Khổ sở vì vợ là gái xấu đa tình
Đến bây giờ, sau 5 năm chung sống, anh mới thấy mình đã sai lầm khi lấy chị làm vợ.
Vợ đa tình, phúc hay họa
Ngọc không xinh, chưa nói là xấu bởi khuôn mặt góc cạnh cùng cái miệng không… ăn khớp nhau. Thế nhưng nàng lại sở hữu đôi mắt lá răm, đuôi dài quét hết mọi dũng khí của người đàn ông đối diện.
Cũng vì thế mà Công đã yêu Ngọc và tha thứ cho chị rất nhiều lần về cái “tội” đa tình.
Dẫu đang yêu Công nhưng bên cạnh chị lúc nào cũng có hàng tá chàng trai vây quanh và chị cũng ngang nhiên hẹn hò với họ. Anh có trách, có giận thì chị giải thích rằng: “Họ là bạn em, em đi chơi với họ vô tư chứ có gì đâu nào. Thêm vào đó, họ mời mà em chẳng có lý do gì từ chối cả”.
Rồi một đám cưới linh đình diễn ra, bất chấp sự phản đối của người thân và cái lắc đầu ngao ngán của mẹ anh: “Mẹ không chê nó xấu, nhưng nhìn đôi mắt long lanh, ướt át như giọt nước thế kia, lấy nó con khổ đấy. Rồi cô ta suốt ngày chỉ quần áo chứ chồng con, vun vén gì được?”
Công nhìn mẹ cười xoà: “Xấu thế kia thì làm sao &’dắt mũi’ được con. Mẹ hơi bị xem thường con trai mẹ đấy. Con thế này cơ mà!”
Ảnh minh họa
“Cá không ăn muối cá ươn”, khi đã lấy nhau rồi, Công mới thấm thía lời mẹ. Hình như quá tự tin về sức hút vô hình của mình nên Ngọc tự cho mình là trung tâm của vũ trụ chứ không phải là đàn bà đã có chồng.
Video đang HOT
Chị ngang nhiên công khai những mối quan hệ của mình, không cần giấu giếm hay giải thích gì. Có lẽ chị nghĩ rằng chỉ cần một người chồng tử tế để làm bình phong cho những mối quan hệ khác, để bố mẹ chị không phải cằn nhằn, lo lắng về việc con gái lớn rồi mà không chịu lấy chồng…
Muốn thay đổi vợ, anh giục vợ có em bé nhưng Ngọc nhất quyết không chịu, chị nói: “Bây giờ em mà có con, anh sẽ phải chăm vợ con, không toàn tâm toàn ý với sự nghiệp đang lên của mình được đâu”.
Công biết đó chỉ là cái cớ vì hai vợ chồng cũng chẳng thiếu thốn gì, mà lý do “chuẩn” phải là nàng còn vướng thời gian rong ruổi chơi bời.
Một lần, anh phải nhập viện vì tụt huyết áp do làm việc quá sức, chị vẫn bỏ mặc chồng trong bệnh viện cho mẹ chăm sóc, còn chị thì “tót” đi Hạ Long cùng người tình với lý do “phải đi công tác ở Tuần Châu, việc cơ quan quan trọng không thể nào bỏ được”.
Chị gái của Công gọi điện nói rằng bắt gặp Ngọc đi tắm biển, đi ăn cùng người đàn ông khác. Nằm bẹp trên giường bệnh, anh chỉ muốn khóc. Anh mong chị mình nhìn nhầm. Gọi cho sếp của Ngọc, anh mới biết hôm nay vợ xin phép nghỉ việc mấy hôm để về quê thăm mẹ đẻ.
Vậy là chẳng có chuyện công cán gì ở đây!
Anh đề nghị ly hôn và Ngọc đồng ý ngay tắp lự. Công buồn và suy sụp một thời gian dài, nhưng anh cũng thấy may mắn vì có cơ hội xây dựng lại hạnh phúc. Một năm sau, anh tìm được cho mình một ý trung nhân.
Khi anh tái hôn, mẹ là người vui nhất. Bà nhìn anh mỉm cười trách móc con trai: “Đấy con xem, mẹ nói có sai đâu. Ngọc đời nó còn khổ dài dài với cái tính đa tình của mình. Mà Ngọc có xinh gì cho cam. Vợ con bây giờ còn dễ nhìn gấp vạn lần mà lại rất nghiêm túc”.
Tan nát gia đình vì vợ đa tình
Tuấn và Phương là cặp đôi lý tưởng. Tuấn là giám đốc một công ty về phần mềm, Phương là giáo viên khoa thanh nhạc của một trường nhạc. Họ yêu nhau từ khi còn học PTTH.
Nhiều người trong khu “ghen” với cuộc sống vương giả của họ. Mỗi người sở hữu một xe hơi, một xe máy xịn, nhà 4 tầng ngay Tây Hồ. Họ có với nhau một thằng con trai đẹp như tranh. Nói tóm lại tinh thần vật chất họ đầy đủ đúng nghĩa.
Cuộc sống như mơ này của họ bao nhiêu người thầm ước ao, nhưng nào ai học được chữ ngờ “họ xẻ đàn tan nghé” sau 5 năm kết hôn.
Cách đây 4 tháng, anh Phong công an phường B có báo tin cho anh biết đợt kiểm tra nhà nghỉ gặp Phương và một trung niên ăn vận lịch sự trong nhà nghỉ T đi ra.
Lặng người nhưng anh Tuấn không quá sốc bởi thời gian qua, anh đã được vợ “tôi luyện” cho một tinh thần thép.
Trong 5 năm qua, không 1 năm nào là chị để anh được “yên thân”. Khi gặp ông sếp thông minh, hài hước hay một người bạn học cũ có cuộc đời bi lụy cũng đều khiến chị lãng đãng. Lần đầu biết mình bị cắm sừng, anh không tin.
Anh tự nhận mình là người chồng “ngon” từ hình thức tới nội dung, chu đáo với vợ con. Mà Phương thì gầy rớt, xanh xao, khuôn mặt không có gì quá đặc biệt, chưa nói là chẳng xinh. Nhưng chị lại đa tình với ánh mắt như loáng nước, đen lánh với chân mày như gợn sóng.
Một lần gần đây, anh giật mình khi thấy vợ hay bị ngất xỉu, mệt mỏi, xanh xao. Anh mua thức ăn tẩm bổ cho vợ.
Anh sốc hoàn toàn khi thấy tờ giấy xét nghiệm khám, phá thai của vợ để lộn xộn trong ngăn kéo…
Nói chuyện với vợ, chị thản nhiên: “Thật may anh đã biết, em đỡ thấy áy náy. Đúng là em đã yêu anh ấy. Chúng em không thể sống thiếu nhau được. Anh hãy giải phóng cho em”…
Đến bây giờ, sau 5 năm chung sống, anh mới thấy sự chịu đựng của mình vậy là đã chạm ngưỡng.
Theo VNE
Vợ chồng sam
Bàn về vấn đề này, các ông chồng thường nghĩ ngay đến thời quá khứ: rất thuận lợi để quen biết, gặp gỡ, bày tỏ cử chỉ đẹp và giám sát... đối tượng. Nhờ có tính nhất cự ly, nhì tốc độ nên chẳng mấy chốc từ "yêu người cùng cơ quan" chuyển thành "sống với người cùng cơ quan".
Ông Trần Ngọc Chinh cho biết, thời gian đầu lấy nhau, vợ chồng cùng đi làm, cùng về nhà, vợ chồng như đôi sam, khiến cho các bà vợ có chồng làm khác cơ quan tha hồ ganh tỵ. Cái lợi quá rõ khi tiết kiệm được một khoản tiền xăng đầu do cả hai đi cùng một xe, tiết kiệm cả tiền gọi điện thoại, và đặc biệt là tiết kiệm được...năng lượng khi không cần nói nhiều với vợ về công việc với chồng. Khi nào chồng có thêm việc phải ở lại cơ quan, hoặc phải đi công tác đột xuất với sếp, vợ tự đi xe về nhà, còn chồng thì từ từ đi xe ôm về sau. Cuộc sống thật là êm đềm. Thế nhưng dần dần, ông chồng nhận ra chỉ có vợ là người hưởng lợi, còn chồng thì...bỗng dưng cứ muốn... khóc.
Đấy là bi kịch khi đi làm mà chẳng bao giờ ông chồng cầm được đồng tiền nào từ phòng tài vụ. Thẻ ATM vợ giữ, một khoản tiền mặt vợ lãnh giùm. Tất nhiên, vợ có đưa tiền lại cho chồng, nhưng chỉ khi các khoản chi được chồng báo cáo cụ thể. Giờ cơm trưa, vợ đăng ký cơm trưa tại cơ quan, vợ chồng cùng ăn, chồng hiếm khi có mặt tại các cuộc "gài độ" của anh em trong cơ quan, vì "chở vợ về, còn ghé đón con", dần dần chồng được các nam đồng nghiệp bình chọn là người đàn ông của gia đình, cũng từ đó nên chồng cũng lọt ra khỏi trong danh sách "chiến hữu" rượu chè.
Không xả được với bạn bè, mà về nhà chồng cũng bí luôn. Đó là khi gần 4 năm chung sống, vợ chồng gần như hết chuyện nói. Nói gì nữa khi vợ chồng biết hết mức độ công việc, kết quả thi đua của nhau...tại cơ quan. Vợ là kế toán, chồng làm ở phòng kinh doanh, cách nhau một dãy lầu. Chồng có chuyện gì muốn nói với vợ, vợ đều bảo: "Em biết rồi", nhất là lúc chồng làm việc tốt, được thưởng một ít tiền, vợ còn biết nhanh, biết sớm hơn chồng. Hóa ra, thông tin đi nhanh thật. Còn những lúc, chồng bị sếp khiển trách, công việc không thuận lợi, chồng cũng quê với vợ, không nói. Vợ cứ đi tìm thêm thông tin, chỗ này, chỗ kia, về nhà nói với chồng, chồng bịt tai không nghe, bảo mệt quá. Đấy! Những lúc cần chia sẻ, thì vợ làm rối chuyện, lần sau, hai người cứ vờ không biết "điểm kém" của nhau trong công việc ở cơ quan.
Chung nơi làm việc, đối với ông Lê Thanh Ngân, là chung luôn ngôi nhà thứ hai. Lúc mới cưới, vợ chồng gặp nhau hoài, là một điều thú vị: bởi có điều kiện săn sóc nhau. Buổi trưa, nắng, vợ lười ra ngoài, chồng chạy mua cơm hộp. Thế nhưng, điều làm ông "đau lòng" mà không biết tỏ cùng ai, là mọi chuyện xảy ra trong ngôi nhà thứ nhất, vợ ông đều to nhỏ với các bạn đồng nghiệp cùng phòng trong cơ quan (vì họ cũng là bạn chung của chồng). Theo vợ, những tâm tình đó, giúp cho tình người trong cơ quan đậm đà hơn, mà biết đâu cùng nhau nghĩ ra các giải pháp khi có sự cố. Phụ nữ lại rất nhiệt tình trong việc giúp nhau gỡ rối...
Cũng từ quan điểm đó, việc vợ chồng vừa mới mua cái này, cái nọ, khách nào đến chơi nhà, đến chuyện vợ vừa dính bầu, rồi chuyện người yêu cũ của chồng xuất hiện đều được chị em trong cơ quan "đánh giá" trong giờ nghỉ trưa. Ông chồng cảm thấy "khổ"nhất là khi vợ chồng gặp cảnh "cơm không lành, canh không ngọt", là mấy chị, mấy em trong cơ quan "nhào vô" "cấp cứu" cho cuộc hôn nhân của ông, lúc đó ông phải gồng mình lắng nghe những lời tâm huyết của các nhà tư vấn...không chuyên nhưng có kinh nghiệm đầy mình.
Thực tế, không ít bà vợ, ông chồng khi có cơ hội đã dọn đến làm việc nơi khác, để cảm thấy "ham muốn" được gặp nhau cuối ngày. Tuy nhiên, đâu phải lúc nào cũng có một cơ hội như ý, nên tốt hơn hết là cho nhau trải nghiệm " càng gần nhau, càng thân nhau hơn".
Theo Dantri
Không chồng mà chửa Câu nói của má cứ làm tôi day dứt mãi: "Cho con ăn học thành tài rồi cuối cùng bôi tro, trát trấu vào gia đình, dòng họ". Tôi cũng biết và tôi cũng hiểu, nỗi cay đắng và tủi nhục thế nào khi "không chồng mà chửa". Tôi từng là niềm tự hào, hãnh diện của ba mẹ. Từ bé đến lớn...