Khổ vì thích điều khiển vợ con theo ý mình
Một số ông chồng thường mắc một sai lầm khá phổ biến đó là rất thích điều khiển vợ con làm theo ý mình. Khi không được như ý, bản thân họ cảm thấy hết sức đau khổ và như một lẽ tự nhiên họ trút nỗi bứt rứt đó lên chính những người trong gia đình.
Ảnh minh họa
Chuyện bé, bố xé ra to
Chị Hạnh nhà ở quận Long Biên, Hà Nội tâm sự rằng, nỗi khổ tâm lớn nhất trong cuộc đời chị đó là không giúp được chồng chị tháo mở được vấn đề tâm lý. Theo những gì chị kể thì anh Tuấn chồng chị không phải là người xấu, cũng không phải là người chồng tệ bạc gì. Tuy nhiên, trong đối đãi ứng xử, anh luôn khiến cho vợ con cảm thấy bị ức chế.
Ví dụ, khi bảo con lớn lau bàn ăn, anh Tuấn nói con lấy chiếc khăn sạch thấm nước lau thật kỹ. Tuy nhiên, vì quen lau bằng khăn lưới thấm nước rửa bát để lau sạch mùi thức ăn, sau đó mới lau lại khăn sạch nên cậu bé cứ làm theo thói quen mà không để ý bố bảo làm cách nào. Thấy con làm sai lời mình (mặc dù thực tế cách làm đó còn cẩn thận và sạch sẽ hơn rất nhiều) nhưng anh Tuấn dường như không chịu đựng nổi. Anh ấy đã quát con: Ai bày cho mày lau bàn như thế hả. Lại cái con dân tộc nó dạy mày thế chứ gì. Mày không thèm nghe lời tao chứ gì!!!
Nghe bố quát, cậu bé không hiểu đầu cua tai nheo gì, chỉ thấy lòng ấm ức bực bội vô cùng. Đến khi bố ra khỏi nhà, cậu bé mới bắt đầu phàn nàn với mẹ: “Mẹ ơi, bố bị làm sao thế. Con hết chịu nổi rồi mẹ ơi!”. Chị Hạnh lại phải phân tích một hồi để đứa con hiểu rằng, việc con làm rất tốt nhưng duy có một điều là con chưa để ý lắng nghe lời bố nói. Con có biết bố bảo con như thế nào không?…
Mặc dù phân tích cho con hiểu để con trai không có ý nghĩ tiêu cực về bố nhưng trong thâm tâm chị Hạnh cũng cảm thấy bất an trước cách ứng xử của chồng mình. Chị Hạnh biết chồng chị có một cái tật vô cùng khổ sở đó là luôn bắt vợ con làm theo ý mình. Chỉ cần vợ con trái ý một chút, như việc rất nhỏ trong câu chuyện trên, là chồng chị đã có thể nổi khùng và trút lên đầu vợ con những cảm xúc hết sức tiêu cực. Chị Hạnh khổ, con cái khổ theo nhưng chị cũng hiểu, người khổ đầu tiên chính là chồng chị.
Quay vào trong để làm chủ cảm xúc
Theo Thiền sư Thích Minh Niệm, thói quen muốn điều khiển người khác, muốn người khác làm theo ý mình là nguyên nhân dẫn tới khổ đau của rất nhiều người. “Chúng ta nên biết rằng, chúng ta không thể điều khiển một đối tượng nào mãi. Điều khiển được vài chục lần, cùng lắm là vài trăm lần. Tới một lúc nào đó, đối tượng ấy cũng sẽ không cho chúng ta điều khiển nữa. Ví dụ, rõ nhất là với con chúng ta. Chúng ta rất hay điều khiển chúng. Khi chúng ta không điều khiển con chúng ta được nữa, chúng ta sẽ sốc, sẽ đau đớn, vật vã, khổ sở và nghĩ rằng: Nó hết thương mình rồi, nó ngỗ nghịch, nó bất hiếu đối với mình. Nhưng sự thật thì sao? Sự thật thì con bạn nó muốn lấy lại chủ quyền của nó, nó muốn tự quyết định cuộc đời nó. Đó là quyết định đúng đắn nhưng chúng ta không chấp nhận được”, thiền sư Thích Minh Niệm nói.
Có một thực tế trong cuộc sống, đối tượng mà các ông chồng muốn điều khiển nhất đó là vợ và con. Cũng như các bậc cha mẹ thường mắc phải sai lầm hết sức phổ biến đó là luôn muốn điều khiển con mình. Họ thích điều khiển con, điều khiển cho tới khi nào không thể điều khiển được chúng. Họ làm việc này như một bản năng, như một ý thích, như là nhiệm vụ mà không hiểu rằng đang làm khổ con và tự làm khổ mình.
Theo các chuyên gia tâm lý, khi một người càng cố gắng điều khiển người khác thì đối tượng đó càng muốn chống đối lại. Vì thế ý muốn điều khiển người khác là không thể thực hiện được. Và đó là lý do khiến cho những người chồng thích điều khiển vợ con, họ là người phải chịu khổ đầu tiên.
Video đang HOT
Dĩ nhiên, khi phải sống dưới sự áp đặt điều khiển của chồng, của cha mình thì những người vợ đó, người con đó cũng sẽ là người phải chịu chung nỗi khổ từ người chồng người cha đó mang lại. Việc muốn điều khiển vợ con theo cách bắt họ phải làm theo ý mình vì thế sẽ khiến cho họ khổ mãi. Trong gia đình, người trụ cột, là điểm tựa tinh thần mà khổ đau thì như một lẽ dĩ nhiên những thành viên còn lại trong gia đình đó khó có thể có được hạnh phúc.
Việc một người cứ muốn người khác làm theo ý mình vì thế là điều không nên trong vấn đề ứng xử của chính người đó. Vấn đề nằm ở trong tâm người đó chứ không phải ở những điều mà người chồng đó nhìn thấy ở vợ con. Do vậy, việc cần giải quyết chính là giải quyết trong tâm lý của những người chồng này.
Giáo lý Phật khuyên rằng, để tránh được những khổ đau do sự bất như ý (cụ thể ở đây là bắt nguồn từ việc muốn điều khiển vợ con), các ông chồng nên quay vào bên trong mình để làm chủ con tim của mình, làm chủ cảm xúc của mình thay vì để ý đến con người và sự việc bên ngoài. Khi làm chủ được những vọng động, những cảm xúc của mình thì chúng ta sẽ nhìn mọi thứ trở nên nhẹ nhàng đi. Những khó khăn chỉ là khó khăn thôi, những điều bất như ý chỉ là những điều bất như ý thôi chứ không còn là khổ đau nữa.
Theo Thiền sư Thích Minh Niệm, những điều bất như ý chỉ trở thành khổ đau khi chúng ta cộng thêm vào thái độ chống đối, thái độ muốn loại trừ, thái độ muốn tránh né. Chúng ta muốn loại trừ, muốn tránh né, muốn chấm dứt những điều bất như ý xẩy ra mà không làm được, cho nên chúng ta khổ đau. “Khổ đau là trạng thái ở trong tâm. Còn khó khăn là trạng thái xẩy ra ở bên ngoài. Cái xảy ra ở bên ngoài nó chỉ trái với ý chúng ta thôi, chứ nó không thể làm cho chúng ta khổ được. Nó chỉ làm cho chúng ta khổ khi chúng ta chống lại nó”, thiền sư Thích Minh Niệm nói.
Ngân Khánh
Theo giadinh.net.vn
Bị hỏi "Nếu người khác là vợ, anh có đối xử tốt như vậy không?", 1 người chồng chuẩn mực sẽ trả lời thế này
Nếu bạn hỏi tôi, kiểu đàn ông thế nào xứng đáng để phụ nữ trao gửi cả cuộc đời? Tôi sẽ trả lời, người đàn ông ấy nhất định phải có...
Yêu một người không cần quá nhiều lý do, chỉ cần cảm thấy thoải mái là đủ. Bởi tôi yêu bạn, nên muốn ở bên cạnh bạn trọn đời. Trên đời này, tình yêu đơn giản nhất mà người chồng có thể dành tặng cho vợ là: "Bởi vì em là vợ, nên tôi đối xử tốt với em".
Có một cô gái hỏi chồng rằng: "Tại sao anh đối xử tối với em? Nếu người khác là vợ của anh, anh cũng đối xử tốt với cô ấy à?".
Người chồng đáp: "Đúng thế".
Cô gái trẻ cảm thấy rất đau lòng, và cô ấy đến nhờ tôi tư vấn. Thoạt đầu khi nghe câu chuyện, tôi cảm thấy buồn thay cho cô gái. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghĩ vấn đề sâu hơn. Bởi xuất phát từ trách nhiệm nên người chồng đối xử tốt với vợ. Chỉ cần cô ấy là vợ, thì người chồng sẽ đối xử tốt. Người đàn ông có nhân phẩm như thế đúng là tuyệt vời.
Anh minh hoa
Có nhiều người đàn ông, trước mặt sếp, anh ta thể hiện mình là một nhân viên mẫn cán. Trước mặt bạn bè, anh ta thể hiện mình là người hết lòng vì bạn. Thậm chí trước mặt người lạ, anh ta vẫn thể hiện mình là người tốt. Nhưng khi về đến nhà, anh ta xé bỏ mặt nạ, hiện nguyên hình là một người chồng bạo lực với vợ con. Kiểu đàn ông như thế gọi là người không có nhân phẩm tốt.
Khách hàng của tôi kể rằng, mỗi khi tham gia tiệc xã giao, họ sẽ tuân theo một quy tắc bất thành văn. Trong bàn tiệc, nếu một người bận nghe cuộc gọi từ người nhà, những người trong bàn tiệc sẽ tạm ngừng trò chuyện. Họ kiên nhẫn đợi đối tác nói chuyện xong với người nhà, sau đó mới bàn tiếp chuyện kinh doanh.
Từ thái độ và cách hành xử với người nhà, họ có thể nhìn ra nhân phẩm tốt xấu của đối tác. Nếu đối tác tỏ vẻ nóng nảy, ngữ khí và thái độ rất tệ khi nghe cuộc gọi từ người nhà, họ sẽ không muốn tiếp tục bàn chuyện kinh doanh với người ấy.
Nhân phẩm là gì? Là sau khi đã gạt đi cảm xúc, địa vị, mặt nạ sẽ rơi xuống và phơi bày nhân cách thật sự của một người.
Nền tảng cơ bản của lòng người
Bởi vì em là vợ, nên tôi đối xử tốt với em.
Bởi vì bạn là đối tác làm ăn, nên tôi tin cậy bạn.
Đó chính là nền tảng cơ bản của lòng người, cho dù không có tình yêu hay tình bạn, bạn vẫn tuân thủ nguyên tắc trong lòng mình.
Người không có nhân phẩm tốt thường hành xử mọi việc theo cảm tính. Họ không thích gánh vách trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác. Những người như thế làm sao có thể gánh vác trách nhiệm trong một gia đình?
Nếu bạn hỏi tôi, kiểu đàn ông thế nào xứng đáng để phụ nữ trao gửi cả cuộc đời? Tôi sẽ trả lời, người đàn ông ấy nhất định phải có nhân phẩm tốt.
Đàn ông có nhân phẩm tốt là người ý thức về trách nhiệm của mình. Chẳng hạn như: "Bởi vì em là vợ, nên tôi đối xử tốt với em".
Câu chuyện sau đây tôi kể là một trường hợp điển hình.
Liên là cô gái thành phố, có tri thức, bối cảnh gia đình khá giả. Khi Liên quen Tuấn - anh chàng làm nông chân chất, cả gia đình Liên đều phản đối kịch liệt.
Ảnh minh họa
Liên luôn nỗ lực đấu tranh cho hạnh phúc của mình. Sau một năm ở bên Tuấn, Liên mang về một đứa trẻ kháu khỉnh và xin phép bố mẹ cho cả hai cưới nhau. Bố của Liên tức giận đến mức suýt đuổi đánh con gái ra khỏi nhà. Tuy nhiên khi nhìn đứa cháu bé bỏng, ông không có sự lựa chọn nào khác là chấp nhận hôn sự của con gái và chàng trai nghèo.
Nhiều năm sau, bố mẹ của Liên vướng vào một vụ kiện tụng, vỡ nợ dẫn đến phá sản. Thời điểm đó, Tuấn đã gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng và đạt được một số thành tựu nhất định.
Tuấn nói với Liên: "Anh không hiểu về kiện tụng, nhưng anh có thể giúp bố mẹ của em".
Liên kể với tôi, ngày hôm ấy Tuấn mang về rất nhiều tiền. Tuấn giúp bố mẹ vợ trả sạch nợ, bằng cách bán nhà máy do anh gây dựng từ hai bàn tay trắng. Nhiều người mắng anh điên rồ, bởi gây dựng lại cơ nghiệp không phải là chuyện dễ dàng.
Tuấn xoa dịu vợ: "Anh không có nhiều tham vọng. Công việc chẳng qua là cách chúng ta mưu sinh và giúp cuộc sống gia đình trở nên tốt hơn. Cuộc sống hiện tại không phải rất tốt sao?".
Trong suốt những năm tháng ở bên nhau, Tuấn chưa bao giờ nói yêu vợ. Nhưng tình yêu anh dành cho vợ được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm.
Đàn ông có tinh thần trách nhiệm không nhất định phải giỏi kiếm tiền, không hẳn có năng lực cho vợ cuộc sống trong nhung lụa. Nhưng anh ta sẽ vì gia đình mà phấn đấu hết mình. Anh ta không tùy tiện hứa hẹn bởi biết rõ thực tế rất khắc nghiệt, và sẽ dùng hành động thay cho những lời muốn nói.
Theo Afamily
Mỗi lần "gần gũi" bạn trai lại vùi xuống gối 500k, nghĩ bị coi thường nên chủ động chia tay, ngờ đâu anh nói một câu thế này Hành động đó của Lâm khiến Hân phải suy nghĩ, lẽ nào anh đến với cô chẳng qua chỉ để mua vui? Hơn 30 tuổi, nhờ bạn bè mai mối Hân mới bén duyên với người chồng đầu tiên, tuy hạnh phúc đến muộn màng nhưng cô mãn nguyện với nó. Tiếc rằng, số Hân đa đoan hơn người nên vừa cưới được...