Khổ vì thách cưới
Lần đầu qua gặp nhà gái để bàn chuyện cưới hỏi, dù đã dự kiến cho con một khoản không nhỏ để lo việc đại sự, vợ chồng chị vẫn không khỏi choáng váng khi nhà gái thẳng thừng đưa ra những con số rất rạch ròi.
Con trai chị yêu cô bé ở quê. Cô bé về nhà chị chơi vài lần, ít nhiều biết gia đình chị thuộc loại thường thường bậc trung như bao gia đình công chức khác. Vậy mà không hiểu sao, gia đình cô bé thách cưới như thể nhà chị dân thành phố thì mặc định phải lắm tiền nhiều của vậy.
Lần đầu qua gặp nhà gái để bàn chuyện cưới hỏi, dù đã dự kiến cho con một khoản không nhỏ để lo việc đại sự, vợ chồng chị vẫn không khỏi choáng váng khi nhà gái thẳng thừng đưa ra những con số rất rạch ròi. Ngoài bộ nữ trang bằng vàng 24K, nhẫn cưới có gắn hột xoàn từ bốn ly trở lên, lễ vật phải đủ các món như: tiền mặt ít nhất năm mươi triệu đồng, mấy lượng vàng bốn số chín… Họ còn yêu cầu rõ bánh cốm phải đặt mua từ Hà Nội, bánh phu thê phải đủ trăm cho đúng ý nghĩa trăm năm hạnh phúc.
Ảnh minh hoạ
Gặp mặt xong, chị rầu rĩ vì không biết đào đâu ra ngần ấy. Con trai chị cũng thất vọng trước đòi hỏi có phần thái quá của nhà vợ. Con dâu tương lai đã thuyết phục cha mẹ đơn giản bớt nhưng họ không chịu. Chị không nỡ để con người ta “theo không” như lúc căng thẳng, con trai chị từng nói xẵng “không giảm thì làm sao cưới”. Cuối cùng, trao đổi qua lại, nhà gái có gia giảm đôi chút nhưng con trai chị phải vay thêm mới đủ cho đám cưới. Cưới xong, vợ chồng sẽ lo trả nợ.
Chị bạn làm tôi nhớ chàng trai vừa gặp trong tiệm vàng ở trung tâm thành phố. Cậu nhờ người bán hàng tư vấn giúp mẫu trang sức cưới vừa với số tiền ít ỏi dành dụm được mà vẫn đáp ứng yêu cầu từ phía nhà vợ là món nào cũng phải thật hoành tráng. Khi chị bán hàng khuyên, nếu khả năng không cho phép hãy thuyết phục gia đình vợ giảm bớt để tránh nợ nần về sau hay những áp lực không đáng có khiến đám cưới mất vui. Cậu lắc đầu, bởi cha mẹ vợ từng phán như đinh đóng cột “không đủ khả năng thì đừng cưới”. Bỏ cuộc thì mất mặt nam nhi quá, chàng trai xem đây như là cái ải phải vượt qua.
Video đang HOT
Sau đám cưới, chưa biết sống với nhau thế nào nhưng chắc rằng những đôi vợ chồng trên sẽ khó mà quên được trải nghiệm không mấy dễ chịu ngay trước ngưỡng hôn nhân này. Lúc vui thì không sao, nhưng khi cơm không lành, canh không ngọt, những ấm ức cũ sẽ sống dậy.
Chú thích ảnh
Những người thích thách cưới muốn chứng tỏ con mình cao giá, muốn nở mày nở mặt với bè bạn, xóm giềng. Nhưng họ quên rằng, trong hôn nhân, tình cảm, cách đối xử với nhau mới là quan trọng. Một đám cưới thuận lợi, suôn sẻ vẫn chưa chắc sẽ không xảy ra xung đột trong cuộc sống chung sau này, huống hồ cuộc hôn nhân đã bị cản trở ngay từ đầu bởi chuyện thách cưới. Chưa kể sui gia chẳng còn muốn nhìn mặt nhau hay cứ thấy mặt dâu, rể là nỗi hậm hực lại dâng trào.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta thường nói “góp gạo thổi cơm chung”. Nam nữ ngày nay cũng bình đẳng trên mọi phương diện, từ việc làm, thu nhập, trách nhiệm gánh vác trong ngoài… Vậy cũng nên bỏ thách cưới, khi nó chẳng mang ý nghĩa cao đẹp nào, ngoài việc đe dọa hạnh phúc lứa đôi.
Nguyễn Yến Nhi
Với đàn bà, chồng có thể bỏ nhưng con cái thì không bao giờ
"Cơm không lành, canh không ngọt" anh chị dắt nhau ra tòa ly hôn. Tôi luôn nghĩ chị sẽ nhận quyền nuôi con vì đàn bà sẽ không bao giờ bỏ con mình. Nhưng tôi đã lầm...
Những ngày tháng trước khi ly hôn, gia đình anh chị thường xuyên cãi vả, thậm chí đánh nhau. Anh "mèo mỡ" với một cô gái bán bia ngoài thị trấn. Chị tôi bắt được, đánh ghen một trận tơi bời. Chị cũng không phải dạng vừa, ngày ba bữa chị tôi hằn học nhiếc móc, chồng đang ngủ cũng lôi dậy chửi. Anh say xỉn, đập bể mọi thứ trong nhà. Bé Linh, con gái của anh chị mỗi lần thấy cha mẹ như vậy là gào lên khóc.
Phiên tòa hôm ấy, ai cũng rưng rưng nước mắt. Chẳng phải khóc cho cặp vợ chồng đổ vỡ mà thương đứt ruột gan khi bé Linh bắt buộc lựa chọn giữa ba và mẹ. Con bé ngơ ngác giữa phiên tòa nhìn ba mẹ cãi nhau gay gắt. Ngơ ngác nhìn chủ tọa liên tục nhắc nhở hai người thôi chửi rủa nhau. Khi được hỏi con sẽ chọn ba hay mẹ, nó gào lên thảm thiết: "Con muốn ở với cả ba và mẹ".
Gia đình anh chị luôn trong cảnh "cơm không lành, canh không ngọt"- Ảnh minh họa: Internet
Rồi bé Linh về ở với ba. Anh rể tôi kinh tế ổn định hơn, lại có nhà có cửa. Chị tôi có một quán ăn nho nhỏ nên dọn ra đó sống. Tôi tưởng chị tôi phải đau khổ lắm khi gia đình tan đàn xẻ nghé, nhưng chỉ một thời gian ngắn chị đã quen một người đàn ông mới. Anh này là khách quen thường xuyên ghé quán chị ăn sáng. Biết chị mới ly hôn anh ta buông lời tán tỉnh xa gần, ai ngờ chị tôi đổ thiệt.
Anh rể tôi dắt người đàn bà ở ngoài thị trấn về sống như vợ chồng. Anh kêu bé Linh kêu ả bằng mẹ. Con bé không kêu, bị ba tát cho một phát đau điếng vào má. Con bé sợ hãi, ngước đôi mắt ngậng nước nhìn hai người.
Thỉnh thoảng tôi có tạt qua nhà thăm cháu gái. Dúi vào tay cháu khi thì hộp sữa, khi thì bịch bánh. Quả thật anh chị tôi ly hôn rồi, vào nhà lỡ gặp người đàn bà đó tôi cũng ngại nên thường canh mỗi lần chỉ có cháu ở nhà tôi mới đến. Mỗi lần thấy dì đến, bé Linh chạy ra ôm chặt tôi rồi khóc. Bé nói rất nhớ mẹ, muốn ở với mẹ.
Linh kể, buổi tối phải ở nhà một mình bé rất sợ. Anh và người đàn bà đó hay chở nhau ra thị trấn chơi đêm. Họ khóa cửa và để bé ở nhà một mình. Tôi vào bếp, giở nồi chỉ thấy một nồi cơm nguội ngắt còn một nửa, chắc nấu từ hôm qua. Linh bảo, cô ấy bảo có đói thì tự lấy cơm mà ăn. Bé ăn cơm với nước mắm. Khi nào có ba ở nhà bé mới được ăn ngon.
Có lần tôi đến thấy con bé đang khóc. Đưa tay ôm lấy cái má sưng vù. Nó bảo hồi sáng cô ấy tát nó vì cái tội làm vỡ chén. Nó khóc ngất lên, kể rằng con đói bụng quá, vào bếp bới cơm mà cái nồi cao quá nên làm tụt chén. Ba thì đi làm rồi, cô lôi con vô phòng, đóng cửa lại và đánh.
Tôi đau lòng quá. Đứa cháu gái bé bỏng của tôi mới có năm tuổi. Hồi nhỏ tới giờ dù gia đình không khá giả nhưng nó có phải chịu cảnh đói ăn bao giờ.Tôi giận run người. Tôi giận anh rể tôi một, giận chị tôi mười. Tôi bế con bé lên xe, chở ngay ra quán của mẹ nó. Nhìn thấy mẹ, bé Linh khóc nức nở, chạy đến ôm mẹ. Nó bảo nhớ mẹ, muốn ở với mẹ lắm. Chị tôi cũng sụt sịt khóc. Lúc ấy, từ trong phòng nhân tình của chị bước ra, nhìn thấy cảnh đó anh ta bước đi thẳng. Chị tôi rối rít chạy theo, bỏ mặc con bé khóc lóc ngã sấp vì bị mẹ buông ra vội vàng.
Tôi bực quá, chở con bé về nhà ngoại. Chiều hôm đó, ba bé Linh phóng xe qua nhà. Mặt hầm hầm quát tháo. Bảo không bao giờ được chở con bé về nhà ngoại nữa, nếu không sẽ kiện tôi về việc bắt cóc trẻ con. Tòa đã xử anh nuôi con thì nó không dính dáng gì đến gia đình bên ngoại nữa cả. Rồi anh ta chửi um sùm lên, bảo chị tôi cũng là loại đàn bà lăng loàn dối trá. Vì chị tôi ngủ với người đàn ông khác nên anh ta mới đi ngoại tình. Ông ăn chả thì bà ăn nem thôi. Con bé bị lôi xềnh xệch lên xe. Nhìn nó co rúm sợ hãi mà tôi không làm gì được. Dù sao anh ta cũng là ba nó.
Hôm sau, tôi lựa lúc hai vợ chồng đi vắng tôi chạy qua nhà thăm cháu. Nó kéo áo lên, những vệt đỏ ngang dọc hằn trên da thịt non nớt: "Ba đánh, cô ấy tát con nữa. Họ cấm con không được về với ngoại. Ba còn dọa nếu con theo dì nữa, con sẽ bị đánh chết". Con bé gào lên sợ hãi.
Tôi qua nhà chị tôi, lại bắt gặp người tình của chị đang ở đó. Anh ta về rồi, tôi mới dám kể với chị con bé bị đánh. Chị tôi bảo, cũng thương con nhưng tòa đã xử như vậy rồi. Rồi chị ngập ngừng, anh Hiếu- nhân tình của chị bảo, nếu chị nhận nuôi con bé sẽ cắt đứt với chị. Tôi sững người nhìn chị. Chị tôi đây sao, lẽ ra chị phải thương đứa con gái bé bỏng chị đứt ruột đẻ ra chứ. Có ai trên đời này thương con bằng mẹ đâu chứ? Vì lo cho hạnh phúc riêng tư của chị mà bỏ mặc con bé sao?
Cả anh và chị tôi là những người ích kỉ. Họ chỉ nghĩ đến bản thân mà không bao giờ suy nghĩ cho con cái. Bây giờ, tôi phải làm sao đây để giúp cháu mình?
Theo Phụ nữ sức khỏe
Những lý do khiến đàn ông không muốn ở rể Chuyện ở rể không còn là chuyện quá xa lạ giữa các gia đình. Thế nhưng cho dù ở thời đại nào, thì câu chuyện này cũng tương đối nhạy cảm với các đấng mày râu. Chuyện ở rể vẫn luôn là chủ đề được đưa ra bàn tán nhiều trong các câu chuyện của mọi gia đình. Và bất cứ người đàn...