Khó tin cảnh gấu trắng Bắc cực vuốt ve chú chó nhỏ như thú cưng
Một cảnh tượng khó tin khi gấu trắng Bắc Cực hoang dã thể hiện tình cảm với một con chó, cứ như thế đó là thú cưng của mình
Gấu trắng nặng từ 150-450kg, con đực trưởng thành có thể dài đến 2,6 mét, là loại ăn thịt đáng sợ và có thể dễ dàng giết chết một con chó.
Tuy vậy, trong đoạn clip được David De Meulles, một hướng dẫn viên du lịch quay ở Manitoba (Canada), có thể thấy cảnh gấu Bắc Cực to lớn nhẹ nhàng vuốt ve chú chó bằng cả hai chân trước.
“Ban đầu tôi không đoán được những gì sẽ xảy ra và chỉ biết rõ sau khi thấy gấu bắt đầu vuốt ve con chó, như thể đó là một người bạn vậy” – Meulles kể lại. Khi ấy, anh đang dẫn du khách đi xem gấu Bắc Cực.
Con chó trong đoạn clip là giống chó kéo xe trượt tuyết, gan dạ nên rõ ràng là không sợ hãi gấu. Nó hầu như không phản ứng gì khi được gấu trắng vụng về xoa đầu.
Video đang HOT
Theo lao dong
Không la bàn định vị, sao chim bồ câu lại có thể đưa thư chính xác đến nơi cần đến?
Dù dùng bồ câu để đưa thư nhưng nhiều người vẫn không biết bằng cách nào chúng tìm thấy đường về nhà khi bay xa cả hàng chục km?
Ngay từ thời xa xưa, khi mà điện thoại hay mạng Internet còn chưa ra đời, phương tiện liên lạc chủ yếu của con người chính là thư tay và bồ câu. Lý do gì khiến loài chim này có thể làm công việc đặc biệt như vậy?
Việc vận chuyển thư bằng ngựa hay đi bộ cũng đã từng được áp dụng trước đây. Tuy nhiên, hai phương thức đưa thư này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như người đưa thư không đáng tin cậy, các tai nạn trong khi di chuyển làm mất, hỏng thư và chậm trễ thời gian giao nhận thư. Thêm vào đó, việc di chuyển bằng ngựa hay đi bộ cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết và tốc độ di chuyển. Rất khó có thể xác định chính xác thời gian thư được vận chuyển.
Chính vì thế, việc dùng bồ câu đưa thư từ 3.000 năm trước đã mang đến những lợi ích to lớn. Trong khi quan sát và nghiên cứu hướng bay của các loài chim, người cổ xưa đã phát hiện ra chúng nó khả năng tìm đường vô cùng chính xác và đặc biệt. Các loài chim có thể tìm đường về tổ cho dù chúng có bị lạc đường trong quá trình đi kiếm mồi đi chăng nữa.
Bồ câu - "người đưa thư hoàn hảo"
Chim bồ câu không những dễ nuôi mà còn rất dễ "bắt nhịp" với quá trình huấn luyện về phương hướng. Giống chim bồ câu đá được huấn luyện rất cẩn thận, dần dần được dạy trở về "tổ ấm" của mình trước khi được thả và bay về nhà.
Bằng cách này, chim bồ câu đá có thể được lập trình để bay về nhà từ một loạt các địa điểm khác nhau. Chim bồ câu sử dụng tín hiệu thị giác, giống như địa điểm tự nhiên, và dần dần phát triển một con đường để trở lại căn nhà của mình.
Vì thế, chúng có thể tìm đường về nhà và mang theo thông điệp đã được cuộn chặt và buộc vào chân từ trước đó. Cách này cũng làm giảm thiểu rủi ro mất hay hỏng thư như phương pháp đưa thư khác.
Dù có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, việc sử dụng bồ câu đưa thư vẫn gặp phải bất lợi khi chúng chỉ có thể di chuyển một chiều. Rất may mắn là vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách bổ sung huấn luyện. Những chú bồ câu đá, sau khi huấn luyện đặc biệt, có thể tìm đường và vẫn chuyển thư qua nhiều địa điểm khác nhau.
Lý giải về khả năng đưa thư của chim bồ câu
Dù dùng bồ câu để đưa thư nhưng nhiều người vẫn không biết bằng cách nào chúng tìm thấy đường về nhà khi bay xa cả hàng chục km?
Có nghiên cứu cho rằng chúng dùng khứu giác như một chiếc đồng hồ hay la bàn. Trong khi nhóm khác lại cho rằng chúng dựa vào môi trường tự nhiên thân quen và những cột mốc để nhận biết nơi nào là nhà.
Các nhà khoa học Anh từng chỉ ra loài bồ câu thường bay theo đường nhỏ tới quốc lộ, bay ngang qua những con phố và bay vòng quanh dù đường bay có thể sẽ tăng lên vài km.
Khi bay theo cặp, loài chim bồ câu nắm bắt rất hiệu quả những con đường. Nếu có bạn đồng hành, chúng sẽ tìm được con đường ngắn hơn là khi bay một mình.
Tất cả các nghiên cứu chỉ là đưa ra bằng chứng lý giải cho khả năng đưa thư của chim bồ câu, chúng còn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí, nơi sinh sống và cách huấn luyện. Các nghiên cứu có thể phủ nhận lẫn nhau, thế nhưng có một điều người ta không thể không thừa nhận, đó là khả năng tìm đường vô cùng thông minh và tuyệt vời của loài chim này.
Theo Linh Phương / Trí Thức Trẻ
Kéo lưới vớ được tảng chất nôn cá voi giá 57 tỷ đồng Một ngư dân ở Oman đã may mắn kéo lưới được chất nôn cá voi có giá trị lên tới 57 tỷ đồng. Khalid vớt được khối chất nôn cá voi nặng 60kg. Ngư dân Khalid Al Sinani bất ngờ phát hiện một khối chất nôn cá voi có trọng lượng hơn 60kg, mắc vào lưới đánh cá của mình ở ngoài khơi...