Khó tin ông Tượng “thuần hóa” và “đẻ” cả vạn gốc rau bò khai rừng
Sau nhiều năm dày công lao động, tìm hiểu về cây rau bò khai, đến nay ông Nông Văn Tượng ở thôn Nà Lào, xã Nguyên Phúc (Bạch Thông) đã có gần 1ha cây rau bò khai với số lượng lên tới 1 vạn gốc các loại.
Vườn rau bò khai của gia đình đang bước vào vụ thu hoạch
Ông Tượng bắt đầu trồng cây bò khai từ năm 1993 khi đó loại cây này chỉ có nhiều ở trên núi đá và thường được đồng bào ở các xã vùng cao mang về làm thức ăn. Nhận thấy giống rau có vị ngon đặc trưng ông đã lấy về trồng thử, cứ mỗi năm ông trồng vài gốc quanh vườn với mục đích để cải thiện bữa ăn gia đình, dần dần diện tích cây bò khai ngày một tăng lên và là nguồn thu nhập thêm của gia đình. Giống rau bò khai được ông Tượng sưu tầm ở nhiều địa phương bao gồm rau có màu tía (tím) được lấy ở Chợ Đồn, màu bạc ở vùng Ngân Sơn, màu xanh ở Ba Bể…cứ mỗi nơi ông đặt chân đến là sưu tầm một loại giống bò khai mang hương vị, đặc trưng của vùng đó, điều mà ít người có thể làm được.
Với diện tích gần 1ha trồng cây bò khai, hiện nay ông Tượng đã bán rau ra thị trường được 7 năm, lượng rau ngày trước chủ yếu bán lẻ về chợ thành phố Bắc Kạn, ông cho biết có hôm thuận lợi rau bán hết nhưng có những ngày rau ế ẩm lại phải cầm về để tới ngày hôm sau mang đi bán tiếp. Còn bây giờ sản phẩm rau bò khai của ông không lo bị ế mà đã có khách hàng ở tận thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên đặt mua. Vào thời vụ từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch cứ hơn tuần ông lại hái được 15kg đến 20kg rau gửi về cho khách hàng. Năm ngoái cả vụ ông thu về trên 10 triệu đồng, số tiền không lớn nhưng đã hỗ trợ một phần cho cuộc sống của gia đình.
Để sở hữu diện tích rau bò khai như hiện giờ chẳng dễ dàng gì bởi theo lời ông Tượng kể, những ngày đầu tiên mới trồng do chưa có kinh nghiệm nên cây chết nhiều. Nguyên nhân dẫn đến cây chết là vì khi vừa lấy cành về ông đã trồng thẳng xuống đất mà không qua một công đoạn xử lý gì. Rút kinh nghiệm sau nhiều lần thất bại dần dần ông đã biết cách xử lý để cây có thể thích nghi và phát triển. Thay vào đó giống cây mới lấy về phải được giâm dưới lòng đất khoảng 1 năm, đến lúc cây đâm rễ, ra mầm non thì mới đủ điều kiện mang đi trồng. Để cây không bị chết do ảnh hưởng từ thời tiết ông Tượng trồng xen kẽ với các gốc rau là cây cam, cây mít nhằm tạo sự quang hợp, bóng mát cho cây.
Video đang HOT
Để cây phát triển tốt, theo ông Tượng, trước khi trồng phải giâm cành mất 1 năm
Mặc dù đã trồng rau bò khai từ nhiều năm nay, nhưng theo ông Tượng để chăm sóc rau một cách tự nhiên, không sử dụng hóa chất tác động nên vườn rau bò khai hoàn toàn là rau sạch nhưng năng suất cây không cao, bởi vậy ông mong muốn được hỗ trợ về khoa học kỹ thuật để có thể nâng cao năng suất cây trồng vừa đảm bảo nguồn rau sạch.
Ông Triệu Đức Tuấn – Chủ tịch UBND xã Nguyên Phúc cho biết: Hiện nay với điều kiện thổ những ở địa phương rất phù hợp với một số loại cây trồng đặc sản, trong đó có cây rau bò khai, xã cũng hình thành những vùng phát triển cây rau màu nhưng vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Việc có được vườn rau bò khai như gia đình ông Nông Văn Tượng thực sự rất hiếm. Đây chính là mô hình rau đặc sản cần nhân rộng, nếu cây trồng này được hỗ trợ về mặt khoa học kỹ thuật, đầu ra thuận lợi thì chắc chắn sẽ trở thành sản phẩm hàng hóa cung cấp số lượng lớn cho cả các tỉnh miền xuôi.
Có thể thấy rau bò khai mới phát triển và phổ biến trên thị trường vài năm nay, đây là giống rau đặc sản của núi rừng rất được nhiều người yêu thích. Xuất phát từ mô hình rau bò khai khá thành công của gia đình ông Nông Văn Tượng, việc quy hoạch, hình thành vùng trồng cây rau đặc sản, nguồn gốc sạch với quy mô lớn để cung cấp cho các tỉnh miền xuôi đang có nhu cầu khá lớn là điều cần tính đến để thực hiện tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Theo Thu Trang (Báo Bắc Kạn)
Rau rừng giá tới 120.000 đồng/kg vẫn được chị em săn đón
Những loại rau sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, không chăm bón, không thuốc thang, rau bén rễ ở đất núi rừng mà lớn lên xanh tốt nên đang được các chị em thành thị săn đón, dù giá bán nhiều loại lên tới cả trăm ngàn đồng mỗi kg.
Trước đây, người thành phố khá xa lạ với những món rau rừng này, thậm chí sợ không dám ăn vì độc tố. Vốn dĩ đó là món ăn của những người dân quê, nhưng vài năm trở lại đây, do khoảng cách vùng miền được thu hẹp, du lịch phát triển và nhu cầu ăn thực phẩm sạch của người dân nên rau rừng đã trở thành món ăn ưa chuộng, đặc sản nơi phố thị với giá thành cao chót vót.
Những loại rau này không bán ngoài chợ như những loại nông sản khác, rau rừng thường được bán theo đơn đặt sẵn hoặc trong những cửa hàng thực phẩm sạch. Để có món rau này trên mâm cơm, các chị em nội trợ Việt phải bỏ ra cả trăm nghìn, mà đôi khi muốn cũng không có hàng mua vì sản lượng khá khiêm tốn.
Rau bò khai (rau da hiến) có giá khá đắt, dao động từ 80.000 - 120.000 đồng/kg. Ảnh: H.N
Chia sẻ với PV, anh Thao - quản lý page online chuyên cung cấp rau sạch trên địa bàn Hà Nội cho biết: "Rau rừng được các chị em nội trợ lựa chọn khoảng từ hai năm trở lại đây, trước đó gần như rau rừng nhập về Hà Nội chỉ cung cấp bán buôn cho các nhà hàng, quán nhậu. Thường, các loại rau rừng đều phải đặt mối từ người dân vùng núi, cũng may gia đình có người nhà ở vùng núi Sơn La nên việc lấy rau cũng không quá khó khăn. Nhiều loại rau ở quê họ còn không ăn, chỉ mọc dại ngay bờ rào như rau tầm bóp, nhưng về đến Hà Nội trở thành đặc sản".
Hiện tại ở Hà Nội, các loại rau rừng có giá khá cao. Ví dụ rau bò khai (rau da hiến) có giá khoảng 80.000 - 120.000 đồng/kg, rau sắng (rau ngót rừng) có giá 85.000 - 100.000 đồng/kg, rau tầm bóp 40.000 đồng/kg, rau pắc khỉ 60.000 đồng/kg, măng sặt có giá 40.000 đồng/kg,...
Măng sặt có vụ mùa khá ngắn, chỉ từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4 dương lịch, nếu mua trái vụ giá còn bị độn lên gấp đôi. Ảnh: H.N
Theo anh Thao: "Mặc dù giá rau rừng có cao gấp 8 - 10 lần so với các loại rau thông thường khác ở chợ, thế nhưng nhiều khi sản lượng về ít, chỉ đủ cung cấp cho các nhà hàng đặt mối buôn. Đều đều mỗi tuần 2 chuyến xe rau chở từ Sơn La về, trung bình mỗi ngày page cũng nhận được vài chục đơn hàng, tiêu thụ khoảng trên dưới 50kg, không tính bán buôn. Nhiều gia đình có điều kiện còn mua rau trữ sẵn, mỗi lần lấy vài kg; biếu rau rừng làm quà cũng là dịch vụ mới được page triển khai và được khá nhiều khách hàng lựa chọn".
Lý do rau rừng được săn đón cũng bởi do nhu cầu cuộc sống đang được nâng cao và các loại thực phẩm buôn bán ngoài chợ không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Chị em nội trợ tìm đến rau rừng để giải tỏa nỗi lo không thuốc trừ sâu, không hóa chất, không thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng.
Rau cải mèo có vị ngon đặc trưng và giòn nên khá phong phú về cách chế biến, có giá mềm hơn so với các loại rau rừng khác. Ảnh: H.N
Chị Nhật Trang (Linh Đàm, Hà Nội) cho biết: "Rau rừng ăn có vị ngọt và thơm hơn so với các loại rau khác. Cải mèo xào bò là món khoái khẩu của gia đình tôi, nhưng mua rau đắt ngang bằng mua thịt nên cũng thi thoảng mới đổi bữa một lần".
Không chỉ là món ăn được nhiều gia đình ưa chuộng, rau rừng còn được đưa vào thực đơn, trở thành món ăn đặc sản của nhiều nhà hàng, quán ăn lớn.
Theo Danviet
Rau, quả rừng đang cần chứng nhận để vào siêu thị Dù biết nông sản đã thu mua của dân là sạch thế nhưng việc sản xuất chỉ là những hộ cá thể lẻ, nhỏ nên khó có thể áp dụng và thực hiện các quy định để được chứng nhận sạch theo tiêu chuẩn vào được siêu thị. Hiện đang thực hiện liên kết để thu mua một số mặt hàng nông sản...