Khó tái đàn lợn, Bộ NN&PTNT đề xuất hỗ trợ đất đai, lãi suất vay ngân hàng
Trước một số khó khăn liên quan đến việc tái đàn lợn, Bộ NN&PTNT vừa có Công văn 3671 gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, triển khai cấp bách các giải phát tái đàn lợn…
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc yêu cầu đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho nhu cầu tiêu dùng, trên cơ sở báo cáo của cơ quan chuyên môn của tỉnh, đến nay các địa phương tái đàn lợn chỉ đạt ở mức thấp so với thời điểm trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Trang trại lợn tại xã Minh Quang, huyện Ba Vì (Hà Nội). Ảnh: T.N
Ngày 2/6, Bộ NN&PTNT có Công văn số 3671/BNN-CN đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh (thành phố), chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp triển khai các giải pháp tối ưu nhất để tái đàn và tăng đàn lợn, đảm bảo nguồn cung thịt lợn, cụ thể như sau:
Có chính sách hỗ trợ về đất đai, lãi suất vốn vay, tạo điều kiện thuận lợi nhằm tăng cường tái đàn và tăng đàn lợn.
Video đang HOT
Kịp thời công bố hết dịch khi đủ điều kiện để các cơ sở chăn nuôi tái đàn, tăng đàn đảm bảo an toàn sinh học. Có chính sách hỗ trợ cụ thể cho việc tái đàn và tăng đàn.
Hoàn thiện thủ tục hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi trong thời gian qua.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT. Bộ NN&PTNT đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh (thành phố) quan tâm chỉ đạo thực hiện các nội dung nêu trên và thông báo về Bộ các vấn đề phát sinh để phối hợp, xử lý kịp thời.
Trước đó, tại cuộc họp Chính phủ diễn ra sáng nay (2/6), Thủ tướng nêu giá thịt heo hiện nay vẫn ở mức cao. Mặc dù thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp bình ổn giá. Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT trình bày một số biện pháp, những yếu tố cấu thành giá thịt heo, trong đó có chi phí thức ăn chăn nuôi, vấn đề giống, tái đàn và đặc biệt là khâu trung gian.
Thủ tướng nêu rõ quan điểm là giải quyết căn cơ, bài bản vấn đề giá thịt heo cao nhưng cũng tránh những thời điểm thịt heo rớt giá, làm tổn hại đến lợi ích người nuôi heo, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững ngành chăn nuôi.
“Phải giữ giá thịt heo ổn định bằng tư duy chuỗi liên kết giá trị, bằng khuyến khích đầu tư quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là giải quyết tốt khâu đầu vào, giống, thức ăn, phát động tái đàn trên cơ sở khống chế dịch tả lợn châu Phi cùng những biện pháp khác như nhập khẩu”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Vì sao Chủ tịch huyện Ba Vì, Hà Nội bị 'yêu cầu kiểm điểm'?
Trong kết luận nội dung tố cáo của công dân mới đây, ông Bạch Công Tiến - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì được xác định đã thiếu sót trong giải quyết đơn phản ánh của công dân, buông lỏng quản lý đất đai.
Theo kết luận số 25/KL-UBND ngày 10/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu rõ: Công dân tố cáo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Bạch Công Tiến giải quyết không dứt điểm đơn của công dân phản ánh việc UBND xã Cổ Đô không làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đối với diện tích 67,19 ha đất nông nghiệp đã giao cho các hộ gia đình, buông lỏng quản lý đất đai.
Sau khi xác minh chủ tịch UBND TP yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Ba Vì nghiêm túc kiểm điểm về những thiếu sót trong việc giải quyết đơn của công dân phản ánh việc UBND xã Cổ Đô không làm thủ tục cấp GCNQSDĐ (để ngoài sổ đỏ) đối với diện tích 67,19 ha đất nông nghiệp đã giao cho các hộ gia đình, buông lỏng quản lý đất đai.
Chủ tịch huyện Ba Vì bị 'yêu cầu kiểm điểm' do buông lỏng quản lý đất đai.
Ngoài ra, kết luận nêu số liệu đất nông nghiệp chưa cấp GCNQSDĐ trong văn bản tăng nhưng không nêu rõ lý do.
Đến nay UBND huyện Ba Vì chưa giải quyết dứt điểm việc Hợp tác xã nông nghiệp Cổ Đô (giai đoạn 1994 - 2013) hợp đồng giao thầu trái thẩm quyền cho 20 hộ gia đình trên diện tích 21,8 héc ta đất nằm trong quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, các công trình vi phạm vẫn đang tồn tại.
Chưa thanh lý xong 38 hợp đồng do ban thôn Cổ Đô và Hợp tác xã nông nghiệp Cổ Đô ký hợp đồng cho 38 hộ gia đình sử dụng đất không đúng thẩm quyền (còn lại 5 hợp đồng chưa thanh lý), việc dồn điền đổi thửa ở thôn Cổ Đô vẫn chưa thực hiện được.
Chủ tịch UBND TP yêu cầu UBND huyện Ba Vì xử lý hết những tồn tại, vướng mắc nêu trên theo đúng quy định, tránh khiếu nại, tố cáo phức tạp.
Trước đó, Chủ tịch huyện Ba Vì Bạch Công Tiến từng bị cảnh cáo vì buông lỏng quản lý, sử dụng đất. Cụ thể, tháng 5/2019 Ủy ban Kiểm tra trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Hà Xuân Hưng, Bí thư Huyện ủy và ông Bạch Công Tiến, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; Khiển trách đối với ông Nguyễn Văn Hà, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Ba Vì.
Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020.
Ủy ban Kiểm tra trung ương chỉ rõ Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, kiểm tra, giám sát để xảy ra nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, quản lý trật tự xây dựng.
Được biết tháng 8/2015, ông Bạch Công Tiến được bầu làm Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, nhiệm kỳ 2011-2016. Tháng 6/2016 ông Bạch Công Tiến - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện nhiệm kỳ 2011 - 2016 tái đắc cử chức Chủ tịch UBND huyện cho đến nay.
Hai nữ sinh lớp 10 đuối nước Nguyễn Thanh Loan và Đào Thúy Ngân, nữ sinh lớp 10 trường THPT Bất Bạt, huyện Ba Vì ra sông Đà tắm, bị đuối nước chiều 19/5. Khoảng 17h, hai nữ sinh bơi ở hạ lưu sông Đà, đoạn chảy qua thôn Đan Khê, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì. Bất ngờ cả hai bị hút xuống hố nước sâu. Nhân chứng cho...