Khó tìm tài sản thi hành án trong vụ Vinashin
Lãnh đạo Tổng cục thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp cho rằng việc thi hành án vụ Vinashin gặp nhiều khó khăn do giá trị tài sản cần phải thu lên tới hàng nghìn tỷ đồng nhưng giờ “không thấy đâu”.
Nguyên lãnh đạo Vinashin bị đòi tiền bồi thường
Ngày 26/7, tại cuộc họp báo 6 tháng đầu năm do Bộ Tư pháp tổ chức, đại diện Bộ Tư pháp cho biết công tác thi hành án dân sự đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, số việc có điều kiện thi hành chiếm tỷ lệ đạt gần 80%, cao hơn 12% so với cùng kỳ năm 2012.
Video đang HOT
Kết quả thi hành án từ ngày 1/10/2012 đến 30/6/2013 đã thi hành xong hơn 300.000 việc trong tổng số gần 481.000 việc có điều kiện thi hành, đạt tỷ lệ hơn 63%. Về tiền, đã thi hành xong hơn 15 nghìn tỷ đồng trong gần 41 nghìn tỷ đồng có điều kiện thi hành, đạt hơn 37%.
Trả lời báo chí, ông Hoàng Sỹ Thành, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp cho biết việc thi hành án trong vụ Vinashin đang rất khó khăn. Theo ông, bản án vụ Vinashin có hiệu lực pháp luật gần được một năm, giá trị tài sản thi hành án là 1.200 tỷ đồng nhưng cơ quan thi hành án không thực hiện được.
Theo ông Thành, nguyên nhân khiến kết quả thi hành án ở vụ việc này chưa đạt được là do dù Bộ Giao thông vận tải đã có chỉ đạo nhưng qua công tác kiểm tra hiện nay mới chỉ có Công ty Nam Triệu có đơn yêu cầu thi hành án. Các đơn vị, công ty khác vốn là công ty con của Vinashin chưa có đơn yêu cầu thi hành án.
“Hơn nữa, khi xét xử vụ Vinashin, tòa án đã không áp dụng biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự. Về vấn đề này tôi xin không có bình luận”, ông Thành nói.
Theo ông Thành, qua công tác thi hành án ở Hà Nội, Nam Định, thấy những tài sản của Vinashin “cái thì đang bị đặt thế chấp ngân hàng, cái đã bị bán”. Theo ông Thành, trị giá số tài sản phải thi hành án của Vinashin là “gánh nặng lớn, rất khó khăn để thi hành”.
Lãnh đạo Tổng cục thi hành án cho rằng, nhằm giải quyết vấn đề khó khăn trên, Bộ Tư pháp đã mời các bộ, ngành liên quan họp bàn, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo. Bên cạnh đó, Bộ thành lập Tổ công tác thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình trong công tác thi hành án vụ Vinahsin.
Bất ổn tại Vinashin được đặt ra từ cuối năm 2009 khi báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy tập đoàn này nợ gần 19.900 tỷ đồng, gấp 11 lần vốn chủ sở hữu. Đến cuối tháng 6/2010, Vinashin ra nghị quyết tái cơ cấu toàn diện. Nhưng chỉ hơn nửa tháng sau, Chủ tịch HĐQT Phạm Thanh Bình đã bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho đình chỉ chức vụ. Đến đầu tháng 7/2012, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật đối với ông Bình do thiếu trách nhiệm trong việc huy động, sử dụng tiền vốn. Tại thời điểm này, số nợ của Vinashin là hơn 80.000 tỷ đồng. Đến ngày 4/8/2010, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam ông Bình do những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, khiến tập đoàn có nguy cơ phá sản. Theo bản án hình sự phúc thẩm của TAND Tối cao, ông Phạm Thanh Bình, Trần Văn Liêm (nguyên trưởng ban kiểm soát Vinashin, nguyên giám đốc Công ty Viễn Dương) cùng liên đới bồi thường cho Vinashin hơn 991 tỷ đồng, chia đôi mỗi người một nửa. Ông Bình cùng các ông Nguyễn Văn Tuyên (nguyên giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh), Đỗ Đình Côn (nguyên kế toán trưởng, Phó tổng giám đốc Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh) liên đới bồi thường Công ty Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh gần 35 tỷ đồng….
Theo VNE
Đề xuất thành lập "Ban thi hành án" Vinashin
Tại Hội nghị Triển khai công tác thi hành án dân sự (THADS) năm 2013, bà Vũ Thị Kim Dung, Vụ trưởng Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo - Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp, cho biết vụ án Vinashin có số lượng tài sản lớn, tập trung ở nhiều địa phương nên việc thi hành án gặp rất nhiều khó khăn.
Theo quy định hiện nay, cả nước có gần 700 đơn vị THADS cấp huyện và 63 đơn vị cấp tỉnh, chưa có cấp T.Ư. Điều này khiến việc thi hành những bản án lớn, có quy mô rộng, tài sản nằm rải rác gặp rất nhiều khó khăn.
Theo bản án phúc thẩm được TAND tối cao tuyên hồi tháng 8.2012, các bị cáo trong vụ án "cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Vinashin phải bồi thường số tiền lên tới trên 1.000 tỉ đồng. Trong đó Phạm Thanh Bình (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc) và Trần Văn Liêm (nguyên Trưởng ban Kiểm soát Vinashin, nguyên Giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin-Vinashinlines) phải liên đới bồi thường cho Vinashinlines mỗi bị cáo hơn 495 tỉ đồng. Ngoài ra, Phạm Thanh Bình và một số bị can khác phải bồi thường cho nhiều công ty khác nhau số tiền hàng chục tỉ đồng. "Từ kinh nghiệm thành lập Ban Chỉ đạo Epco - Minh Phụng có thể cân nhắc việc thành lập ở cấp T.Ư Ban chỉ đạo để chỉ đạo những vụ việc thi hành án lớn, phức tạp, có tầm cỡ như vụ Vinashin", bà Dung đề xuất.
* Nhà máy đóng tàu Hyundai - Vinashin (HVS) tại Khánh Hòa cho biết, từ tháng 10.2012 đến nay, do khối lượng công việc ngày càng ít nên HVS đã cho công nhân nghỉ việc luân phiên. Bình quân mỗi ngày có khoảng 700/3.500 lao động tại nhà máy nghỉ việc; bên cạnh đó, có nhiều công nhân hợp đồng ngắn hạn đã được HVS cho nghỉ chờ việc cách đây 3 tháng. Theo HVS, dự kiến đến hết tháng 6.2013 số công nhân nghỉ việc sẽ khoảng 2.000 người, chưa kể hơn 1.000 lao động của các nhà thầu phụ khác đã nghỉ việc từ trước. Trong quá trình nghỉ việc, các công nhân được HVS trả 70% mức lương cơ bản và hỗ trợ thêm 200.000 đồng sinh hoạt phí mỗi người.
Theo TNO
Chi cục trưởng bị kỷ luật vì chơi game trong giờ làm việc Xác định cụ bà tự thiêu trước sảnh toà án huyện Đông Hòa (Phú Yên) không liên quan đến Thi hành án dân sự, song Chi cục trưởng Thi hành án huyện này bị kỷ luật vì chơi game trong giờ làm việc. Ông Hoàng Sỹ Thành, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án Dân sự (Bộ Tư pháp) cho biết,...