Khổ vì bạn đời quá sạch khi làm “chuyện ấy”
Lấy được một người vợ xinh đẹp, nóng bỏng. Tôi từng hãnh diện sung sướng chỉ chờ ngày “ăn cỗ”. Tuy nhiên, đêm tân hôn biến thành một thảm họa.
ảnh minh họa
Thói quen sạch sẽ của cô ấy tôi biết từ thời sinh viên. Mà tôi, một chàng công tử thành phố, được ba mẹ cưng chiều từ trứng nước, thói quen gọn gàng sạch sẽ cũng không kém là bao. Hồi còn yêu, mỗi lần cô đến nhà chơi, ba mẹ tôi rất hài lòng vì con dâu xinh đẹp, đảm đang và sạch sẽ. Đến nhà là lăn vào dọn dẹp này nọ. Mẹ tôi vì thế mà rất ưa mắt, giục nhanh rước cô con dâu quý về nhà.
Những tưởng, chuỗi ngày có vợ về sau của tôi rất hạnh phúc. Vậy mà, sự sạch sẽ của cô ấy đã làm hỏng tất cả. Đáng lẽ tôi đã nhận ra khi còn yêu, cô ấy nhất quyết không hôn không phải không có cảm hứng mà vì “sợ” vi khuẩn. Mỗi khi cảm xúc dâng trào, tôi chuẩn bị hôn, cô ấy lại thòi ra phong cao su “Honey ăn đi cho mát họng” hay “Honey uống nước đi”, hứng thú cũng theo đó mà tắt ngúm.
Video đang HOT
Tôi khổ không chỉ vậy, là một thằng đàn ông có người yêu xinh như mộng, vậy mà khi những thằng bạn thân nhao nhao kể chuyện “chuyện thầm kín” của chúng nó với người yêu, tôi đành ngậm tăm vì đến cái hôn tôi còn chẳng được mãn nguyện nói gì đến chuyện ấy.
Cuối cùng, sau bao nhiêu tháng ngày “ăn chay” thời điểm rước nàng về nhà cũng đến. Tôi hồi hộp, tôi mong ngóng, tôi sốt ruột chỉ muốn lễ rước dâu nhanh kết thúc để nhảy bổ vào phòng tân hôn. Chuẩn bị sẵn sàng, tôi tắm rửa đến tận 1 giờ, thời gian mà bình thường chỉ là 1/4để kỳ cọ, nhổ lông, râu, xức nước hoa, xịt dầu thơm. Cảm tưởng như bóc được cả da ra chỉ với mong muốn mình thật hoàn hảo trước cô dâu tối nay.
Vừa bước vào phòng, nàng ngồi đó thật kiều diễm. Tôi đã chuẩn bị tinh thần không vồ nàng như vồ một chú mèo hoang, nhẹ nhàng cẩn thận nhấp ngụm nước để sẵn bên cạnh giường. Giai đoạn hôn môi coi như đã xong dù giác nàng bị gượng ép. Tôi từ từ tiến đến giai đoạn hai, vừa đặt môi vào chỗ hiểm núi đôi đã mơ hồ thấy vợ mình rút roẹt cái khăn giấy bên cạnh, lau sạch sẽ vào chỗ tôi vừa đặt lên. Cảm giác cụt hứng ghê gớm đã bắt đầu nhen nhóm…
Đêm tiếp sau đó, cố gắng sạch sẽ hết mức, tôi đã có được nàng. Song cuộc sống tình dục sau này trở nên nhàm chán vì mỗi khi muốn động vào nàng , tôi lại phải tắm rửa kỳ cọ cẩn thận cả giờ, và khi gần gũi nàng chỉ cho phép tôi “hành xử” theo kiểu truyền thống vì sợ “bẩn”. Tôi đồng ý, nhà cửa quần áo nhờ nàng mà luôn thơm tho sạch sẽ. Song, mỗi khi bản năng sinh lý nổi lên, tôi lại bị ghìm lại bởi hình ảnh nàng lấy khăn lau lấy lau để những vết chồng vừa hôn. Các bạn nói tôi phải làm sao với một người vợ quá ư sạch sẽ như vậy?
Theo Kienthuc
Có cần giấy chứng nhận kết hôn?
Nhiều người quan niệm tình cảm mới quan trọng, giấy đăng ký kết hôn chẳng có ý nghĩa gì. Suy nghĩ đơn giản ấy kéo theo những rắc rối khó ngờ.
Về quê đám giỗ ở Tiền Giang tuần trước, gặp người em họ, tôi hỏi: "Vợ chồng em có tin vui chưa?". Em trả lời gọn lỏn: "Tụi em bỏ nhau rồi". Tôi ngạc nhiên vì vợ chồng em cưới nhau chưa đầy 3 tháng mà lại chia tay. Nhưng không chút buồn phiền, em nói: "May mà chưa đăng ký kết hôn nên mọi thứ đều đơn giản".
Tiện cho đường ai nấy đi
Cưới nhau mà không cần đăng ký kết hôn đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Họ cho rằng không muốn ràng buộc nhau hoặc có bỏ nhau cũng dễ. Em họ của tôi vô tư thổ lộ: "Do không đăng ký kết hôn nên tụi em chẳng phải làm đơn từ, ra tòa, hòa giải gì cho mệt. Vợ chồng mới cưới cũng chẳng có tài sản gì để chia. Em cho vợ cái xe tay ga mua sau cưới như một phần đền bù. Thế là xong!".
Tờ giấy chứng nhận kết hôn không chỉ thừa nhận hôn nhân đúng pháp luật mà còn là sợi dây kết nối tình cảm giữa vợ và chồng. (Ảnh chỉ có tính minh họa)
Khi 2 người tự nguyện sống chung, sẵn sàng đăng ký kết hôn, đó chính là nền tảng của một cuộc hôn nhân bền vững. Giấy đăng ký kết hôn sẽ là cơ sở để luật pháp bảo vệ quyền lợi và sự ràng buộc về nghĩa vụ của mỗi người. Đó cũng là động lực để người vợ, người chồng vượt qua mọi thử thách, khó khăn để giữ cuộc hôn nhân cho mình.
Không đăng ký kết hôn để "tiện đường" bỏ nhau là trường hợp anh Nguyễn Văn Hưng (quê ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Khó khăn lắm anh mới thuyết phục được hai bên gia đình bỏ qua định kiến người Nam, người Trung cho làm đám cưới với Trần Thị Bông (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Lấy nhau xong, vợ chồng đi thuê nhà trọ ở quận 8, TP HCM. Thương con, mẹ Hưng cho tiền mua miếng đất cất nhà. Nhưng chỉ sống được với nhau 1 năm thì Bông bỏ Hưng, công khai chung chạ với một người đàn ông khác. Nền đất dự định cất nhà được Hưng đem bán rồi chia cho Bông một nửa, đường ai nấy đi. "Trước khi cưới, tụi mình thỏa thuận nếu sau một thời gian sống hạnh phúc với nhau thì mới đăng ký kết hôn nhưng mọi thứ không như mong muốn. Giờ thì "lý lịch" của mình và vợ đều... sạch sẽ" - Hưng bộc bạch.
Trăm sự rắc rối
Giấy đăng ký kết hôn không chỉ là tờ giấy tác hợp hôn nhân hợp pháp, ràng buộc trách nhiệm vợ chồng với nhau mà còn rất quan trọng khi hữu sự. Do không được gia đình hai bên đồng ý nên chị Trần Thị Hoa tự nguyện sống chung với bạn trai như vợ chồng, không làm đám cưới cũng chẳng đăng ký kết hôn. Chăm chỉ, chịu khó nên gần 10 năm chắt chiu vợ chồng chị mua được căn nhà ở ngoại thành TP HCM. Vì không rành thủ tục giấy tờ và bận con nhỏ nên chị để anh đứng tên nhà. Năm ngoái, anh bị tai nạn giao thông, qua đời. Nỗi đau mất chồng chưa kịp nguôi ngoai, chị lại bị nhà chồng bồi thêm nỗi đau khác. Cô em chồng dọn đến ở, đuổi mẹ con chị ra khỏi nhà với lý do: "Đây là nhà anh tôi, anh tôi mất rồi thì chị đi đi". Phải mất rất nhiều thời gian đi kiện, chị Hoa mới đòi lại được căn nhà của mình. "Tôi cứ nghĩ sống với nhau quan trọng ở tình cảm vợ chồng chứ đâu ngờ những rắc rối nảy sinh khi chọn cuộc sống hôn nhân không hợp pháp" - chị Hoa nói.
Cũng vì không đăng ký kết hôn mà rất nhiều người phải khó khăn đáo tụng đình mới đòi lại được tài sản. Như trường hợp bà Lý Thị Minh, nhà ở quận 12, TP HCM. Thấy hoàn cảnh ông Nguyễn Tuấn Khải, người hàng xóm, lâm vào cảnh gà trống nuôi con, vợ bỏ theo người tình, bà tình nguyện đến chăm lo cho hai cha con. Nhờ giỏi giang buôn bán nên bà dần dà mua thêm được nhiều đất đai, tài sản. Gia đình bà rất êm ấm, hạnh phúc cho đến khi người vợ trước của chồng bà trở về đưa đơn ly hôn và đòi chia tài sản. Bà chưng hửng khi biết bà và ông Khải không được luật pháp công nhận là vợ chồng. Bà phải ròng rã mấy năm trời nhờ hết luật sư này đến luật sư kia hỗ trợ pháp lý mới đòi lại được một phần tài sản mà bà đã gầy dựng.
Theo VNE
Sao chỉ là mẹ? Ngày mới cưới, chúng mình ở chung với mẹ. Vì thương con trai ruột nên mẹ giành phần cơm nước. Mẹ nói anh đã quen với cách nấu nướng, nêm nếm của mẹ nên không muốn thay đổi. Từ đó, dẫu em có muốn chăm chút cho anh cũng không có cơ hội. Những ngày cuối tuần rảnh rỗi, em muốn trổ tài...