Khó tin những vùng đất người dân không được phép chết trên thế giới
Từ một thị trấn ở Tây Ban Nha có nghĩa trang quá đông đúc đến thành phố ở Na Uy, nơi thi thể không phân hủy được… Những vùng đất sau đây coi cái chết là bất hợp pháp.
Ảnh: Wikipedia.
Sarpourenx, Pháp: Năm 2008, thị trưởng của thị trấn Sarpourenx, Pháp, ban hành lệnh cấm cư dân chết trong lãnh thổ của mình, trừ khi họ sở hữu một vị trí trong nghĩa trang đã quá đông đúc. Quyết định đưa ra sau khi một tòa án Pháp từ chối kế hoạch cho phép mở rộng nghĩa trang hiện có ở địa phương.
Ảnh: ProXiti.
Thị trưởng Gerard Lalanne cảnh báo sẽ có hình phạt nghiêm với những người vi phạm luật. Vì vậy, để đảm bảo người thân trong gia đình được yên nghỉ, người dân ở đây chọn giải pháp tìm một nơi khác để chôn cất người đã mất.
Ảnh: Wikimedia Commons.
Lanjaron, Tây Ban Nha: Năm 1999, Jose Rubio, thị trưởng của đô thị Lanjaron, Tây Ban Nha cũng đau đầu vì vấn đề quá tải ở nghĩa trang trong vùng. Ông cảm thấy nghĩa trang thị trấn đã quá đông đúc cho các linh hồn yên nghỉ. 4.000 cư dân của Lanjaron được khuyên “nên sống” trong khi chính quyền thành phố mua đất để lập nghĩa trang mới.
Ảnh: Robanddebgotospain.
Thị trưởng Rubio ban hành một sắc lệnh ra lệnh cho cư dân “phải chăm sóc tối đa cho sức khỏe của bản thân và không được chết cho đến khi tòa thị chính thực hiện các bước cần thiết để sở hữu khu đất mới, nơi những người đã khuất có thể yên nghỉ”.
Ảnh: C.Rozay-Voyagevirtuel.
Sellia, Italy: Năm 2015, trong một nỗ lực để giải quyết tình trạng dân số ngày càng suy giảm và già hóa, Sellia, ngôi làng thời Trung cổ ở Italy, đã cấm người dân bị bệnh. Thị trưởng của thị trấn, Davide Zicchinella đã ký một nghị định không cho phép cư dân đổ bệnh. Họ cần đặt sức khỏe của bản thân lên hàng đầu.
Ảnh: AFP.
Bất cứ cư dân nào ở Sellia không đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm sẽ bị phạt nặng. Năm 1960, thị trấn có 1.300 công dân, nhưng đến năm 2015 chỉ còn 537 người với 60% trên 65 tuổi. Thị trấn có thể sẽ lụi tàn. Vì thế “lệnh cấm” này nhằm khuyến khích mọi người sống khỏe mạnh và chăm sóc tốt cho bản thân.
Ảnh: Aktuelno.net.
Biritiba Mirim, Brazil: Năm 2005, chính quyền thành phố Biritiba Mirim, Brazil, đề xuất luật cấm cái chết, do nghĩa trang địa phương đã ở mức tối đa 50.000 ngôi mộ. Thị trưởng thành phố, ông Roberto Pereira từng yêu cầu mở rộng đất nghĩa trang nhưng bị từ chối bởi các quy định về môi trường.
Ảnh: Wikimedia.
Dự luật của thị trưởng Pereira cảnh báo những ai vi phạm sẽ chịu trách nhiệm về hành động của họ nhưng không nói về hình phạt. Trong khi đó, Pereira kêu gọi người dân chăm sóc sức khỏe của bản thân để “không chết”.
Ảnh: Wikipedia.
Cugnaux, Pháp: Thuộc tỉnh Haute Garonne, miền tây nam nước Pháp, Cugnaux đã cấm cái chết vào năm 2007, khi tổng chỗ trống còn lại trong nghĩa trang chỉ còn 17 chỗ và chính quyền địa phương không được phép xây một nghĩa trang mới. Tuy nhiên, sau đó thị trấn có khoảng 17.000 cư dân này đã được cấp quyền mở rộng nghĩa trang địa phương.
Ảnh: Getty Images.
Longyearbyen, Na Uy: Ở Longyearbyen, Na Uy, một trong những thành phố xa nhất về phía bắc, băng giá và nhiệt độ lạnh lẽo trên quần đảo Svalbard làm cho xác chết không thể phân hủy. Các nhà khoa học đã tìm thấy virus cúm còn nguyên vẹn trong xác một người đàn ông chết trong đại dịch cúm năm 1918. Vì thế, để ngăn chặn bệnh lây lan, chính quyền ra lệnh cấm tử vào năm 1950.
Ảnh: Wikimedia, Birdgehls.
Nghĩa trang nhỏ của thị trấn đã ngừng việc chôn cất từ cách đây hơn 70 năm. Mặt khác, những phúc lợi y tế của Na Uy cũng không đến được thị trấn. Do đó, hiện nay, những người bị bệnh nặng hoặc cận kề cái chết sẽ được đưa tới một nơi khác bằng máy bay hoặc tàu biển để sống những ngày cuối cùng của cuộc đời tại nơi xa lạ ấy.
Ảnh: Wikipedia.
Itsukushima, Nhật Bản: Theo đức tin của người theo đạo Shinto (Nhật Bản), hòn đảo Itsukushima là nơi thiêng liêng, thần thánh với những ngôi đền thờ cổ. Cái chết và việc sinh con bị cấm trên hòn đảo này. Các nhà quản lý làm việc vất vả để đảm bảo không có bất kỳ ca tử vong nào xảy ra. Kể từ năm 1878 đến nay, cái chết không xuất hiện trên đảo Itsukushima.
Ảnh: Wikimedia Commons.
Tuy nhiên, theo lịch sử vào năm 1555, hòn đảo xảy ra trận chiến Miyajima đẫm máu, khiến rất nhiều người bỏ mạng tại đây. Nhưng ngay khi chiếm quyền làm chủ, vị chỉ huy ra lệnh làm sạch toàn bộ hòn đảo. Xác chết đưa vào bờ, đất dính máu đổ xuống biển và cọ rửa nhà cửa mới hoàn toàn. Trên đảo Itsukushima hiện vẫn chưa có nghĩa trang hay bệnh viện. Mỗi khi có cư dân sắp từ trần, họ được đưa đến các hòn đảo gần đó.
Lạ kỳ quan tài làm từ nấm lần đầu tiên sử dụng tại Hà Lan
Lần đầu tiên người ta sử dụng quan tài làm từ nấm để chôn cất người chết tại Hà Lan.
Quan tài làm từ nấm lần đầu tiên sử dụng tại Hà Lan
Một công ty khởi nghiệp ở Hà Lan đã sáng tạo ra sản phẩm độc đáo thu hút sự chú ý của nhiều người. Đó là chiếc quan tài làm bằng nấm.
Theo nhà phát minh Bob Hendrikx, sản phẩm mang tên Living Cocoon sẽ đẩy nhanh quá trình phân hủy, loại bỏ các chất độc hại khỏi mặt đất và giúp các loại cây phát triển. Bob Hendrikx cho biết nếu một thi thể chôn cất trong quan tài gỗ có thể mất hơn 10 năm để phân hủy hoàn toàn trong khi sáng tạo mới của công ty ông chỉ mất từ hai đến ba năm.
Sau thời gian dài thử nghiệm rộng rãi, khách hàng đầu tiên người Hà Lan của Hendrikx đã được chôn cất trong một quan tài Living Cocoon vào tuần trước.
Living Cocoon là một quan tài làm từ nhiều sợi nấm, bộ phận sinh dưỡng của nấm mọc dưới đất, cấu thành nên thân nấm.
Sợi nấm có thể sống đến hàng nghìn năm tuổi và có thể có kích thước cực nhỏ, lan rộng phát triển đến hàng nghìn mét vuông.
Các nhà quản lý tổ chức tang lễ ở Hà Lan đã chuẩn bị dần thay thế và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường này.
Bob Hendrikx nghiên cứu nấm và tạo ra quan tài thân thiện với môi trường
Bob Hendrikx chia sẻ rằng quan tài nấm của anh ấy có giá giao động từ 1.200 USD đến 1.700 USD, tương đương khoảng từ 27 đến 39 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với một chiếc quan tài bằng gỗ truyền thống. Trong khi đó, thời gian phân hủy khi sử dụng đồ gỗ có thể mất 5 lần.
Frank Franse, giám đốc tổ chức tang lễ CUVO và De Laatste Eer cho biết: "Tham gia vào sự đổi mới bền vững này là một điều quan trọng. Phù hợp với mục tiêu của chúng tôi là trở thành một dịch vụ tang lễ hợp tác bền vững".
Theo Hendrikx những chiếc quan tài màu xanh lá cây của anh ấy là một công cụ quan trọng trong việc đảo ngược sự tàn phá môi trường.
Hendrikx nói: 'Quan tài làm bằng nấm cho phép con người trở lại hòa nhập với thiên nhiên và làm giàu đất thay vì làm ô nhiễm môi trường".
Theo Đại học Cornell, chỉ riêng ở Mỹ, những người làm nghề ướp xác sử dụng khoảng 16 triệu lít chất lỏng ướp xác mỗi năm, và 6 triệu mét gỗ để làm quan tài, hầm mộ.
Ngay cả việc hỏa táng cũng cần đến nhiên liệu đốt cháy và thải khói độc vào bầu khí quyển.
Có khoảng hơn 50% người Mỹ quan tâm đến một đám tang xanh vì tiết kiệm chi phí và lợi ích môi trường.
Giai thoại chôn cất Thành Cát Tư Hãn khiến thế giới tìm 'đỏ mắt' chưa thấy Vào năm 1227, Thành Cát Tư Hãn của đế chế Mông Cổ qua đời. Ông được chôn cất ở một địa điểm bí mật mà đến nay giới khảo cổ chưa tìm ra. Người Mông Cổ làm những gì để giữ kín vị trí chôn cất Thành Cát Tư Hãn? Thành Cát Tư Hãn vang danh sử sách là nhà chinh phục nổi...