Kho sơn cạnh khu dân cư bốc cháy
Ngọn lửa bùng lên khiến cột khói bốc cao tại nhà máy sơn nằm sát khu dân cư trên đường Xuân Phương (Từ Liêm, Hà Nội). Gần chục xe cứu hỏa được điều tới hiện trường nhưng vẫn chưa thể khống chế được đám cháy.
Khoảng 10h, ngọn lửa vẫn bốc cháy dữ dội. Ảnh: Phương Sơn
Hơn 9h sáng nay, ngọn lửa bùng phát tại đầu kho sơn ở xã Phúc Diễn (Từ Liêm) sau đó lửa lan khắp kho sơn rộng khoảng 300 m2, khói đen bốc nghi ngút bao trùm lên nhiều hộ dân liền kề.
Khuôn mặt hốt hoảng, anh Trương Quang Vương cho hay, đang làm việc trong nhà thấy mọi người hô cháy, chạy ra thì ngọn lửa đã bùng cháy dữ dội, bốc cao tới tầng 3 của hai nhà dân liền kề. “Nhiều người hô hoán và giúp đẩy xe Innova cùng các thùng sơn nhỏ ra ngoài”, anh Vương kể.
Chừng 30 phút sau, 6 xe cứu hỏa được điều tới tiếp cận đám cháy theo 3 hướng. Cảnh sát đã phá bức tường vây và bóc những tấm tôn trên mái để dẫn vòi rồng phun nước vào đám cháy. Một nhóm kéo vòi lên tầng hai của nhà dân bên cạnh và nhóm khác tiếp cận từ phía sau kho sơn để khống chế ngọn lửa.
Video đang HOT
Nhiều đồ đạc, máy móc trong kho sơn rộng khoảng 300m2 đã bị thiêu rụi. Ảnh: Phương Sơn
Tuy nhiên, hơn nửa giờ sau, khói và lửa vẫn bốc lên nghi ngút từ phía giữa và cuối kho sơn. Một nửa kho sơn đã bị thiêu rụi, mái tôn bị sập, nhiều đồ đạc, máy móc, vật dụng bằng nhựa, thùng sơn cháy rụi.
Theo một số người dân, kho sơn này hoạt động được khoảng 3 năm, vừa là nơi sản xuất và là nơi phân phối nhiều loại sơn.
Theo VNE
Hàng loạt dự án giao thông bị "vướng"
Do bị ảnh hưởng bởi quy hoạch chung xây dựng Thủ đô hay chưa xác định được quỹ đất đối ứng, nhiều công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) đã buộc phải điều chỉnh hoặc chưa được triển khai.
Với các nhà đầu tư hạ tầng ở Việt Nam, quỹ đất đối ứng là việc sống còn khi triển khai dự án BT. Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, các dự án BT đã gặp phải rào cản từ chính vấn đề này.
Dự án đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên là một ví dụ điển hình. Theo dự kiến, con đường này sẽ được hoàn thành trong năm 2013. Hiện dự án đã thực hiện được khoảng 58,5% về giá trị và hoàn thành khoảng 80% về khối lượng.
Dự án đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đến giờ vẫn chưa xác định chính thức quỹ đất đối ứng.
Tuy nhiên, cho đến giờ, quỹ đất đối ứng vẫn chưa được xác định chính thức và chưa triển khai các thủ tục về quy hoạch chi tiết, đầu tư, giải phóng mặt bằng do quy hoạch phân khu đô thị chưa được phê duyệt.
Còn đối với đường nối từ đường Lê Đức Thọ đến Xuân Phương, quỹ đất đối ứng tại khu đô thị Xuân Phương thì đang phải điều chỉnh lại quy hoạch chi tiết do nằm trong hành lang xanh sông Nhuệ và cần xác định bổ sung quỹ đất này.
Thậm chí, dự án Đường trục Bắc - Nam tỉnh Hà Tây cũ thì không chỉ quỹ đất đối ứng bị ảnh hưởng do một phần nằm trong vành đai xanh mà bản thân dự án cũng bị ảnh hưởng bởi Quy hoạch chung xây dựng thủ đô. Dự án đường Đỗ Xá - Quan Sơn cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự.
Trước những khó khăn về việc bố trí quỹ đất đối ứng, một số nhà đầu tư đã đề xuất những phương án khác để thay thế. Điển hình như công ty CP BĐS Thái An đã đề nghị được chuyển phương án thu hồi vốn đầu tư đối với dự án đường 70 đoạn Đại lộ Thăng Long - Nhổn sang thanh toán bằng tiền.
Tuy nhiên, theo ý kiến của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội, việc thanh toán dự án bằng tiền sẽ rất khó khăn, do đó đơn vị này đề nghị tiếp tục xem xét cân đối bằng dự án khác. Trường hợp nhà đầu tư không thống nhất sẽ xem xét lựa chọn nhà đầu tư khác để thực hiện.
Ngoài ra, đã có 1 dự án nhà đầu tư có văn bản xin thôi, đó là dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 3 đoạn trên địa phận Hà Nội. Tổng công ty Sông Đà đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin thôi làm chủ đầu tư và đã được Thủ tướng chấp thuận.
Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trên địa bàn thành phố đã có 63 dự án BT đã và đang triển khai trên địa bàn thành phố. Trong đó, do quy hoạch ngành (chủ yếu là Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải) và các quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu đô thị vệ tinh chưa được phê duyệt dẫn đến việc xác định phạm vi quy mô của một số công trình BT và xác định quỹ đất đối ứng chưa được thực hiện.
Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế suy thoái, thị trường bất động sản suy giảm đã ảnh hưởng rất lớn tới khả năng huy động đầu tư theo hình thức hợp đồng BT.
Cuối cùng chính là sự bất cập từ chính sách. Việc quy định thanh toán công trình BT bằng dự án khác nhưng cơ quan nhà nước chỉ giao dự án khác cho nhà đầu tư khi công trình BT đã được nghiệm thu, bàn giao dẫn đến nhà đầu tư gặp khó khăn trong huy động nguồn vốn và giảm hiệu quả khai thác nguồn lực từ quỹ đất...
Theo Dantri
Hà Nội "vỡ mộng" dự án đổi đất lấy hạ tầng Hàng loạt tuyến đường quan trọng của Hà Nội làm theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng, sau nhiều năm thi công cầm chừng, đến nay có nguy cơ phải điều chỉnh tổng mức đầu tư hoặc lập lại dự án, đàm phán lại hợp đồng. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, thành phố có 63 dự án...