Khó tin khi chiêm ngưỡng Top các loại cây “mắn đẻ” nhất thế giới
Nếu như những cây ăn quả bình thường chỉ cho vài quả, thậm chí nhiều là vài chục quả một vụ, thì những loại cây siêu mắn này có thể cho ra đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn quả mỗi vụ khiến người thu hoạch không khỏi “choáng váng”.
1. Cây mít “mắn” nhất Việt Nam
Cách đây 3 năm, cây mít “siêu mắn” 500 quả này là… có thật tại vườn của một gia đình ở phường Lê Hồng Phong, T.P Quảng Ngãi. Theo lời chủ nhân, cây mít trồng đã được khoảng 15-16 năm, giống nhập từ Malaysia.
Sau khi trồng khoảng 4 năm, cây mít ra trái với số lượng ban đầu khoảng 40-50 trái, chủ yếu là trái ra ở phần gốc. Tuy nhiên những năm kế tiếp thì số lượng tăng dần theo cấp số nhân và quả ra ở cả phần ngọn.
Nếu như một cây dưa hấu bình thường cho ra từ 1 – 10 quả một vụ, thì cây “dưa hấu bạch tuộc” do các nhà khoa học tại Hà Nam, Trung Quốc lai tạo ra có thể cho ra tới 131 quả chỉ trong 90 ngày. Đây là cây dưa hấu đầu tiên trên thế giới cho số lượng quả nhiều đến vậy, và nó đã được ghi danh vào sách Kỷ lục Guiness thế giới.
Không những cho năng suất cao, cây dưa hấu này còn phát triển nhanh chóng mặt. Nó có 7 nhánh dây leo chính và khá nhiều nhánh phụ lan tỏa xung quanh, nhánh cây dài nhất là 5m.
Video đang HOT
Trọng lượng trung bình của mỗi quả dưa trên cây là 10kg. Quả to nhất nặng 19kg và quả bé nhất nặng 5kg.
Loại cây cà chua bạch tuộc (tên tiếng Anh là Octopus Tomato) này có thể cho năng suất thu hoạch cực lớn lên tới 32.000 quả/vụ. Được lai tạo từ giống cà chua và nho, đây là loại cây đứng trong top những loại cây cho nhiều trái nhất trên thế giới.
Theo những người trồng thí nghiệm cây cà chua bạch tuộc cho biết, trong suốt 7 – 8 tháng đầu tiên cây sẽ không ra quả, nhưng một khi đạt đến giai đoạn trưởng thành, một vụ thu hoạch lên đến hơn 14.000 quả cà chua.
Cùng chiêm ngưỡng những vườn quả “mắn” nhất thế giới khác mà bạn sẽ không thể rời mắt:
Những vườn cà chua cherry sai trĩu đẹp mắt, quả nào quả nấy căng bóng.
Lạc vào những vườn cây bạt ngàn một màu quả như thế này, bạn sẽ muốn đứng ngắm mãi không muốn đi.
Bạn đã bao giờ thấy những giống ớt, cà tím vừa sai trĩu vừa dài chạm đất như thế này chưa?
Vườn đu đủ “vàng chóe” trong nắng.
Giàn kiwi không thể sai quả hơn, được đứng thưởng thức luôn quả ngon dưới tán cây thì còn gì bằng nhỉ?
Nỗi khổ ngư dân khi Cửa Đại bị bồi lấp
Nhiều năm qua, tình trạng bồi lấp cửa biển Cửa Đại, ở xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, khiến các phương tiện tàu thuyền lưu thông qua đây rất khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đánh bắt hải sản của ngư dân.
Tàu thuyền công suất nhỏ ra vào cửa biển Cửa Đại rất khó khăn.
Được biết Cửa Đại từng là nơi lưu thông ra vào của gần 1.000 tàu cá của ngư dân trong tỉnh Quảng Ngãi. Thế nhưng nhiều năm qua, việc cửa biển Cửa Đại bị bồi lấp nặng khiến tàu thuyền ngư dân lâm cảnh "đứng bánh": Đa số tàu cá có công suất trên 90CV không thể ra vào được. Vì vậy, dù có cửa biển nhưng hầu hết các tàu cá của ngư dân xã Nghĩa An và các xã lân cận phải đến nơi khác để bán thủy sản, tiếp nhiên liệu và neo trú tàu thuyền.
Ngư dân Trần Văn Nghĩa (37 tuổi, trú xã Nghĩa An) cho biết: "Tàu tôi công suất 40CV vừa ra tới cửa biển Cửa Đại để đi đánh bắt hải sản thì bị mắc cạn dẫn đến hỏng động cơ chân vịt. Do đó, tôi phải sửa chữa mới có thể vươn khơi được. Hiện nay, nhiều đoạn cửa biển này bị bồi lấp sâu khoảng 1m nên các tàu thuyền vươn khơi gặp rất nhiều khó khăn".
Cũng theo ngư dân Nghĩa, từ nhiều năm qua, tàu cá có công suất lớn không ra vào Cửa Đại được nên mọi người đều cho tàu thuyền vào cảng Sa Kỳ để bán cá, neo trú tàu thuyền. "Hồi trước ở xã Nghĩa An có cảng cá, tàu thuyền ra vào rất nhộn nhịp nhưng giờ đành phải về cảng khác. Dẫn đến các cơ sở hậu cần nghề cá cũng đìu hiu, một số lao động địa phương sống nhờ cảng cá mất việc phải đi tìm việc ở nơi khác"- ngư dân Nghĩa chia sẻ.
Còn ngư dân Trần Văn Hết, (trú 50 tuổi, xã Nghĩa An) nói: "Mỗi khi vào mùa mưa bão, Cửa Đại không thể đón tàu chạy vào âu thuyền để trú tránh. Nguyên nhân là do sự bồi lấp cửa biển Cửa Đại ngày càng nặng. Vì vậy tôi và các bà con địa phương mong muốn các cơ quan chức năng có giải pháp nạo vét luồng lạch để tàu thuyền có công suất lớn đánh bắt hải sản ra vào được, giúp ngư dân yên tâm, vươn khơi bám biển".
Trên thực tế, tại Cửa Đại nhiều đoạn bị bồi lấp cát dẫn đến cửa biển ngày càng thu hẹp, các tàu cá có công suất lớn không thể ra vào cửa biển để bán hải sản nên đành chạy qua neo đậu ở các cảng Tịnh Kỳ, Sa Kỳ, còn tàu cá công suất nhỏ muốn ra khơi được phải chờ đến lúc thủy triều biển dâng cao. Vì vậy, tình trạng bến cá xã Nghĩa An rất vắng bóng người.
Bà Võ Thị Lệ Thu- Chủ tịch UBND xã Nghĩa An cho rằng, tình trạng bồi lấp Cửa Đại đã diễn ra nhiều năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mưu sinh của gần 1.000 tàu thuyền và lao động địa phương. "Thời gian qua, có xảy ra một số trường hợp tàu thuyền địa phương bị mắc cạn khi chạy ra vào Cửa Đại. Trong các buổi tiếp xúc cử tri, bà con đã phản ánh và UBND xã đã có văn bản báo cáo với các cơ quan chức tỉnh Quảng Ngãi về đề xuất việc nạo vét đối với Cửa Đại để ngư dân yên tâm làm ăn phát kinh tế"- bà Thu nói.
Ông Nguyễn Tăng Bính- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Chính quyền tỉnh đã nắm được thông tin về việc bồi lấp cửa biển Cửa Đại. Năm 2019, UBND tỉnh Quảng Ngãi có duyệt dự án khu neo đậu tàu thuyền Cổ Lũy, mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng hơn 100 tỷ đồng. Tuy nhiên đến bây giờ vẫn chưa có nguồn kinh phí để bố trí triển khai và đang xin Trung ương hỗ trợ. Biện pháp trước mắt, các tàu thuyền công suất lớn di chuyển đến các cảng cá khác trong tỉnh để neo đậu, bán hải sản, còn các tàu thuyền nhỏ vẫn hoạt động bình thường".
Thanh Huyền - Chí Đại
40 năm trước dân kỳ công trồng dừa, nay xã này đẹp thế này đây Sau hơn 4 thập kỷ kể từ ngày phát động phong trào trồng dừa tại xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), đến nay cây dừa đã phủ xanh nhiều diện tích cát ven biển từ thôn Kỳ Xuyên đến An Kỳ. Chẳng những làm bình phong che chắn cho khu dân cư, rừng dừa do thế hệ đi trước vun trồng, giờ đã trở...