Khó tin chiêu nhận một cuộc gọi, mất hàng trăm triệu
Công an TP.HCM vừa phát đi thông báo đến rộng rãi người dân để tăng cường cảnh giác các cuộc gọi lừa đảo công nghệ cao tinh vi. Tuy nhiên, vẫn có nạn nhân sập bẫy.
Vụ mới nhất đây Công an Q.5 chuyển giao Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP.HCM để điều tra, truy xét những đối tượng gây án.
Từ đầu năm đến nay, công an TP.HCM bắt hàng loạt băng nhóm lừa đảo công nghệ cao qua điện thoại xưng là cán bộ công quyền
Nạn nhân Thái Lê Tuyết M. (SN 1984, ngụ huyện Bình Chánh) tường trình, chị nhận được một cuộc điện thoại của người lạ.
Qua trò chuyện, người bên kia là nam giới, xưng là cán bộ Công an TP.Hà Nội đang điều tra một vụ án liên quan đến tài khoản ngân hàng của chị M.
Người xưng công an truy vấn nhiều chuyện cá nhân của chị M. Sau đó người này yêu cầu chị M. chuyển tiền có trong tài khoản ngân hàng sang tài khoản của cán bộ điều tra mang tên N.H.N của ngân hàng S. để tiến hành kiểm tra, nếu không có gì thì sẽ gửi hoàn trả lại.
Lo ngại dính dáng đến pháp luật, chị M. đã đến phòng giao dịch của ngân hàng S. nằm trên đường Trần Hưng Đạo, P.6. Q5 chuyển vào tài khoản của N.H.N số tiền 380 triệu đồng.
Video đang HOT
Sau đó chị M liên lạc lại với cán bộ điều tra không được nên trình báo đến công an Q.5.
Công an TP.HCM đã phát đi thông báo rộng rãi đến công an các quận, huyện, các ngân hàng và người dân để cảnh báo về chiêu thức lừa đảo qua điện thoại, xưng là cán bộ công an, Viện KSND, toà án…
Theo thông báo, các tổ chức tội phạm lừa đảo công nghệ cao như nói trên có sự cấu kết giữa người Đài Loan (Trung Quốc) với người Việt trong nước.
Chúng sử dụng thiết bị viễn thông công nghệ cao, thực hiện các cuộc gọi qua Internet, giả mạo số thuê bao của cơ quan pháp luật Việt Nam để gọi ngẫu nhiên hàng loạt người.
Chúng đe doạ là đang điều tra nạn nhân về vụ án rửa tiền, buôn ma tuý… để yêu cầu nạn nhân chuyển tiền từ tài khoản cá nhân sang tài khoản ngân hàng do chúng yêu cầu.
Sau đó chúng dùng dịch vụ chuyển tiền qua mạng Internet (tức Internet banking) chuyển tiền của nạn nhân vừa gửi qua các tài khoản khác.
Khâu cuối cùng là chúng dùng thẻ ghi nợ quốc tế rút tiền tại các điểm ATM trong và ngoài nước.
Theo thống kê, đầu tháng 8/2013 đến nay, các băng nhóm lừa đảo đã giăng bẫy hàng trăm người, chủ yếu ở TP.HCM, chiếm đoạt khoảng 20 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2014 đến nay, công an TP.HCM bắt 42 đối tượng thuộc nhiều băng nhóm, trong đó có 10 đối tượng là người Đài Loan, phong toả 400 tài khoản ngân hàng và đã thu hồi hơn 5 tỷ đồng.
Thông báo của cơ quan công an đề cập, người dân nên cảnh giác trước các cuộc gọi, bởi lẽ công an không làm việc với công dân qua điện thoại, việc thu giữ tang vật cũng đều có văn bản theo quy định của pháp luật.
Công an TP.HCM đề nghị công an các cấp tại xã, phường, khu phố, ấp có phương thức, tài liệu tuyên truyền để người dân nắm rõ từ đó cảnh giác với thủ đoạn.
Công an cũng khuyến cáo các ngân hàng thông báo đến toàn thể nhân viên giao dịch lưu ý nhắc nhở khách hàng khi rút, chuyển tiền từ tài khoản hoặc nộp tiền vào tài khoản của người lạ không rõ ràng.
Đàm Đệ
Theo_VietNamNet
Người đầu tiên báo thảm họa chìm phà là một bé trai
Cuộc gọi báo nguy đầu tiên từ chiếc phà chìm của Hàn Quốc là của một cậu bé có giọng run run tới trạm cứu hỏa, ba phút sau khi chiếc phà có cú rẽ định mệnh, Reuters đưa tin.
Cuộc gọi được chuyển tới lực lượng bảo vệ bờ biển hai phút sau đó và tiếp theo là 20 cuộc gọi từ điện thoại của các em nhỏ tới trạm cứu hỏa, một nhân viên cứu hỏa cho hay.
Phà Sewol chìm vào thứ tư tuần trước khi đang trong hành trình thường lệ từ cảng Incheon tới đảo nghỉ mát Jeju. Trong số 476 thủy thủ và khách đi tàu có 393 trẻ em và giáo viên tham gia chuyến dã ngoại của trường.
Cậu bé thực hiện cuộc gọi, có họ là Choi, là một trong số những người mất tích. Giọng bé trai này run rẩy và có phần gấp gáp, một nhân viên cứu hỏa cho hay. Mất một lúc, những người có trách nhiệm mới biết đó là phà Sewol.
"Cứu chúng cháu với. Chúng cháu đang trên phà và cháu nghĩ rằng nó đang chìm", thông tấn xã Yonhap trích lời bé trai trên nói.
Người cầm điện thoại ở trạm cứu hỏa đã yêu cầu cậu bé chuyển điện thoại cho thuyền trưởng và bé trai nhắc lại: "Có phải chú muốn nói là giáo viên". Trong tiếng Hàn, phát âm thuyền trưởng và giáo viên là tương tự nhau.
Phụ trách phà là Lee Joon-seok, 69 tuổi và các thủy thủ khác đã bị bắt với cáo buộc lơ là. Các nhân chứng cho biết, một số thủy thủ và cả phà trưởng đã chạy trốn khi phà chìm sau khi đã thông báo cho hành khách ở nguyên trong cabin của mình.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Ứng phó ra sao trước cú điện thoại giả bắt cóc tống tiền Tin là người thân bị bắt cóc thật, bị hại không gọi điện hay liên lạc với người nhà để kiểm tra bắt cóc thật hay không mà đã vội vàng chuyển tiền cho bọn chúng. Theo Trung tá Đặng Hồng Minh - Đội phó Đội 2 Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) - CATP Hà Nội: Trong...