Khó tin: Đại bàng định bắt nạt sếu đầu đỏ thì bị con mồi đánh bại và phải tháo chạy
Một cuộc chiến hiếm thấy giữa đại bàng và đối thủ cực kỳ hiếm: sếu đầu đỏ Nhật Bản – loài hạc hiếm thứ hai thế giới và có nguy cơ tuyệt chủng.
Đại bàng vốn được xem là “chúa tể bầu trời” và loài chim đứng đầu trong các loài chim, thế nhưng trong một chuyến đi săn, nó đã có một thất bại ê chề và phải mau chóng cất cánh bỏ chạy khỏi chính con mồi của mình.
Điều khó tin là kẻ có thể đánh bại đại bàng chỉ là một con sếu Nhật Bản hay còn gọi là sếu đỉnh đầu đỏ (tên khoa học Grus japonensis). Những hình ảnh hiếm thấy dưới đây đã được đăng tải trên trang của Hội quan sát chim Hồng Kông (HKBWS).
Cuộc chiến diễn ra tại thành phố Kushiro thuộc tỉnh Hokkaid, Nhật Bản năm 2009:
Đại bàng định tấn công hạc. Ảnh: HKBWS
Thế nhưng nó đã bị chính con mồi phản đòn. Ảnh: HKBWS
Đại bàng ở thế hạ phong. Ảnh: HKBWS
Sếu đầu đỏ tấn công đại bàng. Ảnh: HKBWS
Đại bàng hốt hoảng bỏ chạy. Ảnh: HKBWS
Nó lấy đà để bay đi. Ảnh: HKBWS
Thắng thua đã rõ! Ảnh: HKBWS
Phải nói qua về kẻ có thể đánh cho đại bàng tan tác như vậy, đó là sếu Nhật Bản, loài chim vốn biểu tượng cho sự may mắn, trường thọ và tính trung thực và thường xuất hiện trong các bức tranh thư pháp nghệ thuật.
Chúng cũng là loài hạc nặng nhất trên thế giới (chiều cao: 140 cm và cân nặng khoảng 7.7-10 kg). Loài hạc này thường di cư tới Xibia và thường là tại phía bắc Mông Cổ vào mùa thu và đông để sinh sản.
Không những thế, sếu Nhật Bản là loài chim hiếm thứ hai thế giới và có nguy cơ tuyệt chủng nhất thế giới. Trong tự nhiên, chúng chỉ đẻ hai quả trứng 1 lứa và thường thì chỉ 1 trong hai là có thể sống sót.
Nguồn: Hkbws
Theo Trí Thức Trẻ
Bộ tộc sống thọ bậc nhất, sở hữu nét đẹp vượt thời gian
Nhiều người cho rằng bộ tộc Hunza có thể đạt đến số tuổi thọ khó tin, đồng thời sở hữu gương mặt trẻ đẹp "vượt thời gian" nhờ chế độ ăn uống hợp lý.
Việc một người đạt qua ngưỡng 100 tuổi là điều khá ít gặp. Tuy nhiên, câu chuyện này vẫn diễn ra như "cơm bữa" với cộng đồng khoảng 87.000 người sống ở vùng núi phía bắc Pakistan. Họ thuộc bộ tộc Hunza, những người được biết đến với tuổi thọ trung bình 120, có thể chạm ngưỡng 160.
Theo nhiều nguồn tin, phụ nữ Hunza có thể sinh con ở tuổi 65. Những người này thậm chí còn giữ được nét trẻ trung, xinh đẹp vào những năm cuối đời. Một số tài liệu khẳng định họ là hậu duệ của các binh lính dưới trướng Alexander Đại đế khi ông tới Ấn Độ. Dù vậy, các xét nghiệm DNA vẫn chưa chứng minh được điều này. Cho tới nay, không ít người vẫn đồn tộc Hunza đến từ hành tinh khác.
Những câu chuyện về tộc Hunza đôi khi bị đồn thổi quá mức. Một số thông tin cho rằng người tộc này miễn nhiễm với bệnh tật và 900 năm chưa ghi nhận ca mắc ung thư. Dù vậy, chưa có thông tin chính xác nào cho những lời đồn này. Tuy nhiên, những người từng gặp gỡ tộc Hunza đều khẳng định họ có thể chất khỏe mạnh khác thường.
Robert McCarrison, bác sĩ Scotland, cho biết bí quyết "trường thọ" của người Hunza nằm ở chế độ ăn chay. Các bác sĩ khác đến đây cũng đưa ra những nhận xét tương tự. John Clark, bác sĩ đã dành 20 tháng sống chung cùng người Hunza, tiết lộ sự cô lập cũng giúp bộ tộc này tránh khỏi bệnh tật thông thường. Do địa hình thung lũng Hunza rất hiểm trở, người Hunza ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên tránh được nhiều bệnh truyền nhiễm.
Chế độ ăn của người Hunza thực sự không quá lành mạnh như một số người vẫn tưởng. Nhiều thông tin khẳng định tộc Hunza ăn rất ít chất béo. Theo Ancient Pages, người Hunza ăn rất nhiều thực phẩm có chất béo như phô mai, bơ, sữa... Thịt cũng được người Hunza tiêu thụ nhưng chủ yếu vào mùa đông. Nguyên nhân là người Hunza có rất ít nhiên liệu còn việc luộc thịt khá "tốn kém". Do đó, họ hay ăn thịt vào mùa đông còn ăn chay vào mùa hè. Vì thế, có thể nói, người Hunza khỏe mạnh là do sinh hoạt lành mạnh, không phải chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, chế độ ăn của người Hunza có điểm đáng chú ý. Họ sử dụng rất nhiều mơ, loại thực phẩm giàu Amygdalin, chất có thành phần chống ung thư. Mơ xuất hiện ở khắp nơi. Thậm chí, mức độ kinh tế của người Hunza còn có thể đo bằng số cây mơ họ trồng.
Ảnh hưởng địa hình miền núi còn tác động vào nhiều mặt trong cuộc sống của người Hunza. Các ngôi làng gần như bị cô lập nên việc di chuyển gặp không ít khó khăn. Đất nông nghiệp cũng không nằm ngay sát khu dân cư. Do đó, nhiều người thậm chí phải đi bộ 2 giờ để ra đồng. Tờ Very Well Health nhận xét địa hình đã biến người Hunza thậm chí còn mạnh mẽ hơn các Sherpa, người chuyên dẫn đường lên đỉnh Everest.
Bí quyết cuối cùng cho cuộc sống "trường thọ" của người Hunza là tiếng cười. Nhiều tài liệu khẳng định họ là những con người vui vẻ nhất thế giới. Chính cảm xúc tích cực đã phần nào giúp tộc Hunza trở nên khỏe mạnh hơn những người khác.
Theo Ancient Pages, bạn nên tới tận nơi để chứng kiến cuộc sống thật của người Hunza. Họ có thể sống thọ hơn phần đông dân số thế giới nhưng cũng chỉ khoảng 10 năm. Trường hợp người sống tới 120 hay 160 tuổi vẫn còn là dấu hỏi. Bộ tộc này không hề sống trong khung cảnh như vườn địa đàng. Họ vẫn phải chật vật đấu tranh với địa hình khắc nghiệt và nhiễm một số loại bệnh. "Cuộc sống của người Hunza đã bị phóng đại quá mức, giống như cách chúng ta tin vào suối nguồn tươi trẻ", tờ Ancient Pages bình luận.
Khung cảnh như hành tinh lạ ở nơi nóng nhất thế giới Vùng lõm Danakil (Ethiopia) là nơi nóng nhất trên Trái Đất xét về nhiệt độ trung bình quanh năm. Khung cảnh ở đây khiến nhiều người sợ hãi vì trông như một hành tinh khác.
Theo news.zing.vn
Du khách nhộn nhịp kéo về phố biển Nha Trang chiều 30 Tết Chiều 30 Tết, phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trở nên nhộn nhịp hơn khi du khách khắp nơi kéo về đây du Xuân. Trên các bãi biển, các điểm du lịch, khu vui chơi giải trí được trang hoàng rực rỡ sắc hoa, cây cảnh và đèn điện nhấp nháy. Mọi nẻo đường không khí Xuân tươi vui, rạo rực, tất...