Khó tin: Đội nhà thắng với tỷ số không tưởng, anh bạn của Messi vẫn nhận về vô vàn gạch đá chỉ bởi một lý do trở trêu
Trong một tập thể Man City quá xuất sắc, chỉ một vài sai lầm nhỏ cũng khiến Otamendi hứng búa rùi của dư luận.
Tối ngày 21/9, Man City đã vùi dập Watford không thương tiếc với tỷ số lên tới 8-0. Trong đó, họ ghi 5 bàn thắng đầu tiên chỉ sau vỏn vẹn 18 phút, một kỷ lục chưa từng có trong lịch sử giải Ngoại hạng Anh.
Thế nhưng, không phải ai trong đội hình của Man City cũng nhận được lời khen từ những fan hâm mộ. Thậm chí, một học trò của Pep Guardiola còn bị chỉ trích khá gay gắt trên mạng xã hội. Nguyên nhân cũng chỉ bởi vì anh có một số tình huống để mất bóng trong hiệp thi đấu đầu tiên.
“Otamendi là cầu thủ tệ nhất mà tôi từng thấy”.
“Otamendi là vấn đề lớn với chúng ta”
Video đang HOT
“Chúng ta cần loại Otamendi ra khỏi đội hình càng sớm càng tốt. Tôi muons Eric Garcia được đá chính và Otamendi cần phải ngồi dự bị mãi mãi”.
“Chúng ta cần phải mua sắm vào tháng một thôi. Otamendi thật kinh khung”.
“Không thể tin nổi”
“Cậu ta đá khiến tôi phát ốm”
Thực tế, trận đấu vừa qua, Otamendi đã chơi không tồi với 3 pha tắc bóng cùng tỷ lệ chuyền chính xác lên tới 96%. Chưa dừng lại, người bạn thân của Messi tại tuyển Argentina còn ghi tên lên bảng tỷ số với bàn thắng ở phút 18.
Giải thích nguyên nhân việc Otamendi chơi tốt nhưng vẫn bị chỉ trích, tờ Thisisfutbol đưa ra một lý do khá trớ trêu: “Từ những con số vừa qua, có lẽ các CĐV đã quá ‘gắt’ với hậu vệ 31 tuổi. Tuy nhiên, cậu ấy lại hay đánh mất sự tập trung ở một số thời điểm quan trọng. Tính từ ngày cập bến Man City, Otamendi đã mắc 5 sai lầm trực tiếp dẫn tới bàn thua và một lần đốt lưới nhà. Với một đội bóng như Man City, họ đòi hòi sự hoàn hảo nhưng Otamendi lại không có được điều đó”.
Otamendi ghi bàn nhưng vẫn bị chỉ trích. Ảnh: Getty.
Quả thật, ở CLB sở hữu toàn ngôi sao như Man City, mọi thứ đều trở nên khắt khe hơn. Và điều này dẫn tới thực tế khá “đắng” cho Otemendi, đó là dù chơi tốt nhưng vẫn nhận về không ít gạch đá chỉ bởi một vài sai lầm nhỏ.
Theo Trí Thức Trẻ
Man City còn dám 'chơi bóng ngay từ hàng thủ'?
Nicolas Otamendi mất bóng dẫn đến bàn thua. Và hậu quả to lớn không chỉ là một bàn thua, khi Man City thất thủ trên sân Norwich ở vòng đấu trước.
Thật ra, Otamendi nói riêng hoặc Man City nói chung không phải là nạn nhân duy nhất của cái gọi là "chơi bóng ngay từ hàng thủ", trong những trận đấu đỉnh cao gần đây. Ngay cả trung vệ số 1 thế giới Virgil van Dijk cũng phải trả giá đắt vì cách chơi bóng "cao cấp", khiến ĐKVĐ Liverpool thất thủ trong trận ra quân ở Champions League.
Có vẻ như HLV Unai Emery của Arsenal đã không kịp rút ra bài học, hoặc nói đúng hơn: ông không thấy đấy là bài học, khi Arsenal mất bóng khá nhiều ở khu vực nguy hiển, trong trận gặp Burnley. Và đến khi gặp Watford thì Arsenal thật sự trả giá, với sai lầm dẫn đến bàn thua của một trung vệ.
Trên lý thuyết, giới chuyên môn từng phân tích: cách chơi bóng "phối hợp ngay từ hàng thủ" của Man City sẽ có lợi khi bóng đá áp dụng luật mới từ mùa bóng này (hậu vệ được trực tiếp nhận quả phát bóng của thủ môn ngay trong khu cấm địa). Còn trên thực tế, thuận lợi nhỏ nhoi ấy chỉ là một tiểu tiết trong cách chơi của các đội như Man City. Cũng trên thực tế, việc tăng cường triết lý "chơi bóng ngay từ hàng thủ" của các đội như Man City là rõ ràng, dù không nhất thiết đấy phải là việc khai thác luật mới.
Hậu vệ giữ bóng, phối hợp để đưa bóng lên hàng tiền vệ, hoặc hậu vệ tự cầm bóng và tiến lên khu giữa sân, là những tình huống quen thuộc trong cách chơi triển khai ngay từ hàng thủ. Không quá phức tạp để giới chuyên môn chỉ ra những cái lợi trong cách chơi này, đặc biệt là đối với các đội chủ trương giữ bóng nhiều. Vấn đề là ở chỗ: cái lợi ấy, tóm lại, dẫn đến điều gì? Rất mông lung. Ngược lại, chỉ cần một lần "hỏng hóc", cũng không phải phân tích dài dòng để thấy tác hại to lớn của việc mất bóng ngay từ hàng thủ.
Bóng đá, cũng như trong cuộc sống nói chung, luôn có tính hai mặt. Được chỗ này thì mất chỗ kia, như người ta vẫn nói. HLV Jose Mourinho không phải vô lý khi bảo "giữ bóng nhiều thì điều đương nhiên là cũng sẽ mất bóng nhiều". Càng thấy rõ hơn sự đúng đắn của quan điểm này, nếu như đấy là việc giữ và mất bóng nơi hàng phòng ngự.
Vấn đề đặt ra với HLV Pep Guardiola trong thời điểm này: ông có nên tiếp tục theo đuổi triết lý giữ bóng, nhất là giữ và chơi bóng ngay từ hàng thủ?
Lối chơi sở trường (và rất đẹp mắt) của Man City thì ai cũng biết. Nhưng, người ta cũng đều đã biết: Man City đang khủng hoảng trung vệ, khi John Stones nối tiếp Aymeric Laporte, phải vắng mặt vì chấn thương. Pep điều tiền vệ Fernandinho về đá trung vệ, và Man City thành công trong trận thắng Shakhtar Donetsk mới đây ở Champions League. Nhưng, một trận đấu là chưa đủ để nói lên cả một vấn đề lớn. Đấy là chưa kể: Man City đá như thế nào trong trận gặp Shakhtar?
Họ "tắc" bóng nhiều hơn đối phương (gần gấp rưỡi). Đấy là một chi tiết lạ. Tổng quát hơn, Man City trong trận ra quân tại Champions League hướng đến hiệu quả hơn là triển khai cách chơi đẹp mắt quen thuộc. Có thể vì Pep đã rút ra bài học trước những "sai sót chết người" gần đây, không chỉ từ đội của mình. Cũng có thể, ông buộc phải hướng đến chỗ "an toàn là bạn", khi đã bị dồn vào chân tường vì hoàn cảnh khó khăn hiện thời.
Tiếp theo sẽ là một Man City như thế nào? Không dễ đoán. Đội khách Watford là một đối thủ "dưới tầm", và đấy mới là vấn đề. Pep sẽ lại áp dụng cách chơi "kẻ cả" trước Watford, hay ông vẫn sẽ hướng đến hiệu quả, như khi gặp Shakhtar ở Champions League? Cần nhớ: ở 3 trong 4 trận thua của Man City tại Premier League mùa trước, đối phương đều là đội "chiếu dưới".
Theo Bongdaplus.vn
"Nhà giàu" Man City trả giá vì hà tiện: Liverpool có thời cơ lật đổ nhờ...MU Man City đang đối mặt một cuộc khủng hoảng lực lượng vì không chịu "phá giá" mua cầu thủ trong bối cảnh điều đó là cần thiết. Man City trong tuần qua đã phải đón tin xấu khi trung vệ trụ cột Aymeric Laporte phải nghỉ thi đấu dài hạn tới tháng 3/2020. Sau thiệt hại này họ đã nhận thất bại gây...