Khó tin: Hãng nước ngọt Mỹ từng có đội tàu chiến mạnh thứ 6 thế giới
Tập đoàn Pepsi Mỹ mở rộng thị trường sang Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và không ngờ trở thành thế lực hải quân hùng mạnh đứng thứ 6 thế giới chỉ sau một đêm.
Một tàu ngầm diesel-điện của Liên Xô.
Theo New York Times, câu chuyện bắt đầu từ năm 1959. Với mục đích muốn lãnh đạo Liên Xô biết tới đời sống và văn hóa Mỹ, Tổng thống Mỹ khi đó là Dwight D. Eisenhower đã quyết định sử dụng kênh ngoại giao để mở Triển lãm Quốc gia Mỹ tại Moscow.
Lãnh đạo Liên Xô Khrushchev và Phó Tổng thống Mỹ Nixon gặp nhau tại triển lãm, trao đổi các công nghệ, sản phẩm tiêu dùng của Mỹ, cũng như các chủ đề khác.
Đó là một ngày vào tháng 7, thời tiết tại Moscow nóng đến mức khiến lãnh đạo Liên Xô đổ mồ hôi. Chớp lấy thời cơ này, Phó chủ tịch phụ trách vấn đề Marketing của Tập đoàn Pepsi, Donald M. Kendall đã đưa cho lãnh đạo Liên Xô một cốc Pepsi.
Hình ảnh nhà lãnh đạo Liên Xô uống nước giải khát Pepsi sau đó đã trở thành biểu tượng quảng cáo của hãng trên khắp thế giới.
Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev uống nước giải khát Pepsi.
13 năm sau, Nixon trở thành Tổng thống Mỹ còn Donald Kendall là Chủ tịch tập đoàn Pepsi. Cả hai đã mất hàng năm trời để tìm cách đưa Pepsi thâm nhập vào Liên Xô.
Video đang HOT
Thỏa thuận mang tính đột phá dưới sự ủng hộ của Nixon, đã đưa Pepsi đứng trước cơ hội lần đầu tiên xuất hiện ở Liên Xô. Nhưng có một thách thức đặt ra khi đó, Liên Xô bị chia cắt khỏi hệ thống tiền tệ quốc tế và đồng Rúp không thể được quy đổi sang USD.
Giải pháp được hai bên chấp nhận là Pepsi cung cấp đồ uống giải khát, thức ăn nhanh, còn phía Liên Xô sẽ thanh toán bằng đồ uống vodka. Điều này hoàn toàn hợp lý khi chính phủ Liên Xô sở hữu nhiều thương hiệu vodka nổi tiếng thế giới.
Kết quả là Pepsi trở thành nhà phân phối độc quyền thương hiệu vodka Stolichnaya tại Mỹ. Đây là thương hiệu vodka lâu đời tại Nga từ năm 1901.
Năm 1989, hợp đồng giữa tập đoàn Pepsi và chính phủ Liên Xô sắp kết thúc. Quy mô sản xuất của Pepsi tại Liên Xô khi đó lên tới 20 nhà máy với tổng giá trị ước tính khoảng 3 tỷ USD.
Liên Xô dư thừa rất nhiều trang thiết bị vũ khí trong giai đoạn cuối Chiến tranh Lạnh.
Sự phát triển kinh doanh của Pepsi tại Liên Xô đã vượt quá khả năng thanh toán bằng việc phân phối độc quyền vodka Stolichnaya, buộc hai bên phải tìm kiếm hình thức thanh toán mới.
Trong giai đoạn cuối Chiến tranh Lạnh, Liên Xô dư thừa rất nhiều tàu chiến và tàu ngầm.
Liên Xô đề nghị chuyển giao cho Pepsi hạm đội các tàu ngầm chạy diesel. Pepsi không còn cách nào khác là phải đồng ý vì họ rất muốn bán sản phẩm ở Liên Xô.
Cụ thể, Liên Xô bàn giao cho tập đoàn Mỹ 17 tàu ngầm diesel-điện, 1 tuần dương hạm, 1 khu trục hạm và 1 khinh hạm. Chỉ sau một đêm, tập đoàn Pepsi sở hữu hạm đội hải quân mạnh thế 6 giới.
Mỗi tàu diesel ước tính có giá vào khoảng 150.000 USD. Chủ tịch Pepsi Donald Kendall khi đó nói với cố vấn an ninh quốc gia Mỹ: “Chúng tôi giải giáp vũ khí Liên Xô còn nhanh hơn các ông”.
Do không có nhân lực quản lý cũng như không có nhu cầu duy trì hạm đội hùng hậu, toàn bộ tàu ngầm và chiến hạm Liên Xô được Pepsi bán lại cho một công ty tái chế của Thụy Điển.
Theo Danviet
Anh triển khai 2 tàu chiến đối phó với đội tàu của Nga
Anh đã triển trai 2 tàu chiến nhằm theo dõi và giám sát hoạt động của đội tàu Hải quân Nga đang trên đường tới Syria và chắc chắn sẽ đi qua vùng biển của Anh.
Tàu khu trục Anh theo dõi chặt chẽ hạm đội tàu chiến của Nga (Ảnh: BBC)
Các nguồn tin trước đó cho biết tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga được 7 tàu chiến khác hộ tống đang trên đường tới Syria nhằm gia tăng sự hiện diện của quân đội Moscow tại quốc gia Trung Đông này. Đội tàu này có thể tham gia chiến sự ở Syria.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon cho biết hải quân nước này sẽ theo dõi chặt chẽ từng bước di chuyển của hạm đội Nga. Tàu khu trục HMS Duncan đã rời Portsmouth cùng với tàu HMS Richmond để giám sát hạm đội Nga đang tiến về hướng Nam.
Bộ Quốc phòng Anh cũng cho biết một tàu khu trục khác của nước này là HMS Dragon đã "chạm trán" các tàu hộ tống Nga khi các tàu này đang hướng thẳng tới Anh từ Bồ Đào Nha.
Hiện vẫn chưa rõ đội tàu của Nga sẽ đi qua Anh bằng đường biển Manche (vùng biển giữa Anh và Pháp) hay đường biển phía Tây Ireland.
"Chúng tôi sẽ giám sát từng chuyển động của các tàu Nga với cam kết đảm bảo an toàn cho nước Anh", ông Fallon cho biết.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov được trang bị tên lửa hành trình chống hạm Granit và có sức chứa hơn 50 máy bay. Những tàu khác trong hạm đội bao gồm: 2 tàu chiến chống ngầm hạng nặng Severomorsk, Phó Đô đốc Kulakov và 4 tàu hỗ trợ khác.
Kênh truyền hình Zvezda của lực lượng vũ trang Nga cho biết Moscow có thể triển khai thêm một số tàu ngầm từ vùng biển Đại Tây Dương để hộ tống đội tàu.
Truyền thông Nga cho biết đây là lực lượng hải quân mạnh nhất của Nga đi qua khu vực Bắc Âu kể từ năm 2014. Đội tàu này sẽ tăng cường hiện diện hải quân Nga ngoài khơi bờ biển Syria. Hiện đã có khoảng 10 tàu Nga đang có mặt tại khu vực này.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vẫn chưa giảm nhiệt.
NATO cáo buộc Moscow tiến hành các cuộc tập trận mang tính khiêu khích, đặc biệt là tại khu vực Baltic. Các máy bay chiến đấu của Nga cũng tăng cường tuần tra gần không phận các nước thuộc NATO.
Phó Đô đốc Hải quân Anh Clive Johnstone, đồng thời là Chỉ huy Bộ Tư lệnh Hàng hải của NATO, cho biết NATO và các nước đồng minh thường xuyên theo dõi các hoạt động của quân đội Nga, kể cả sự hiện diện của các tàu chiến Nga gần vùng biển của các nước thành viên NATO.
Nhật Minh
Theo Dantri
Đáng sợ tôm hùm có "hình xăm" logo hãng nước ngọt trên càng Hình logo của Pepsi được in trên càng tôm và không ai biết tại sao điều này có thể xảy ra. Càng tôm hùm có "hình xăm" logo của Pepsi Tàu đánh bắt hải sản ở Canada vừa vớt được một con tôm hùm có càng bị "xăm hình" logo của Pepsi, tờ Guardian đưa tin. Con tôm được đánh bắt ở vùng...