Khó tin: Ở vùng cát nắng nóng lại có một đầm sen “khủng” và đẹp vậy
Chị Bùi Thị Vy (29 tuổi), ở TP. Quảng Ngãi đang làm việc tại một công ty trên địa bàn xã Bình Trị, huyện Bình Sơn bày tỏ: “Nếu không tận mắt chứng kiến thật khó để nghĩ rằng ở vùng cát và nắng nóng lại có một đầm sen lớn như vậy”.
Đầm sen “khủng” rộng 4,5 ha được xem là lớn nhất nhì ở Quảng Ngãi đã mang về cho ông Nguyễn Tình (67 tuổi), ở thôn Phước Hòa, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/vụ/năm.
Nằm cạnh trục đường chính của khu kinh tế Dung Quất và cách nhà máy lọc dầu Dung Quất không xa, đầm sen “khủng” của ông Tình đã gây nhiều ngạc nhiên, thích thú cho những ai khi đi ngang qua đây.
Vào mỗi buổi sáng sớm của mùa sen nở, khi đi qua đây, nhiều người luôn cảm thấy khoan khái bởi mùi thơm thoang thoảng cả một khu vực đầm rộng lớn với sắc hồng đẹp vô cùng.
Video đang HOT
Nói về đầm sen của mình, lão nông Tình không giấu giếm: ” Tôi đã gắn bó với loại cây này hơn chục năm nay, hiện tại diện tích sen trồng của gia đình khoảng 45.000m2. Bình quân, số tiền tôi thu hoạch hạt để bán cũng được khoảng trên 100 triệu đồng/vụ/năm”.
Theo Danviet
Quảng Ngãi: "Đưa vàng" cũng không cho nhà máy giấy xả thải ra biển
Đó là bày tỏ của người dân và lãnh đạo chính quyền xã Bình Trị, huyện Bình Sơn trước dự kiến dự án Nhà máy bột - giấy VNT19 sẽ đặt ống dẫn nước thải để xả ra vịnh biển Việt Thanh thuộc địa phận địa phương này.
Một ngày đầu tháng 5, vừa thấy chúng tôi đến rồi đứng nhìn nghiêng ngó tại khu vực vịnh Việt Thanh, một số người dân đang có mặt liền đi nhanh tới với vẻ mặt hầm hầm: "Nhìn làm gì cho mệt, mấy ông đừng "mơ" đưa nước xả tống ra đây".
Tuy nhiên sau nghe giới thiệu và biết đã nhầm lẫn, một người đàn ông trung niên tên Hải (khoảng 40 tuổi), dịu giọng: "Mấy nhà báo thông cảm, tụi tui tưởng là người của nhà máy giấy đi khảo sát".
Một góc vịnh Việt Thanh ở phía bắc.
Dưới ánh nắng trưa của ngày giữa hạ, nhìn nước vịnh biển Việt Thanh trong xanh đến tận đáy, với vô số thuyền thúng chèo tay của người dân đang neo đậu để giăng lưới thả câu, mới hiểu được phần nào thái độ của người dân nơi đây.
Theo các bậc cao niên ở Bình Trị thì bao đời nay, vịnh Việt Thanh không chỉ là một thắng cảnh đẹp của Quảng Ngãi, do được núi bao quanh gần 1/2 (nên được gọi là vũng, vịnh) cùng vô số rạn đá ngầm nên các loại hải sản tụ về, sinh sống khá nhiều. Vì vậy vùng biển này đã trở thành nơi mưu sinh của hàng trăm hộ dân trong xã và vùng lân cận bằng nghề đánh bắt tôm cá.
Một cảnh biển đẹp ở Vịnh Việt Thanh.
"Tuy chưa đến mức giúp giàu có nhưng tiền đánh bắt các loại hải sản tại đây hằng ngày bán cũng được 200.000-600.000 đồng/người/ngày, đủ để các gia đình có thể sinh sống", người dân cho biết. Chính vì vậy khi nghe cấp ngành của tỉnh, trung ương đồng ý cho dự án nhà máy giấy dẫn nước thải xả ra vịnh Việt Thanh, nhiều người dân Bình Trị đã phản ứng khá quyết liệt.
"Bao nhiêu nhà máy, xí nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường vẫn còn sờ sờ ra đó như vụ Formosa là một điển hình thì làm sao chúng tôi không lo và phản ứng được", bác Nguyễn Diên (64 tuổi) bộc bạch.
Đây cũng là khu vực biển mà hàng trăm hộ dân xã Bình Trị và vùng lân cận đến đánh bắt cá để mưu sinh.
Còn ông Nguyễn Văn Tiên (41 tuổi) thẳng thắn: "Có thể nhiều người dân Bình Trị sẽ nhận được hàng trăm triệu, hay cả tỉ đồng tiền bồi thường đất để đặt ống dẫn. Thế nhưng số tiền đó chẳng là gì nếu như nước thải của nhà máy giấy không đảm bảo và được tống ra làm vùng biển này chết, để rồi mang tội với con cháu đời sau".
Không chỉ người dân mà cả lãnh đạo chính quyền địa phương, ông Ngô Văn Thính - Chủ tịch UBND xã Bình Trị - cũng cương quyết: "Chúng tôi không đồng ý việc cho nhà máy giấy dẫn nước thải xả ra vịnh Việt Thanh hay bất kỳ vị trí biển nào ở địa phương".
Bởi vì ngoài lo ngại về tác động xấu đến môi trường, người dân không đồng tình... theo Chủ tịch UBND xã Bình Trị thì nơi này đã được qui hoạch và nằm trong khu đô thị Vạn Tường. Trong tương lai cùng với các lĩnh vực khác, phát triển du lịch và kinh tế biển sẽ là một ngành mũi nhọn quan trọng của địa phương.
"Thử hỏi khi vùng biển nơi đây trở thành khu vực chứa nước thải của nhà máy giấy, nếu các anh là du khách thì có chọn để đến vui chơi, thưởng thức cảnh đẹp và tắm không. Hơn nữa đã được qui hoạch là đô thị thì không thể đưa nước thải xả về đây được", ông Thính bày tỏ.
Được biết dự án Nhà máy bột - giấy VNT19, do Công ty cổ phần Bột - Giấy làm chủ đầu tư, được xây dựng tại KKT Dung Quất nằm trên địa bàn xã Bình Phước. Tổng diện tích dự án này gần 200ha, với công suất giai đoạn 1 khoảng 350.000 tấn bột giấy/năm, vốn đầu tư trên 7.900 tỷ đồng. Theo phê duyệt thì chủ đầu tư sẽ làm ống dẫn từ nhà máy, với chiều dài trên 5km để xả ra vịnh Việt Thanh.
Theo Danviet
Sắp mở Học viện golf tại Dung Quất Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng vừa ký công văn cho phép nhà đầu tư tiến hành khảo sát, lập dự án đầu tư sân golf, Học viện golf, khách sạn, du lịch và khu đô thị mới tại xã Bình Phước, huyện Bình Sơn (Khu kinh tế Dung Quất). Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi vừa ký công văn cho...