Khó tin: Uống hơn 300 triệu lít rượu quê, hơn 1 tỷ USD tan trên bàn nhậu
Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp Trung ương tới địa phương, việc quản lý sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng rượu thủ công vẫn là một nhiệm vụ bất khả thi, dẫn tới nhiều thiệt hại.
Hơn 1 tỷ USD tiền mua cồn
Một chương trình khảo sát về sản xuất rượu thủ công tại tỉnh Ninh Bình, từ 11/2020 tới 5/2021, cho thấy, tại tỉnh này có khoảng 4.500 hộ sản xuất rượu thủ công, nhưng chỉ có 14 hộ được cấp phép. Trong đó, hơn 450 hộ sản xuất từ 1.000 lít /năm trở lên, còn gần 4.000 hộ sản xuất dưới 1.000 lít/năm. Điều đáng nói, các hộ sản xuất rượu thủ công (453 hộ) có sản lượng hàng năm từ 1.000 lít trở lên, lại kê khai “không nhằm mục đích kinh doanh”.
Trên thực tế đây là con số rất lớn, vượt quá khả năng tiêu dùng trong gia đình. Có 74,8% số hộ sản xuất rượu thủ công chưa kê khai. Có 85,2% số hộ không nắm được quy định cần phải kê khai với chính quyền.
Nhận thức rất hạn chế của chính những người sản xuất rượu thủ công, trong khi các quy định của pháp luật về quản lý rượu chưa đi vào thực tế và việc quản lý của các cơ quan chức năng còn khá lỏng lẻo.
Thất thu thuế 17.000 tỷ đồng mỗi năm từ rượu thủ công
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế TƯ (CIEM) năm 2020, tại Việt Nam, lượng cồn nguyên chất tiêu thụ trong năm 2016 của khu vực phi chính thức ước đạt trên 385,4 triệu lít, chiếm 63% tổng lượng tiêu thụ toàn thị trường.
Trong đó, sản lượng rượu thủ công chiếm 70-90%, ước tính 308 triệu lít cồn nguyên chất, với giá trị tiêu thụ là 1.156 triệu USD. Tổn thất về thuế đối với khu vực này khoảng 751 triệu USD (tương đương 17 ngàn tỷ đồng). Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý Nhà nước, việc quản lý sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng rượu thủ công vẫn là nhiệm vụ bất khả thi, dẫn tới nhiều thiệt hại.
Video đang HOT
Theo ông Ngô Mạnh Kim, PGĐ Sở Công Thương Ninh Bình, quản lý rượu thủ công rất khó khăn. Tại các tỉnh, rượu là lĩnh vực thuộc quản lý của Sở Công Thương, với cấp huyện lại thuộc về Phòng Kinh tế và Hạ tầng. Phòng này phải phục vụ cho 5 Sở của tỉnh, quản lý rượu chỉ là lĩnh vực rất nhỏ. Với cấp xã, mỗi xã có một cán bộ phụ trách về kinh tế – văn hóa kiêm nhiều nhiệm vụ, trong đó có sản xuất kinh doanh rượu.
Các thống kê theo trình tự từ xã gửi lên huyện, huyện tổng hợp gửi lên các Sở. Con số nhiều khi không chính xác. Chẳng hạn, theo số liệu của các Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện ở Ninh Bình gửi về, Sở Công Thương thống kê chỉ có 2.800 cơ sở sản xuất rượu thủ công trên toàn tỉnh, nhưng thực tế có tới 4.500 cơ sở.
Với số hộ sản xuất rượu như hiện tại, tỉnh Ninh Bình muốn kiểm tra hết một năm/lần thì bình quân mỗi ngày phải kiểm tra trên 10 cơ sở. Nguồn nhân lực lấy đâu ra, chưa kể thiếu những quy định cụ thể. Chẳng hạn, với rượu nấu thủ công dùng trong gia đình, không để bán, vẫn không có quy định nào để quản lý, nên rất bất cập.
Nhiệm vụ bất khả thi?
Cục Công nghiệp cũng chỉ ra nguyên nhân khiến việc quản lý rượu thủ công trên cả nước lâu nay vẫn bất khả thi: Lực lượng cán bộ xã mỏng, không có chuyên môn và chuyên trách; Lực lượng Quản lý thị trường tại nhiều địa phương còn thiếu, địa bàn rộng, đối tượng quản lý quy mô nhỏ và phân tán; Chưa có sự phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội; Ý thức người dân chưa cao, hiểu biết hạn chế.
Việc cấp phép sản xuất rượu thủ công để kinh doanh và quản lý hoạt động sản xuất rượu thủ công bán cho các cơ sở có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp lại không phù hợp với thực tế tại địa phương, do vậy rất khó triển khai thực hiện.
Các hộ kinh doanh vẫn còn tâm lý e ngại trong việc báo cáo, kê khai kết quả kinh doanh.
Rất ít người hiểu đúng về những rủi ro cao cho sức khỏe khi sử dụng đồ uống có cồn.
Trong khi đó, Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam cho biết, hệ thống chính sách còn nhiều bất cập, việc thực thi chưa thực sự hiệu quả. Chính sách về quản lý, cấp phép sản xuất rượu thủ công còn phức tạp, phí và lệ phí cấp phép còn cao, chưa thuận lợi, chưa phù hợp để khuyến khích người dân, đặc biệt là các hộ sản xuất nhỏ, tự nguyện đăng ký hợp pháp.
Ngoài ra, việc phân công quản lý rượu thủ công cũng thiếu chặt chẽ, đồng bộ, chẳng hạn như rượu trắng do ngành Công Thương quản lý, còn rượu ngâm do ngành Y tế quản lý, nhưng ngành Y tế lại chỉ quản lý khía cạnh an toàn thực phẩm; trong khi đó, có những sản phẩm chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý, như rượu ngâm bán tại nhà hàng.
Hiện thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu trên 20 độ là 65%, chiếm tới 2/3 giá trị 1 lít rượu bán ra. Như vậy, không đăng ký sẽ có giá bán thấp hơn do không phải chịu thuế.
Để tăng cường quản lý rượu thủ công, theo Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát, các địa phương cần đẩy mạnh kiểm tra, hậu kiểm việc sản xuất rượu thủ công, xử lý những cơ sở lớn nhưng lại đăng ký không nhằm mục đích kinh doanh, hoặc không có giấy phép sản xuất.
Với Bộ Công Thương, cần sớm xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về rượu nói chung và rượu thủ công nói riêng. Đơn giản hóa thủ tục hành chính để việc cấp giấy phép sản xuất và kinh doanh rượu thuận lợi. Rà soát lại các quy định pháp luật về quản lý rượu thủ công để hạn chế những lỗ hổng pháp lý.
Với Bộ Tài chính, không tiếp tục tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên cao với rượu nhằm giảm gánh nặng cho các đơn vị sản xuất. Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công có vi phạm pháp luật về thuế hay trốn thuế.
Các đơn vị trực thuộc Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2021
Sau khi chuyển giao một số tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) về các địa phương, từ tháng 9-2021, Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp (CQ&DN) tỉnh có 132 đảng bộ, chi bộ cơ sở.
Năm 2021, tất cả các TCCSĐ trong Đảng bộ Khối đã cùng nỗ lực, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao.
Năm 2021, Công ty Điện lực Thanh Hóa hoàn thành tất cả các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giao.
Nhìn lại một năm nhiều khó khăn và thách thức do đại dịch COVID-19 ảnh hưởng toàn diện tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; song 90 đơn vị trong khối cơ quan và 42 đơn vị trong khối doanh nghiệp trực thuộc Đảng ủy Khối đã linh hoạt đổi mới, sáng tạo, tham mưu cho tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn; đồng thời làm tốt công tác tổ chức thực hiện, góp phần cùng cả tỉnh đạt kết quả cao trên các lĩnh vực.
Các TCCSĐ trong các ban của Tỉnh ủy, Văn phòng HĐND, UBND tỉnh thực hiện hiệu quả công tác tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong việc thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 37/2021/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
Trên cơ sở triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của tỉnh, các TCCSĐ trong khối cơ quan quản lý Nhà nước đã tập trung chỉ đạo hoàn thành 13.140/13.158 công việc được UBND tỉnh giao (tăng 33% so với năm 2020). Tại Sở Thông tin và Truyền thông, bám sát các chương trình, kế hoạch hành động của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đảng bộ sở đã ban hành 3 nghị quyết chuyên đề lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay, sở đã triển khai xây dựng hệ thống phòng họp không giấy tờ tại 19 đơn vị; kết nối 590 điểm cầu học, họp trực tuyến trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước; triển khai thí điểm chuyển đổi số tại một số xã thuộc các huyện: Nga Sơn, Hà Trung, Như Thanh; triển khai hiệu quả trung tâm điều hành thông minh phục vụ công tác giám sát, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các sở, ban, ngành cấp tỉnh; kết nối đồng bộ, hiện đại Cổng dịch vụ công của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia...
Trong khi đó, các đảng bộ trong các đơn vị trường học, bệnh viện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên và người lao động vừa nâng cao chất lượng đào tạo, khám, chữa bệnh, vừa chủ động tham mưu, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tổng kết công tác năm 2021, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa là một trong những đơn vị đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; công tác đào tạo, tuyển sinh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt, phải nói đến tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với tình hình phòng, chống dịch COVID-19. Trường cũng đã cử gần 1.000 lượt cán bộ, giáo viên, sinh viên hỗ trợ 3 huyện, thị xã, thành phố và Bệnh viện Đa khoa tỉnh xét nghiệm SARS-CoV-2, góp phần chung tay cùng cả tỉnh phòng, chống và đẩy lùi dịch bệnh. Năm 2021, đảng bộ đã kết nạp được 26 quần chúng ưu tú vào Đảng, chuyển Đảng chính thức cho 5 đồng chí; cử 150 quần chúng ưu tú đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.
Trên "mặt trận" kinh tế, 42 TCCSĐ trong doanh nghiệp, khu công nghiệp, văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép". Nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thích ứng với tình hình mới được triển khai phù hợp với từng đơn vị, nhờ vậy kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm đạt kết quả tốt. Các TCCSĐ hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tổ chức tín dụng, bảo hiểm tập trung chỉ đạo giảm lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng do dịch, bệnh COVID-19. Tổng nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay đều tăng so với cùng kỳ, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn đều ở mức giới hạn cho phép. Trong khi đó, tổng doanh thu của 27 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, nông nghiệp ước đạt trên 35.000 tỷ đồng; thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, chế độ, chính sách cho người lao động, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 15.854 lao động; thu nhập bình quân của người lao động đạt 9,6 triệu đồng, cao hơn so với năm 2020 là 1,6 triệu đồng/người/tháng.
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội được các doanh nghiệp hưởng ứng tích cực. Năm 2021, các doanh nghiệp trong khối đã quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nhà ở, các công trình phúc lợi xã hội, giúp đỡ gia đình chính sách, người có công với cách mạng, hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn... Trong đó, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong khối đã ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh, hỗ trợ tiêu thụ nông sản của Nhân dân các tỉnh gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Như tại Công ty Điện lực Thanh Hóa, năm vừa qua, các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giao đều hoàn thành tốt. Điện thương phẩm năm 2021 đạt 6.536,14 triệu kWh tăng trưởng 13,54% so với năm 2020, đạt 106,7% so kế hoạch giao đầu năm và bằng 98,66% so với kế hoạch giao điều chỉnh. Tổn thất điện năng năm 2021 kế hoạch tổng công ty giao 5,12%, công ty thực hiện đạt 4,82%, giảm 0,3% so với kế hoạch và 0,82% so với cùng kỳ. Các hoạt động tháng tri ân khách hàng năm 2021 được tổ chức với thông điệp "Đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19", tạo được sự gắn kết, thiết thực, hướng trực tiếp vào việc hỗ trợ, giúp đỡ người dân, doanh nghiệp, khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Thành tích của mỗi đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ đã góp phần tạo nên thành tích chung của toàn Đảng bộ Khối CQ&DN tỉnh. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2021 của UBND tỉnh, đó là "Năm thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh". Đồng thời, đây cũng có thể xem là "đòn bẩy" cho những mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022 trước mắt.
Khuyến cáo người dân thận trọng khi mua máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 Ghi nhận từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), thời gian qua một số thông tin từ người tiêu dùng phản ánh đến Bộ Công Thương liên quan về giá và chất lượng của các loại máy đo nồng độ oxy trong máu (SpO2). Đây là thiết bị được sử dụng để theo dõi độ bão hòa...