“Kho tiền” giúp Taliban nhanh chóng kiểm soát Afghanistan
Taliban có thể giành quyền kiểm soát Afghanistan chỉ trong vòng vài tháng vì họ đã tích lũy một “hòm tiền chiến tranh” lên tới 1,6 tỷ USD/năm.
Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan từ giữa tháng 8 sau một đợt tiến công nhanh chóng (Ảnh: AFP).
Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul và hầu hết lãnh thổ Afghanistan hôm 15/8 sau một đợt tiến công kéo dài chỉ vài tháng khi các lực lượng quân sự nước ngoài rút khỏi nước này.
Hãng tin Mirror nhận định, một trong những yếu tố giúp Taliban có thể tiến hành đà tiến công nhanh chóng này là nhờ “hòm tiền chiến tranh” được tích lũy qua nhiều năm.
Taliban được cho là thu về gần 475 triệu USD từ hoạt động khai thác mỏ trái phép, khoảng 420 triệu USD từ buôn bán thuốc phiện. Ngoài ra, khối tài sản của Taliban cũng tăng lên nhờ các khoản quyên góp từ những người ủng hộ ở các quốc gia vùng Vịnh và các giao dịch bí mật với nhóm khủng bố al-Qaeda.
Các khoản quyên góp này lên tới 245 triệu USD trong những năm trước khi Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan. Phần lớn số tiền này đến từ Pakistan và các quốc gia vùng Vịnh.
Xuất khẩu hàng hóa, chủ yếu là bất hợp pháp, đã mang lại cho Taliban khoảng 325 triệu USD/năm. Họ cũng thu về khoảng 160 triệu USD mỗi năm từ việc cưỡng chế thuế đối với người dân địa phương.
Video đang HOT
Taliban cũng kinh doanh bất động sản, lĩnh vực mang lại cho họ thu nhập hơn 80 triệu USD/năm.
Khi các tay súng Taliban tràn vào các thị trấn và thành phố, họ đã lấy đi một lượng lớn tài nguyên bao gồm tiền mặt và vàng từ các ngân hàng cùng với nhiều khí tài quân sự. Giới chức Mỹ xác nhận, Taliban đã chiếm được lượng lớn vũ khí mà quân đội Mỹ, Afghanistan bỏ lại. Cùng với GDP ước tính 15 tỷ USD của Afghanistan, Taliban được cho là đang sở hữu một kho tài sản khổng lồ.
IS thách thức Taliban
Sau khi nắm quyền, Taliban lập tức đối mặt với mối đe dọa an ninh từ IS-K, nhóm tự coi mình là phong trào jihad cuối cùng ở Afghanistan.
Trong khi Taliban nỗ lực thành lập chính quyền mới ở Kabul, Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K), nhánh hoạt động tại Afghanistan và Pakistan của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, tìm mọi cách làm mất uy tín lực lượng này. IS-K muốn phân biệt với Taliban bằng cách thực hiện các cuộc tấn công bạo lực, đồng thời thách thức khả năng điều hành Afghanistan của lực lượng cầm quyền mới.
Để tranh giành thành viên tiềm năng, IS-K đang mô tả Taliban là "những kẻ cấu kết với Mỹ". Taliban đáp trả bằng cách trấn áp IS-K và những ai ủng hộ nhóm này ở các tỉnh miền đông Afghanistan, giáp biên giới với Pakistan. Neda Mohammad, tỉnh trưởng Nangarhar do Taliban bổ nhiệm, cho biết hơn 80 người bị bắt ở địa phương này do nghi ngờ liên quan tới IS-K.
Taliban được cho đã hành quyết khoảng 150 thành viên IS-K, trong đó có cựu thủ lĩnh Abu Umar Khurasani, khi tiếp quản nhà tù Kabul hôm 16/8. Tuy nhiên, nhiều tay súng IS-K đã vượt ngục trên khắp Afghanistan và quay lại hàng ngũ nhóm này.
Các thành viên Taliban đi tuần trên đường phố thủ đô Kabul, Afghanistan ngày 19/8. Ảnh: AP .
Ngày 5/9, Taliban tử hình Abu Obaidullah Mutawakil, một giáo sĩ Hồi giáo dòng Sunni có ảnh hưởng, do phần lớn học trò của ông ta gia nhập IS-K. Sau khi đóng cửa hơn 30 thánh đường Hồi giáo và trường đạo liên quan đến IS-K, Taliban ngày 8/9 hạ sát Farooq Bengalzai, thủ lĩnh IS-K ở tỉnh Balochistan của Pakistan, khi y tới tỉnh Nimroz của Afghanistan.
IS-K cũng là kẻ thù của Mỹ. Quân đội Mỹ mở chiến dịch truy lùng IS-K sau khi nhóm này thực hiện vụ đánh bom liều chết ở ngoài sân bay Kabul ngày 26/8 khiến hơn 170 người thiệt mạng, trong đó có 13 lính Mỹ. Đại tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, trong cuộc họp báo ngày 1/9 cho biết có khả năng quân đội Mỹ sẽ phối hợp với Taliban để chống IS-K.
Giới chuyên gia an ninh nhận định IS-K đang tìm mọi cách để làm bôi nhọ hình ảnh Taliban nhiều nhất có thể. Sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, IS-K chế nhạo chiến thắng của Taliban, cáo buộc nhóm này không tham gia một cuộc jihad thực sự và tuyên bố "Afghanistan được trao trả cho Taliban trong một âm mưu toàn cầu".
"Chính phủ mới do Taliban thành lập càng nhượng bộ để đáp ứng các tầng lớp xã hội Afghanistan bao nhiêu, IS-K càng tìm được nhiều chỗ để tuyên truyền chống lại nhóm này nhằm tuyển mộ thành viên mới bấy nhiêu", Riccardo Valle, chuyên gia về chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở Afghanistan, cho biết.
"Các thành viên nghi ngờ quyết định mang tính hòa giải hơn của Taliban có thể tìm đến IS-K, tổ chức luôn tuyên bố là nhóm kế thừa hợp pháp của Osama bin Laden và Mohammed Omar, sáng lập viên Taliban qua đời năm 2013", Valle nói.
Vị trí các tỉnh Nimroz, Kunar và Nangarhar, địa bàn hoạt động của IS-K ở Afghanistan. Đồ họa: Nikkei .
IS-K thành lập tháng 1/2015 bởi các cựu thành viên Taliban tại Afghanistan và Terheek-e-Taliban Pakistan (TTP), một nhóm bị Pakistan coi là khủng bố. IS-K nhanh chóng trở thành nhánh thành công nhất của IS bên ngoài Syria và Iraq với lượng lớn tay súng ở miền đông Afghanistan.
Tuy nhiên, IS-K mất chỗ đứng ở tỉnh Kunar và Nangarhar sau khi quân đội Mỹ, quân chính phủ Afghanistan và thậm chí Taliban mở các cuộc tấn công vào nhóm này trong những năm qua. Giới chuyên gia nhận định IS-K thường xuyên cáo buộc Taliban là con rối của Pakistan và Mỹ.
"Chiến dịch yểm trợ chiến thuật trên không của Mỹ ngầm hỗ trợ cho các cuộc tấn công của Taliban vào vị trí của IS-K ở Nangarhar và Kunar năm 2019-2020 càng củng cố luận điệu này", Valle nói.
Đoán trước việc Taliban tiếp quản quyền lực tại Afghanistan, Shahab al-Muhajir, thủ lĩnh mới của IS-K được bổ nhiệm tháng 5/2020, công bố chiến dịch khủng bố đô thị nhằm vào Taliban lẫn chính quyền cũ của Afghanistan và "ông chủ Mỹ của chúng".
Với nhóm nòng cốt gồm 1.500-2.200 tay súng ở miền đông Afghanistan, IS-K tổ chức 115 vụ tấn công từ tháng 4/2020 đến tháng 3/2021, theo một báo cáo hồi tháng 6 của Liên Hợp Quốc. "Taliban không có kinh nghiệm chống khủng bố để trấn áp mạng lưới IS-K ẩn mình khắp Afghanistan", Valle nói.
Các thành viên Taliban đi bên ngoài cổng chính của sân bay Kabul ngày 28/8. Ảnh: AFP .
Khan, một giảng viên chính trị học tại Đại học Nangarhar, nói những nỗ lực hợp tác quốc tế, đặc biệt với Mỹ, của chính quyền mới do Taliban thành lập có thể gây phản ứng dữ dội trong hàng ngũ của nhóm và khiến nhiều thành viên đào ngũ sang IS-K.
"Các nhóm vũ trang Hồi giáo duy trì quan điểm chống nhà nước và phương Tây. Taliban giờ là thực thể nhà nước và muốn hợp tác với các nước phương Tây", Khan nói. "Taliban khó có thể thuyết phục các thành viên cấp thấp, những người nhiều năm tham gia phong trào jihad chống phương Tây, và IS-K sẵn sàng lợi dụng điều này".
Các nước láng giềng, đặc biệt là Pakistan và Trung Quốc, đã gây áp lực buộc Taliban trấn áp các nhóm như TTP hay Phong trào Hồi giáo Đông Turkistan (ETIM) trên lãnh thổ Afghanistan. Các nhóm này từng giúp Taliban đánh chiếm khu vực phía bắc của Afghanistan.
"Nếu Taliban cố gắng thực hiện hành động chống lại TTP hay ETIM vì áp lực từ bên ngoài, các nhóm này có thể lập liên minh với IS-K và gây khó dễ cho quá trình Taliban cầm quyền", Khan nói.
Taliban tịch thu 12,4 triệu USD của quan chức chính quyền cũ Ngân hàng trung ương Afghanistan do Taliban kiểm soát cho hay đã tịch thu gần 12,4 triệu USD tiền mặt và vàng của các quan chức chính quyền cũ. Ngân hàng trung ương Afghanistan hôm 15/9 thông báo số tiền và vàng được tìm thấy trong nhà của các quan chức chính quyền cũ, bao gồm cựu phó tổng thống Amrullah Saleh, dù...