Khổ tâm vì chồng luôn hắt hủi con riêng
Tôi và chồng hiện tại đến với nhau sau khi đã qua một lần đò. Anh ấy ly hôn vợ còn tôi mất chồng. Chúng có một con chung và những đứa con riêng.
Ảnh minh họa
Tôi suy nghĩ rất nhiều trước khi đi đến quyết định tái hôn. Tôi thương con trai sẽ chịu khổ nếu lỡ gặp phải người bố dượng ác độc nhưng trong gia đình không có người cha cứ như nhà không nóc. Tôi mong ước hai mẹ con sẽ tìm được một chỗ dựa cả về tinh thần lẫn kinh tế để con tôi lớn lên có cha, có điều kiện đầy đủ như người ta.
Từ ngày chồng trước qua đời cách đây 7 năm, mẹ con tôi sống côi cút khá vất vả. Tôi làm công nhân ở một xí nghiệp đông lạnh đồ hải sản, đồng lương chỉ vừa đủ cho hai mẹ con xoay sở mọi chi tiêu.
Tình cờ tôi được một người quen giới thiệu cho chồng hiện tại. Anh đã ly dị vợ khá lâu, có hai con riêng nhưng đều ở với vợ cũ. Sự thực thì lúc đó giữa chúng tôi không có tình yêu, chỉ thấy quý mến và cần nhau thì cưới. Lúc mới quen tôi thấy anh khá hiền lành ít nói, lại có kinh tế vững vàng nhờ được bố mẹ đẻ thường xuyên chu cấp nên nghĩ rằng anh sẽ là chỗ nương tựa vững vàng cho mẹ con tôi.
Video đang HOT
Chúng tôi dọn về ở với nhau sau một đám nhỏ gọn, tôi mang theo cả con trai. Chúng tôi sống riêng nhưng vẫn được bố mẹ anh ấy chu cấp một phần chi tiêu hàng tháng. Nhờ vậy dù tôi là công nhân, chồng tôi chỉ làm công chức lương ba cọc ba đồng, gia đình tôi vẫn sống dư dả.
Nhưng rồi chẳng bao lâu mâu thuẫn đã nảy sinh. Mỗi lần vợ chồng cãi vã chồng tôi lại kiếm cớ quát mắng, đánh đòn con riêng của tôi dù nó ngây thơ không tội tình gì. Con trai tôi đã học lớp 6, đã biết tủi thân khi nghe những lời nói động chạm. Có lần bạn bè nó đến học nhóm, tranh luận bài vở có hơi ồn. Chồng tôi nổi khùng chạy đến phòng thằng bé ra rả mắng “mày học bố đẻ mày tính vô phép tắc đấy à, ai cho mày kéo bạn về nhà này gây ồn ào”.
Từ lúc tôi hạ sinh một cô con gái, anh ta càng quá quắt. Chồng tôi yêu chiều cưng nựng con chung bao nhiêu thì hắt hủi con riêng của vợ bấy nhiêu. Cái gì ngon bổ anh ta cũng bảo để dành cho con gái mình. Hứng lên anh ta có thể mua hàng tá đồ chơi đắt tiền cho con gái nhưng không mảy may mua tặng con trai tôi lấy một viên bi hay quả bóng nhựa.
Tôi thật không hiểu nổi sự ích kỷ, nhỏ nhen của chồng mình, trong khi tôi ăn ở với gia đình nhà chồng toàn tâm toàn ý. Tôi thường xuyên về nhà bố mẹ chồng đấm bóp lưng, hầm thuốc bắc và nấu những món ngon bổ cho hai cụ dù nhà bên đấy đã có người giúp việc. Lễ Tết hay sinh nhật các con chồng, tôi đều mua quần áo thậm chí tự làm bánh sinh nhật mang đến tặng chúng.
Vậy mà chồng tôi đến ông bà nội và các bác của con trai thỉnh thoảng ghé thăm, mua quà cho cả hai đứa con tôi, anh ta cũng tỏ thái độ bực bội ra mặt. Có lần anh ta còn nói xa nói gần rằng “nhà đấy quý cháu thế sao không nhận nuôi hẳn luôn” dù cho ngay từ lúc anh ngỏ lời cưới tôi đã nói rõ bố mẹ chồng trước của tôi đau yếu,các bác đều nghèo khổ đông con không thể nuôi thêm cháu, muốn có tôi anh phải chấp nhận cả con tôi.
Tôi không biết liệu mình có thể sống chung một mái nhà với người đàn ông hẹp hòi đó được bao lâu. Nếu ở lại con trai tôi sẽ lớn lên lầm lũi, mâu thuẫn với bố dượng. Nhưng nếu ra đi con gái tôi sẽ phải sống xa bố hoặc mẹ trong khi nó rất quý bố và cũng rất cần tôi.
Theo blogtamsu
Ý chí thép của người "không lưng"
Chị Y Lợi, 28 tuổi, người Sơ Đrá (một nhánh của người Xê Đăng) ở thôn 2, xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum được xem là người "không lưng" nhưng có nghị lực phi thường. Y Lợi hiện đang công tác tại văn phòng Đảng ủy xã Ngọc Wang.
Khi vừa sinh ra, chị đã bị dị tật bẩm sinh (gù lưng, vẹo cột sống); vừa tròn 1 tuổi, bố chị mất khiến cả nhà gặp nhiều khó khăn. Mặc dù bị dị tật nhưng khi tới tuổi đến trường Y Lợi vẫn một mực xin mẹ được đi học.
Cuộc sống khó khăn, bản thân dị tật, đi học lại bị mọi người trêu chọc khiến Y Lợi mặc cảm, nhiều lần khóc thầm. "Mình phải cho họ thấy, người khuyết tật cũng học tốt, không phải bỏ đi. Mình phải có ý chí, phấn đấu vượt lên tất cả", Y Lợi tâm sự.
Những người khuyết tật tham gia lao động sản xuất, vượt lên số phận.
Ban đầu, việc học khó tiếp thu nhưng Y Lợi vẫn miệt mài học. Các bạn cùng trang lứa bỏ công sức một, Y Lợi phải gắng gấp đôi, gấp ba. Khi học, lúc mọi người ra chơi vui vẻ, Y Lợi vẫn lầm lũi ngồi trong lớp tiếp tục học bài. Về nhà, Y Lợi cùng mẹ và các anh chị em tham gia sản xuất. Học đến lớp 9, Y Lợi xin phép gia đình theo học lớp văn thư lưu trữ tại thành phố Kon Tum (cách nhà 40 km). Mặc dù mọi người trong gia đình đã can ngăn, lo chị sẽ không thể trụ nổi ở môi trường xa lạ nhưng Y Lợi vẫn một mực xin đi. Trước quyết tâm lớn của Y Lợi cùng những gì mà chị đã làm được trong suốt 9 năm theo học ở trường, cả nhà đành để chị theo đuổi ước mơ của mình. "Mình bị dị tật, gia đình lại có 9 anh chị em, không có nương rẫy nhiều, bản thân mình cũng không thể làm được việc nặng nhọc nên học là cách để giúp mình thoát khổ. Mình nghĩ làm văn thư lưu trữ là phù hợp với mình nhất", chị Y Lợi chia sẻ.
Ở môi trường mới, một lần nữa Y Lợi phải phấn đấu nhiều để theo kịp các bạn trong lớp. Chị cho biết: "Khi mọi người học xong, cả lớp chỉ mình em ở lại rèn thêm kỹ năng tin học. Thấy mình bị dị tật, lại có quyết tâm nên được thầy cô, bạn bè ủng hộ giúp đỡ. Nhờ vậy, mình mới tốt nghiệp ra trường được". Sau khi ra trường, chị xin vào làm văn thư ở xã. Trong thời gian này, chị vừa làm vừa đi học bổ túc văn hóa ở Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện Đăk Hà. Năm 2011, chị Y Lợi đã lập gia đình với anh Mai Văn Tước ở tỉnh Đăk Lắk. Chồng chị cũng là một người bị dị tật bẩm sinh (teo cơ). Hiện anh chị đã sinh được một bé gái xinh đẹp, hoàn toàn khỏe mạnh.
Đánh giá về sự nỗ lực của Y Lợi, Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Wang Phan Hồng Sơn nhận xét: Mặc dù bị dị tật nhưng ngay từ nhỏ chị Y Lợi luôn biết phấn đấu nỗ lực, vượt qua mặc cảm tự ti để vươn lên trong học tập và cuộc sống. Trong công việc, chị Y Lợi luôn có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, chị còn tích cực tham gia các hoạt động của đoàn, Hội và xã. Hiện chị là Đảng viên và là đại biểu Hội đồng nhân dân xã Ngọc Wang.
Cùng quan điểm với Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Wang, anh Phùng Anh Trường - cán bộ Phòng Lao động, Thương bình và Xã hội huyện Đăk Hà cho biết: Nhiều năm qua, chị Y Lợi luôn là tấm gương người khuyết tật tiêu biểu nhất của huyện Đăk Hà để các bạn trẻ bị dị tật bẩm sinh trong xã, huyện học tập và noi theo.
Cao Nguyên
Theo TTXVN
Bạn trai giấu chuyện đã từng có vợ Thật không thể tin nổi khi biết được anh đã có vợ và một đứa con trai, họ mới ly hôn hồi đầu năm. Tôi và anh quen nhau được nửa năm. Đến với anh tôi thật lòng, muốn tiến tới hôn nhân vì tuổi của anh đã nhiều, anh năm nay 38, tôi 25. Khi đến với nhau, tôi cũng nói cho...