Khó thoát án phạt của FIFA
Sân Hàng Đẫy đêm 11-9 trong khuôn khổ trận đấu bù vòng 22 giữa Hà Nội thắng đậm Nam Định 6-1 đã xảy ra sự cố nghiêm trọng và khó thoát án từ FIFA.
Làng bóng Việt Nam gần đây liên tiếp để xảy ra tình trạng đốt pháo sáng ở các trận cầu quốc tế khiến FIFA và AFC xử phạt nặng. Tiếc là nó vẫn diễn ra mang tính chất leo thang về mức độ nguy hiểm và một CĐV nữ chịu gánh nặng thương tích.
Trả lời báo chí, Trưởng ban Kỷ luật VFF Vũ Xuân Thành nói: “Sự việc này đã đi quá xa. Ban tổ chức trận đấu chắc chắn phải chịu án phạt nặng nhất khi để pháo lọt vào sân, CĐV Nam Định cũng phải chịu án nặng. Không rõ tại sao trong cuộc họp của các bên như VFF, VPF, Công an Hà Nội đã chốt các phương án gắn thiết bị từ ở cổng vào để rà soát pháo sáng nhưng họ lại không thực hiện”.
Còn nhớ những lần trước, sân Hàng Đẫy từng bị phạt vì vấn nạn pháo sáng liên tục diễn ra nhưng đêm 11-9 mức độ diễn ra kinh hoàng hơn với một CĐV bị thương nặng, lực lượng làm nhiệm vụ bị tấn công. Đây là vấn đề FIFA luôn đặt vào tình thế nghiêm trọng bởi nó có khả năng gây ra chết người.
Thực tế FIFA thường chậm rãi đưa ra các án phạt vì cần thời gian nghiên cứu báo cáo của các bên. Nếu sự cố xuất phát từ bệnh hình thức, sơ sài và xem thường của ban tổ chức trận đấu không theo quy chuẩn, mức phạt sẽ nặng hơn nguyên nhân bất khả kháng.
Theo đánh giá ban đầu của VPF, ban tổ chức trận đấu đã không áp dụng hoặc phớt lờ các biện pháp ngăn ngừa triệt để hành vi vi phạm có thể khiến FIFA trừng phạt nặng và bản chất của vấn đề luôn nhận sự phán xử thấu đáo.
Video đang HOT
Năm 2017, trên sân Olympic ở Phnom Penh vòng loại Asian Cup 2019, khu vực khán giả Việt Nam đốt pháo sáng trong trận làm khách Campuchia ngày 5-9, VFF từng bị phạt 150.000 USD, còn chủ nhà nộp 50.000 USD. Trận CĐV Malaysia đốt pháo sáng khi tiếp UAE (vòng loại World Cup 2018) vào năm 2015 trên sân Bukit Jalil, chủ nhà cũng bị phạt 150.000 USD và cấm ba trận thi đấu ở sân nhà không khán giả,…
Vụ việc trên sân Hàng Đẫy đêm 11-9 có mức độ lớn hơn và nhất định FIFA sẽ đề nghị các bên như VFF, VPF, ban tổ chức trận đấu, giám sát trận đấu gửi báo cáo về FIFA để nghiên cứu đưa ra án phạt.
Theo PLO
Ai tiếp tay cho cái ác lộng hành?
Đây không phải là lần đầu tiên ban tổ chức sân Hàng Đẫy để xảy ra tình trạng mất an toàn, an ninh trận đấu, mà kinh khủng hơn khi một nữ CĐV bị thương nặng vì cái ác không bị ngăn chặn dù đã nhìn thấy từ lâu.
Ngày 13-9, các bên liên quan đến tai nạn thương tâm trên sân Hàng Đẫy đêm 11-9 mới nhóm họp với nhau để giải quyết thảm họa và đưa ra các quyết định xử phạt, giải pháp chấn chỉnh. Nguyên do một nữ CĐV tên Huyền Anh, công tác tại báo Nhi Đồng, bị thương nặng ở đùi sau khi dính một quả pháo sáng thăng thiên từ phía khán đài B, nơi có đông đảo CĐV Nam Định bắn thẳng sang khán đài A.
Huyền Anh đã nhập viện ngay tức khắc với một vết thương cháy da thịt ở đùi trái rất nặng do sức công phá của quả pháo, chạm đến xương và phải trải qua hai lần phẫu thuật đau đớn. Những cơn xoa dịu như việc lãnh đội Hà Nội chịu mọi chi phí chữa trị cho Huyền Anh; hay đại diện CLB Nam Định, VPF vào thăm hỏi,... chắc chắn khổng thể làm lành vết thương thân thể và nỗi đau tinh thần cho nạn nhân lẫn người thân của họ.
Một người bạn của Huyền Anh ngồi cạnh khi quả pháo oan nghiệt bay qua kể lại nếu chị không vô tình nghiêng người, nó có thể xé nát phần bụng của mình. Và rất may quả pháo không phát nổ, nếu không thì thương vong sẽ lớn hơn.
Thật khủng khiếp cho hành vi phi nhân tính diễn ra trên sân bóng và cần gọi đúng tên nó chính là tội ác. Chưa kể hai cảnh sát cơ động còn bị tấn công đến gãy tay và một người bị hôn mê phải cấp cứu.
Pháo sáng gây thương tích nặng cho CĐV Huyền Anh (ảnh trên) trong sự khiếp hãi cùng cực của người bạn. Ảnh: NGỌC DUNG
Đáng nói là thảm họa ở sân Hàng Đẫy hoàn toàn có khả năng phòng và chống nếu những nhà làm bóng đá có trách nhiệm hơn.
Vậy ai đã dung dưỡng cho cái ác hoành hành và chỉ đến khi nó gây ra thảm họa thì người ta mới vội vàng chữa cháy? Ai còn dám vào sân xem đá bóng khi hành vi tội ác cứ lởn vởn trong sự nhởn nhơ của các nhà làm bóng đá theo kiểu "sống chết mặc bay...".
Nên nhớ ngày 21-4, ban tổ chức sân Hàng Đẫy đã để xảy ra tình trạng đốt pháo sáng trong trận Hà Nội tiếp khách Hải Phòng. Sau đó Ban kỷ luật VFF ra quyết định phạt 70 triệu đồng kèm biện pháp chế tài sân bóng không có khán giả ở lượt trận tiếp theo gặp TP.HCM. Cần biết đây là lỗi tái phạm ngay trong mùa giải này bởi trước đó ban tổ chức sân Hàng Đẫy từng để khán giả đốt pháo sáng trận tiếp SL Nghệ An.
Ngay lập tức, CLB Hà Nội đã gửi đơn kiến nghị vẫn mở cửa bình thường vì cần phục vụ khán giả trong thời điểm diễn ra các ngày lễ và việc đốt pháo sáng do CĐV đội khách gây ra. Không đầy 24 giờ sau, Ban giải quyết khiếu nại của ông Chu Hồng Thanh đã chấp thuận, bất chấp ý kiến của Tổng cục TDTT đề nghị xử lý nghiêm khắc.
Lần đó nhiều giới phản ứng rất mạnh mẽ việc phủ quyết của Ban giải quyết khiếu nại khi nhanh chóng bãi bỏ hình thức treo sân của Ban kỷ luật VFF mà ông trưởng ban Vũ Xuân Thành cho rằng hợp lý để làm gương.
Thực chất Ban kỷ luật không sai khi căn cứ vào khoản 2 Điều 68 trong quy chế bóng đá chuyên nghiệp của VFF quy định ban tổ chức trận đấu để xảy ra sự việc đốt lửa, đốt pháonổ các loại, thuốc pháo nổ trong sân vận động gây hoang mang, ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác sẽ bị phạt 20 triệu đồng; phạt tiền 30-70 triệu đồng trong các trường hợp sau: Vi phạm nhiều lần trong trận đấu; vi phạm liên tục, kế tiếp trong nhiều trận đấu; vi phạm đã bị xử lý kỷ luật nhiều lần nhưng vẫn tái phạm thì bị xử lý bằng hình thức thi đấu trên sân nhà không có khán giả hoặc dời đến sân trung gian; nếu lỗi do CĐV của đội khách gây ra thì đội khách vẫn bị xử lý kỷ luật như trên.
Thế nhưng không hiểu vì sao và thế lực nào đã không làm đến nơi đến chốn theo luật, thiếu tác dụng răn đe khiến vấn nạn tái diễn cùng thảm họa pháo sáng gây thương tích nặng cho CĐV.
Nó chẳng khác gì hành vi tiếp tay cho cái ác lộng hành!
Bò lại mất mà chuồng vẫn chưa làm xong
Cựu chủ tịch CLB Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hội, cho biết từ đầu mùa ông đã kiến nghị VFF, VPF và ban điều hành V-League có biện pháp hỗ trợ, vì chỉ có CLB cùng lực lượng an ninh sân Hàng Đẫy thì không thể ngăn cản vấn nạn đốt pháo sáng nhưng không có phương án giúp đỡ. Còn ở thảm họa đêm 11-9, VPF tố cáo ban tổ chức sân vô trách nhiệm và không thực hiện cam kết bảo đảm an ninh như trong cuộc họp trước trận đấu. Hiện Ban kỷ luật VFF đang thu thập mọi tài liệu, chứng cứ gửi sang cơ quan điều tra truy tìm thủ phạm đốt và bắn pháo gây thương tích, quấy rối an ninh trật tự, tấn công lực lượng công vụ.
Ngày 12-9, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Lê Khánh Hải kiêm Chủ tịch VFF đã gửi công văn cho VFF, VPF đề nghị làm rõ, xử lý sự cố pháo sáng, pháo thăng thiên xảy ra trên sân Hàng Đẫy. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ trách nhiệm, xử lý các cá nhân, tập thể liên quan đến sự cố một nữ CĐV và cảnh sát cơ động bị thương.
Theo PLO
Nữ cổ động viên kể khoảnh khắc bị thương do pháo sáng ở Hàng Đẫy "Tôi không bao giờ ngờ được quả pháo sẽ rơi vào chân mình. Tôi sững sờ không nghĩ được gì nữa", Huyền Anh kể. 7h sáng tại Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), Huyền Anh tỉnh dậy trên giường bệnh sau giấc ngủ ngắn và chập chờn. Đêm qua, chị vừa trải qua cuộc phẫu thuật ở chân trái. Thuốc tê khiến cảm...