Khổ vì đích tôn
Cháu trai của chị còn quá bé, cháu mới vào lớp một được có 2 tháng, nên chị cũng đừng nóng ruột mà có cách uốn nắn, dạy dỗ cháu cứng rắn sẽ khiến cho tình hình thêm phần nghiêm trọng.
ảnh minh họa
Cũng thông cảm là chị bức xúc vì mới vào học có 2 tháng mà đã 3 lần bị ban giám hiệu nhà trường mời lên gặp vì con trai chị ngỗ ngược, tranh ngồi bàn đầu lại còn đánh bạn, xé sách vở của bạn rồi ăn vạ ở trường.
Tính cách cháu như vậy là kết quả của việc nuông chiều quá mức của ông bà nội khi con trai chị là người nối dõi cho cả một tộc họ, mà từ đời ông nội chồng đã là con trai một.
Vì vậy chị cứ bình tĩnh, không thể đốt cháy giai đoạn giáo dục cháu được đâu chị ạ. Điều quan trọng bây giờ là chị phải tranh thủ được sự đồng tình của chồng, hai vợ chồng chị nên ngồi lại với nhau, thảo luận thật kỹ, để tìm tiếng nói chung trong chuyện này.
Làm sao để khi anh chị trình bày giải pháp dạy dỗ cháu với ông bà nội, ông bà sẽ thấy hợp lí, hợp tình. Ông bà sẽ nhận ra được sai lầm của mình là quá nuông chiều cháu, nên cháu mới hư, ngỗ ngược như vậy.
Video đang HOT
Chị phải xác định là con chị còn nhỏ dịa, cháu có hành động sai là do bản năng mà thôi. Cháu hư một phần lỗi là do người lớn, người lớn không nghiêm, không chỉ dạy cho cháu đâu là hành động đúng, đâu là việc xấu không nên làm, thì làm sao cháu trở thành người tốt được.
” Bé không vin cả gãy cành ” chị ạ. Muốn con ngoan, con tốt thì ngay từ bây giờ mọi người trong gia đình chị phải cùng nhau đồng lòng, đừng có dạy cháu theo kiểu ” trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” nữa mà sau này tương lai của cháu không thể như mong muốn của họ tộc đâu.
Phải làm quyết liệt nhưng mềm lòng, hợp tình, hợp lý, đừng quá cứng nhắc mà cháu khó tiếp thu, ông bà nội lại xót cháu, can thiệp không phải lại khó khăn ra chị nhé.
Chị cứ mạnh dạn đề đạt yêu cầu với ông bà nội là để anh chị giáo dục cháu, tôi tin rằng nếu cháu có thể tiến bộ ông bà nội không lẽ gì lại ngăn cản hay làm khó cho anh chị cả.
Chúc gia đình chị thành công để có được một con trai nối dõi khỏe mạnh, ngoan ngoãn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Theo TienPhong
Về quê...
... Chị chẳng ngại gì ngoài việc nhận được lời hỏi han chi tiết từ những con người chân chất, thật thà ấy. Họ gọi đó là tình làng nghĩa xóm, quan tâm thân tình đến nhau bất kể người kia có cần, có thích hay không.
Hình minh họa: Dân Việt
Không đáp lại thì họ sẽ có chuyện để kể rằng dâu nhà ấy khinh khỉnh lạnh nhạt với bà con lối xóm, trong khi khéo vừa hỏi chuyện mình lúc trước, chỉ lát sau gần như toàn bộ những người có mặt ở đó biết nội dung. Đến giúp đám, thì chỉ có việc nhặt hành, nhặt tỏi, nhặt rau lau bát, rất thích hợp cho việc túm tụm thì thào.
Câu chuyện nào cũng được các bà các chị săm soi từ đầu đến chân, rồi đem ra mổ xẻ bàn luận sau khi "khổ chủ" đã rời quê cả tuần. Vấn đề các bà quan tâm quá, chuyện nhà ai cũng tường tỏ từng chân tơ kẽ tóc, từng nội tình ngoại vụ chuyện gì cũng biết.
"Nhà bà Hoan có gần trăm cây vàng nhưng giấu kỹ lắm. Nhà thím Thuấn đầy tiền, thím ấy dậy thêm rồi tham gia công tác ở trường kiếm bộn, chẳng qua cứ giả nghèo giả khổ thôi, đã ai thèm xin đâu". "Thằng ấy nó đi buôn, tiền chất hàng núi. Thằng kia làm cho công ty nước ngoài, lương hàng trăm triệu một tháng".
Chị cười thầm, chắc họ toàn vống lên theo kiểu "gà mẹ rụng lông", chứ giờ người khôn của khó, làm gì mà dễ thế, ai mà được "quan tâm" thì cũng mếu dở. Sau đến chính chị là chủ thể của câu chuyện.
Ra là mẹ chồng lúc nào cũng tự hào con trai mình giỏi giang tài ba, một có khi thêm thắt thành hai, đi khoe trong mọi câu chuyện rằng chúng nó tự mua đất, tự làm nhà. Bà kể những "kỳ tích" ấy nhưng lại "quên" không kể những vất vả, những nợ nần, những lần hai vợ chồng bị lừa tiền, góp vốn làm ăn thua lỗ, những vụ giúp đứa em gặp khó khăn, vì kể ra như thế thì lại xấu đứa em.
Là bà tự hào kể vậy thôi cứ cũng đã được cái gì đâu, vậy là mọi người bắt đầu đặt những câu cắc cớ, hỏi trực tiếp chị: "Vợ chồng mày giàu thế sao không cho bố mẹ tiền xây nhà đi". Chị ngạc nhiên: "Nhà bố mẹ cháu năm gian to đẹp, chắc chắn như thế, lại mới xây thêm dãy nhà ngang, có buồng để không. Sao phải xây mới ạ?". Song họ cứ thích tham gia, rằng phải xây nhà tỉ bạc mới là xây, là cho. Có người lại quát: "Sao không thay cho bố mày cái xe máy mới". Họ nói "Giờ chúng mày còn trẻ mà đã thế, là giỏi là tài, báo hiếu cho bố mẹ đi chứ còn gì?".
Chị đến xây xẩm mặt mày, tính chị vốn không hay kể lể, vì kể ra cũng có bớt túng thiếu đi được đâu, thành ra không kể khổ nghĩa là người đó rất sướng. Và nếu sướng, nhiều tiền thì phải biết chia sẻ, chị cười và buồn cho suy nghĩ ấy quá.
Người quê nhìn thấy có đôi đứa "giàu non", cùng vài kẻ hay "chém gió" nên kính nể những người đi làm ở thành phố lắm, luôn nghĩ rằng người phố tiêu tiền như rác, ở đó tiền rơi khắp đường chịu khó nhặt tí là đầy.
Nỗi tủi khổ vì chẳng có sự trợ giúp còn chưa nguôi thì việc buồn lại đến khi có những người không hiểu, nói vợ chồng chị ích kỷ, tham lam chỉ biết nghĩ cho bản thân... Mẹ chồng cũng chẳng thể nói đỡ cho câu nào vì như thế khác gì "đốp" vào những gì bà từng khoe khoang trước kia.
Sự quan tâm thái quá ấy khiến cho gia đình nhỏ lục đục không ít sau mỗi lần về quê. Cũng bởi một lời nói chân tình đúng lúc khiến cho người ta nhớ mãi, bên cạnh đó những lời đơm đặt cay nghiệt vô tình hay hữu ý có thể làm ai đó ám ảnh suốt đời không quên.
Theo Danviet
"Cô ấy ngoại tình với bạn thân của tôi" Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, lại phải nuôi 2 con nhỏ nên cách đây 2 năm vợ chồng tôi quyết định để tôi đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Hình chỉ có tính chất minh họa. Vậy mà, trong khi tôi đang vất vả nơi xứ người để kiếm tiền chăm lo cho gia đình thì cô...