rõ ngày xưa ấy em tự thấy mình có giá lắm, vì được nâng niu, coi trọng và được chăm sóc. Còn giờ đây em nhận ra mình chẳng còn một tí "tài sản" nào, ngoài hai đứa con mà em quanh quanh với chúng cũng hết cả một ngày, đến mức em chán chả buồn nói và "nhờ" anh giúp em quan tâm đến chúng nữa. Lúc nào anh cũng chúi mũi vào đồ công nghệ cao, đó mới chính là những đứa con gần gũi thân cận với anh nhất. Anh nói mình là trụ cột đi làm kiếm tiền, anh dành hết thời gian vào mục đích lớn nhất đó và lợi nhuận thu được anh lại phục vụ cho thú vui riêng của mình, trong khi em thì chẳng thấy vui gì cả, anh nói em chẳng biết gì.
Thì đúng rồi, mở mắt ra một cái là nghe tiếng con khóc, thôi thì đủ, đói có, đái có, khóc vì chẳng có lý do gì cũng có, loanh quanh phục vụ cả gia đình rồi đi làm. Về nhà lại long tóc gáy lên cho con ăn, tắm rửa và nấu ăn cho cả nhà, ngẩng mặt lên thì trời tối mò, ngồi nghỉ thôi, thời gian ấy quý giá cần phải hít thở thật sâu để còn tái sản xuất sức lao động, sẵn sàng cho một ngày mai hoạt động đều đặn như thế. Thử hỏi thời gian đâu để mà chăm sóc, thời gian đâu để mà spa thư giãn, làm gì có lúc nào mà tìm hiểu cái "thú vui" của anh. Chờ được đến lúc con lớn thì giá trị cũng đã hao mòn, còn điểm phấn tô son làm gì cho thêm buồn với dấu vết thời gian, thêm nữa em bực tức nghĩ anh không xứng đáng có được một người vợ vừa đảm đang vừa xinh đẹp.
Em ước mong anh sẽ bớt chút thời gian quý như kim cương của mình để chơi cùng con, bởi đứa con là tài sản chung lớn nhất, là điều cần vun đắp cùng với tình cảm vợ chồng. Em đã thể hiện niềm khao khát ấy từ lâu, thậm chí ghi cả điều ước gửi ông già Noel. Rồi dùng đủ hình thức, mặn, nhạt, ngọt, gắt để du đẩy cái quan niệm "việc vặt là của đàn bà" của anh vậy mà lòng anh "vẫn vững như kiềng ba chân". Em muốn xõa tung hết cả, biến mình thành một con người khác, sống vì mình, tự chau chuốt cho bản thân, cho mình chứ chẳng cần phải cho ai khác. Song thực sự em không có đủ thời gian và tâm trí nữa. Cuộc sống như vậy thử hỏi còn nghĩa lý gì?
Theo VNE
Ly dị vì chuyện ăn Tết nhà nội hay ngoại Gần mười năm cưới nhau, cứ mỗi lần Tết đến là Hùng luôn sống trong sợ hãi. Bên cạnh nỗi lo cơm áo gạo tiền cùng hàng trăm thứ nỗi lo ngày Tết thì quyết định "ăn Tết bên nào" (nhà nội hay nhà ngoại). Điều đó luôn là một thách thức căng thẳng, nó tốn không biết bao nhiêu mồ hôi (cãi...