Khổ vì vợ, canh chừng chờ ngày… trứng rụng
Thường thì ở các gia đình các ông chồng mới là người gây áp lực cho vợ phải sinh bằng được con trai, nhà tôi thì ngược lại.
Vợ chồng tôi lấy nhau 6 năm, có một con gái 5 tuổi. Nhờ sự giúp đỡ của hai bên gia đình chúng tôi đã mua nhà, có cả oto nữa. Cuộc sống sẽ chẳng có gì là áp lực nếu vợ tôi không cứ phải cố đẻ bằng được con trai.
Nhà tôi có 2 anh em trai, em tôi cũng đã có gia đình, nó cưới vợ trước cả tôi, nó có 2 cậu con trai sinh năm một. Bố mẹ bên nhà tôi chẳng quan trọng vợ chồng tôi phải đẻ cháu trai, vì giờ ông bà có cả cháu trai, cháu gái rồi. Vì chỉ có một cô cháu gái nên ông bà càng cưng chiều hơn.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Áp lực phải sinh con trai có lẽ vợ tôi chịu từ bên nhà ngoại. Bố mẹ vợ tôi sinh một mạch 4 cô con gái. Giờ 3 cô đã lấy chồng, sinh 5 đứa cháu gái, nói đến đây chắc mọi người hiểu vợ và cả nhà ngoại tôi mong một đứa cháu trai như nào. Và vợ tôi tự ôm vào mình cái trọng trách này.
Từ khi vợ chồng tôi có ý định sinh thêm đứa nữa, không còn phải kế hoạch nữa nhưng tôi phải gần vợ mình theo lịch lên sẵn của cô ấy. Chẳng hiểu tìm hiểu như nào mà cả tháng cô ấy bắt tôi ăn đi ăn lại có vài món, chỉ vì mấy món đó ăn nhiều khả năng sinh con trai sẽ cao. Rồi cô ấy đi soi trứng, khi nào bác sỹ nói có khả năng thụ thai con trai cao thì dù tôi đang ở đâu, đang làm gì cũng phải chạy về nhà ngay. Có tháng tôi về trễ, cô ấy giận tôi cả chục ngày.
Có lẽ vì áp lực quá, cộng tư tưởng của cả 2 người không thoải mái mà gần nửa năm nay vợ tôi vẫn chưa thể có bầu. Cô ấy mệt mỏi, tôi cũng chẳng còn hào hứng gì chuyện gần vợ nữa. Vợ gọi là về, gần cô ấy như nghĩa vụ.
Tôi muốn được gần vợ mình như trước đây, cả hai đã từng rất vui vẻ bên nhau. Phải làm sao để tháo gánh nặng này ra, để cô ấy hiểu con trai hay gái không quan trọng, để cô ấy không phải khổ vì những ngày đi canh trứng nữa.
Theo Duy Chiến/Vietnamnet
Đừng để hối hận vì hôn nhân không đăng ký
Hôn nhân không đăng ký cứ như thể 'dấm dúi' vậy. Với chuyện hôn nhân đại sự cả đời, các bạn nên suy nghĩ kỹ để tránh bị hối hận.
Chị Hà và chồng đều đã ngoài bốn mươi tuổi, cùng chung cảnh ngộ đứt gánh giữa đường và mỗi người đều đã có một đứa con riêng. Anh chị gặp nhau qua một câu lạc bộ làm quen, thấy thương nhau, thông cảm với hoàn cảnh của nhau, quyết tâm gắn bó, chia sẻ với nhau quãng đời còn lại. Có điều, chồng chị lại bảo không hay ho gì chuyện "rổ rá cạp lại", nên không tổ chức đám cưới rình rang mà chỉ làm vài mâm cơm báo cáo hai họ rồi dọn về chung sống với nhau, cũng không cần đăng ký kết hôn, phiền phức. Theo anh, tờ giấy kết hôn không có nghĩa lý gì so với tình cảm của hai người. Chị Hà thì cho rằng hôn nhân không đăng ký cứ như thể "dấm dúi" vậy. Thế nhưng chẳng lẽ cứ bắt chồng phải đi đăng ký thì mới chung sống, còn nếu chồng chị không đồng ý thì thôi hay sao. Chị thực sự thấy khó nghĩ và chẳng biết nên làm gì? Mọi người biết chuyện vẫn giục chị nên đăng ký và phải đăng ký, như thế mới "chắc ăn", đặc biệt là phụ nữ thì lại càng nên quan tâm đến tờ giấy đó. Nhỡ có chuyện gì xảy ra thì mình mới được pháp luật bảo vệ, ly hôn được chia tài sản,... rất nhiều thứ.
Ngọc Anh, hướng dẫn viên du lịch ở Quảng Ninh chia sẻ: "Tôi thấy không có tờ giấy ấy, vợ chồng tôi vẫn sống thoải mái và hạnh phúc. Chúng tôi vẫn yêu thương nhau, vẫn sống trách nhiệm với nhau và đặc biệt là cảm giác lúc nào cũng tươi mới như người tình. Tôi luôn quan niệm, vợ chồng sống với nhau là vì tình cảm, trân trọng nhau chứ hết yêu, hết thương rồi thì một tờ giấy có nghĩa lý gì đâu. Muốn kết thúc lại phải ra tòa làm thủ tục, vừa lằng nhằng vừa mệt người ra".
Đừng để hối hận vì hôn nhân không đăng ký
Mai (Tuyên Quang) năm lần bảy lượt giục chồng chị đi đăng ký nhưng anh đều lần nữa vì cho rằng: "Vợ chồng ăn đời ở kiếp với nhau vì tình chứ đâu vì cái giấy hôn thú kia". Chị thấy xuôi tai nên không còn giục nữa. Chị về làm dâu, toàn tâm toàn ý với nhà chồng. Ngoài công ở việc công ty, mọi công việc gia đình nội ngoại chị đều toàn vẹn chu đáo. Chị được đánh giá cao về năng lực và được cử đi học ở nước ngoài để về tiếp quản trọng trách của công ty trong vòng hai năm. Ngày trở về, bước xuống sân bay, chờ mãi không thấy ai ra đón, chị đành lủi thủi gọi taxi về nhà. Ra mở cổng cho chị là một người phụ nữ khá trẻ và xinh xắn. "Chị là ai?" - Người phụ nữ hỏi. Chị Mai cũng ngạc nhiên hỏi lại: "Thế chị là ai?". "Tôi là vợ của anh Hoàng" - người phụ nữ đáp. Chị run rẩy nói: "Tôi mới là vợ của anh Hoàng". Chồng chị ở trong nhà đi ra, mời chị vào nhà như một người khách. Anh ta lạnh lùng đến tàn nhẫn khi giới thiệu cô gái trẻ là vợ mình rồi chìa tờ giấy kết hôn giữa họ cho chị xem. "Tại sao anh lại đối xử với tôi như vậy?"."Tôi với cô làm gì có ràng buộc gì, chúng ta sống với nhau làm gì có hôn thú. Cô chấp nhận thì ở lại, tôi coi cô là người giúp việc, còn nếu không thì mời cô ra khỏi nhà". Đầu óc chị quay cuồng, chân tay chị rụng rời, nỗi uất hận dâng lên nghẹn ứ cổ họng khiến chị không nói được lời nào. Chị chạy ào ra cổng đi như người mất hồn giữa dòng xe qua lại. Chị thấy cay đắng quá!
Trong hôn nhân, tình cảm giữa hai vợ chồng là quan trọng, nhưng cần có sự chứng thực và bảo vệ của pháp luật. Khi ở với nhau hòa thuận thì bạn có thể không thấy tờ giấy hôn thú đó quan trọng như thế nào. Thế nhưng, nếu hai người quyết định lấy nhau, sinh con thì sẽ khai sinh cho con thế nào nếu không có giấy kết hôn? Tuy lấy nhau là tin tưởng nhau, nhưng ở đời, ai học được hết chữ ngờ. Chẳng may có trục trặc gì thì bạn sẽ giải quyết ra sao? Nhất là đối với chị em phụ nữ, ai sẽ là người bênh vực bạn? Có hôn thú là sự ràng buộc nhau về trách nhiệm pháp lý, tránh trường hợp bạn bị những người thiếu trách nhiệm lợi dụng, lừa gạt. Đã có trường hợp vợ chồng cứ sống gá nghĩa với nhau như vậy nhiều năm, bỗng dưng người đàn ông đổi tính đổi nết, đưa về một người phụ nữ khác về và quyết định... lấy cô ấy làm vợ. Thế là bao năm tháng chung sống dường như trở thành con số không, bởi chẳng có tòa án nào bênh vực cho người phụ nữ chung sống không giá thú, không danh phận gì với một người đàn ông. Có người tay trắng ra đi trong khi đã đổ bao công sức, hi sinh hết tuổi trẻ, sức lực cho chồng con. Thế nhưng chỉ vì không có đăng ký kết hôn nên dù cố gắng kiện ra đến tòa họ cũng bị thua. Bởi rất dễ hiểu, cuộc hôn nhân cũng như thân phận của họ nằm ngoài vòng luật pháp vì thế họ không được luật pháp bênh vực và bảo vệ.
Vì vậy, hãy kiên quyết và khéo kéo yêu cầu chồng/vợ mình đi làm thủ tục đăng ký kết hôn. Nếu chuyện nghiêm túc như vậy mà đối phương kiên quyết từ chối, thì có lẽ bạn nên xem xét lại tình cảm họ dành cho bạn và mục đích họ muốn kết hôn với bạn. Sống với nhau như vợ chồng nhưng không kết hôn theo luật định thì không được coi là vợ chồng. Kết hôn phải đi đăng ký, như vậy không chỉ đảm bảo hạnh phúc cho chính bạn mà còn thể hiện sự tôn trọng pháp luật. Lối sống này phản ánh sự thiếu tinh thần trách nhiệm với xã hội và dễ gây ra những hậu quả xấu.
Theo Ngoisao
Sinh ra là phận phụ nữ, biết chắc sẽ khổ. Nhưng khổ ít hay nhiều... Đời vốn nhiều thứ không công bằng, nên chị em phụ nữ hãy ráng cứng cỏi mà sống! Sinh ra là phận phụ nữ là biết chắc mình sẽ khổ. Nhưng khổ ít hay khổ nhiều còn phụ thuộc vào nửa kia của mình như thế nào! Đọc bài chia sẻ của chị T. Hà "Có đứa nào vô sinh đâu mà bảo...