Khổ vì sống chung với mẹ chồng vụng
Thảo mệt mỏi khi làm dâu không phải vì mẹ chồng soi mói, ghê gớm mà vì mẹ chồng quá vụng về.
Ngày chuẩn bị cưới Thắng, Thảo khá lo lắng về khoản nội trợ của mình. Bởi Thắng là con trai một, chị gái đã lập gia đình. Thảo xác định phải sống chung với bố mẹ chồng. Thảo thường hỏi dò Thắng xem mẹ nấu ăn ra sao. Mỗi lần như thế, anh toàn cười trừ: “Em yên tâm, em nấu ăn còn ngon hơn mẹ anh”.
Mẹ chồng vụng làm con dâu cũng khổ – Ảnh minh họa: Internet.
Thảo cũng không khỏi thắc mắc bởi mỗi lần nhà anh có việc gì đều thấy chị gái Thắng đứng ra nấu nướng chứ mẹ ít khi vào bếp. Sau này, cưới nhau về, Thảo mới biết do mẹ vụng về nên mới thế.
Thảo làm cho một công ty truyền thông nên khá bận rộn trong khi mẹ chồng 62 tuổi đã nghỉ hưu. Vì vậy, sau khi cưới, Thảo chủ động đề nghị mẹ chồng giúp cô khoản nội trợ. Cả ngày đi làm vất vả, tối nào bố chồng và vợ chồng Thảo cũng được mẹ chồng cho ăn các món mua sẵn ngoài chợ. Hôm thì giò, hôm thì chả, hôm thì thịt quay, hôm khác thì là các món có sẵn mua ở cửa hàng như nem rán, thịt kho…. Món duy nhất mẹ Huy nấu đó là rau luộc. Cuối tuần nào được nghỉ làm, Thảo đều tranh thủ đi chợ, đi siêu thị mua đồ, sơ chế sẵn, để trong tủ lạnh. Tuy nhiên, mẹ chồng cô vụng về, hôm thì bà rán thịt cháy khét, hôm thì cá kho mặn, hôm thì gà luộc còn sống… Vậy là cả nhà cô lại trung thành với các món ăn sẵn.
Khi Thảo chửa vượt mặt, trong khi Thảo đi làm về là phụ dọn cơm, rửa bát, lau dọn nhà cửa thì cứ bẩy, tám giờ tối đến giờ phim là mẹ chồng Thảo lại ngồi xem hết thời sự lại đến phim này, rồi phim khác. Nhưng điều đó không đáng phải phàn nàn bằng mỗi lần vào nhà tắm xong, Thảo lại thấy hãi hùng bởi đống quần áo và đồ nghề tắm giặt vứt lăn vứt lóc. Thảo đã nhiều lần góp ý mẹ chồng để gọn và phân loại quần áo trắng và màu, đồ thường và lót vào hai cái làn nhựa cô đã để sẵn trong góc nhà tắm cho tiện thì bà ậm ừ rồi hôm sau vẫn vậy. Thảo dặn thêm thì bà chống chế: “Đằng nào chả giặt một mẻ, phân loại làm gì cho mất thời gian”.
Một cảnh trong phim “Sống chung với mẹ chồng” – Ảnh minh họa: Internet.
Video đang HOT
Thảo mang bầu bị ốm, Thắng lặn lội ra chợ mua gà về nhờ mẹ nấu cháo cho vợ. Khi mẹ chồng mang cháo lên, Thảo nhìn bát cháo nước một đằng, cái một nẻo mà ngán ngẩm. Hỏi ra mới biết, mẹ chồng cô vì muốn nhanh nên đã cho cơm nguội vào nấu cháo. Hôm sau nhà có giỗ, mẹ chồng Thảo thổi xôi. Khi sắp mâm, mọi người mới tá hỏa vì món xôi gấc mẹ chồng cô nấu đã biến thành món cháo gấc. Thì ra, để không phải ngâm gạo, bà đã cho gạo nếp, gấc vào nồi áp suất điện và bật chế độ hầm.
Đến khi Thảo sinh con, đó mới là lúc thật sự nảy sinh vấn đề. Trước đó, Thảo cứ nghĩ, mẹ chồng cô chỉ vụng trong khoản nội trợ, còn việc chăm trẻ chắc là ổn, vì bà đã có kinh nghiệm khi nuôi chồng cô và chị gái. Thảo sinh mổ nên những ngày đầu khá mệt vì đau. Mẹ chồng cô mang tiếng là trông cháu, nhưng hôm nào bà cũng ngủ tít, cháu quấy khóc đến mấy, bà cũng không hề hay biết. Con khóc, Thảo lại nén đau, dậy thay tã, pha sữa. Sau khi con rụng rốn, Thảo không thuê y tá tắm nữa để mẹ chồng tắm cho cháu. Vậy nhưng, bà bảo cháu nhỏ, bà bế sợ lọt tay, không an toàn. Trong tháng ở cữ, Thảo nhờ mẹ chồng giặt giũ và dặn bà giặt riêng khăn sữa, không bỏ vào máy cùng quần áo, tã lót. Tuy nhiên, để cho nhanh gọn, mẹ chồng Thảo thường cho tất cả vào máy giặt. Vậy là cứ khoảng chục nửa tháng, Thảo lại phải thay cả lố khăn sữa của con, vì chỉ sau vài lần cho vào máy giặt chung, những chiếc khăn đã xơ xác và đổi màu.
Thật sự Thảo thấy chán chường bởi nhà lúc nào cũng như bãi chiến trường.
Hết nghỉ chế độ thai sản 6 tháng đi làm lại, vợ chồng Thảo ngọt nhẹ nhờ mẹ ở nhà chông nom cháu nội. Thế nhưng thật chẳng ai lại không xót con khi có lần đi làm về thấy miêng con sưng phồng, môi con trai bé nhỏ mới 6 tháng ướm máu hỏi mẹ thì bà nói bà bón cháo cho cháu bị bỏng, có đau mới lớn được”. Thảo ôm con vào lòng đầyxót xa, đêm đến con giật mình khóc ré lên vì đau và hoảng sợ. Thảo có nói với chồng chuyện này anh chỉ nói là bà nhỡ chứ ai lại nỡ làm đau cháu nội của mình.
Đã 3 lần Thảo nói chuyện với chồng về việc thuê người giúp việc. Nhưng Thắng bảo làm thế bà chạnh lòng, buồn rồi sinh bệnh. Anh bảo cô cứ tin tưởng và hướng dẫn bà dần bởi vì gốc rễ là bà yêu cháu, yêu con, chỉ hơi vụng về tí thôi, rằng ngày xưa bà có vụng thật nhưng cũng nuôi nấng hai con nên người. Thảo đành ngậm ngùi tiếp tục chịu trận.
Sống chung với một bà mẹ chồng vụng, Thảo vẫn đang hàng ngày cố gắng. Nhiều khi cô cũng bức xúc, cũng ức chế, nhưng rồi lại phải an ủi, gồng lên mà làm, chấp nhận sự thật mình không may mắn có một bà mẹ chồng không như ý muốn.
Châu Anh
Theo Gia đình & Xã hội
Vừa nhìn thấy chiếc giẻ chùi chân mà mẹ chồng ném trước cửa nhà, em choáng đến mức muốn "bốc hỏa" tận đầu
Em nhìn cái giẻ lau chân bẩn thỉu dưới nền nhà mà muốn phát điên lên. Hỏi mẹ chồng, bà trả lời một câu không thể đắng hơn.
Mọi người ạ, em đang chán nản mẹ chồng em lắm. Biết là mẹ chồng nàng dâu khác máu tanh lòng, khó hòa hợp yêu thương nhau. Nhưng cũng đâu đến mức xa lạ, căng thẳng như giữa em và mẹ chồng em chứ. Phận làm dâu, nhiều khi em cũng nhẫn nhịn cho sóng êm biển lặng, cho chồng khỏi phân vân khó xử khi đứng giữa mẹ và vợ. Nhưng mẹ chồng thấy em lùi bao nhiêu thì bà càng cố ép bấy nhiêu. Mà không lẽ em cứ nhẫn nhục mãi thì có ngày mẹ con em ra đường ở thật.
Hồi yêu nhau, mẹ chồng em không chịu cho tụi em cưới vì không thích em. Chồng em phải đấu tranh tư tưởng căng thẳng lắm bà mới chịu đi cưới với thái độ miễn cưỡng. Ngày cưới, nhìn mặt bà như đưa đám, bất mãn thể hiện thẳng ra nét mặt khiến ai cũng bức xúc thay em.
Cũng may từ khi cưới về, vợ chồng em ăn nên làm ra, chồng em thăng tiến nhanh chóng, sức khỏe còn tốt hơn trước nên mẹ chồng mới bớt đay nghiến em. Mà cứ mỗi lần chồng em ho hắng, sụt sịt mũi vì thời tiết thôi, em sẽ "ăn" nguyên bài chửi từ mẹ chồng. Nhiều khi ức quá, em muốn nói lại nhưng thương chồng nên lại thôi. Cũng may chồng em hiểu chuyện nên thường động viên, an ủi vợ.
Mẹ chồng nàng dâu khác máu tanh lòng, khó hòa hợp yêu thương nhau. (Ảnh minh họa)
Hồi em sinh con gái, suốt 3 tháng ở nhà đẻ là 3 tháng sung sướng nhất đời em. Mẹ chồng em không hề qua thăm mẹ con em một lần. Nói ra ai cũng bảo bà sống nhạt nhẽo với con dâu nhưng em lại thấy thích. 3 tháng đó em muốn ăn gì thì ăn, nói gì thì nói, ngủ nghỉ bao lâu cũng được. Còn từ ngày về lại nhà chồng, em luôn phải sống theo ý mẹ chồng đến phát mệt.
Ngay cả chuyện cho con ăn dặm thôi mà với em và mẹ chồng cũng như một cuộc chiến. Mẹ chồng ép em cho bé ăn từ hồi hơn 3 tháng nhưng em kiên quyết không chịu. Thế là bà giấu em, tranh thủ khi nào em bận dọn nhà, giặt giũ là nhai cơm bón cho cháu. Một lần tình cờ trông thấy, em tá hỏa. Lần đó, chồng em với bà cãi nhau lớn nên sau này bà mới bớt can thiệp vào việc chăm con của em.
Không can thiệp nhiều nhưng lại đi nói xấu em khắp nơi các mẹ ạ! Nào là lớn to đầu mà không biết bế con để con khóc, nào là không đội mũ bảo vệ thóp cho con... Em nghe người ta nói lại mà muốn điên đầu.
Người ta không mua đồ đẹp cho cháu thì thôi, đằng này bà còn lấy đồ của cháu là giẻ lau để dằn mặt con dâu? (Ảnh minh họa)
Hiện tại em đã đi làm và bé thì gửi bà nội vì gửi ngoài em không yên tâm. Cũng từ đó, em thấy bà toàn xin áo rách, áo cũ ở đâu cho con em mặc. Em nói thì bà bảo mặc thế cho dễ nuôi, ít đau bệnh. Bao nhiêu đồ mới em mua, bà đem cất kĩ hoặc đem cho chị chồng cũng mới sinh con thứ 2. Em ức lắm nhưng cố nhịn để bà chịu trông con cho em đi làm.
Ấy thế mà tối qua, đi làm về đã mệt, nhìn xuống cái giẻ lau chân bẩn thỉu dưới nền nhà, máu nóng trong người em bốc hết lên đầu. Trời ạ, cái giẻ lau đó chính là cái váy rất đẹp và đắt tiền mà em mua cho con gái nhưng chỉ mới mặc một lần khi đi tiêm ngừa.
Em tức đến đỏ mặt vào hỏi mẹ chồng. Bà thản nhiên bảo: "Con gái mặc đồ đẹp sau này mất duyên rồi xấu xí ra thì ai rước. Tôi muốn tốt cho mẹ con cô nên mới làm thế. Sau này đừng có mà mua mấy cái váy hoa hòe đó cho cháu mặc, nếu không tôi lại đem làm giẻ lau chân hết".
Thử hỏi có bà mẹ chồng, có bà nội nào lại làm thế với cháu mình không ạ? Người ta không mua đồ đẹp cho cháu thì thôi, đằng này bà còn lấy đồ của cháu làm giẻ lau để dằn mặt con dâu? Em giận run người, cố nén lại cục tức trong cổ họng mà đầu óc cứ choáng váng đi. Em tức quá các mẹ ạ. Giờ em chỉ muốn ra ở riêng thôi nhưng chồng em không chịu. Em phải làm sao để thoát khỏi mẹ chồng "quái đản" này đây? Em ghét mẹ chồng quá.
(hongnhung2367@yahoo.com.vn)
N.T.M.H
Theo toquoc.vn
"Nếu mẹ ốm, kêu con gái sang mà chăm" Nhà chồng tôi có hai anh em, sau anh là cô em gái lấy chồng gần nhà. Vì điều kiện công việc, vợ chồng tôi sống ở thành phố, những khi có việc cần chúng tôi mới về quê. Vậy nên mẹ chồng luôn nói, "đụng đến cái gì cũng chỉ biết nhờ con gái". Mẹ chồng tôi lúc nào cũng chỉ biết...