Khổ sở vì ở rể mà lại gặp mẹ vợ quá sạch sẽ
Sạch sẽ là điều đáng quý nhưng nếu sạch sẽ thái quá thì vừa khổ mình mà lại vừa làm khổ cả người khác.
Chẳng hiểu sao mẹ vợ tôi lại có tính sạch sẽ đến lạ kỳ. Cái tính sạch sẽ ấy, tôi đã thấy ngay từ hôm đến thăm gia đình Hiền. Hôm ấy tôi mua biếu bố mẹ Hiền 2 cân nhãn lồng rất ngon. Sau khi ăn cơm xong, Hiền nhanh nhẹn mang rửa túm nhãn để cả nhà tráng miệng.
Mẹ Hiền hỏi xem con gái đã rửa kỹ chưa? Hiền trả lời rằng đã rửa 4 lần nước. Thế mà mẹ Hiền vẫn đứng vụt dậy cầm túm nhãn vào bếp xả vòi nước đến 10 phút rồi mới mang nhãn vào để cả nhà ăn.
Mẹ vợ sạch sẽ thái quá khiến mọi người mệt mỏi (Minh họa: Thuần Phong)
Video đang HOT
Hôm đám cưới của chúng tôi, khi mời mọi người đến ăn cỗ, mẹ vợ tôi liền bắt nhà bếp phải bắc bếp đun nồi nước sôi sùng sục để nhúng bát đũa trước khi ăn, khiến ai đi ra đi vào bếp cũng nem nép vì sợ bị va phải nồi nước sôi thì bỏng nặng.
Cưới xong, tôi về nhà vợ ở rể vì trước đó tôi phải đi thuê nhà. Tưởng được vào ở một gia đình nề nếp, bố mẹ hiền lành, sống tình cảm chan hòa thế là quá ổn. Thế nhưng thực ra lại bất ổn về một điều không thể ngờ nổi. Đó là cái tính quá sạch sẽ của mẹ vợ.
Ở cùng nhà với bà, tôi luôn bị nhắc phải rửa xe máy dù cái xe chưa bẩn lắm, luôn bị nhắc phải đánh giày mỗi khi bà nhìn thấy đôi giày của tôi để ở cửa phòng và nhiều lúc còn nhắc con rể tắm rửa, cứ như là tôi ở bẩn lắm không bằng. Biết tính mẹ vợ sạch sẽ nên làm gì tôi cũng phải cẩn thận. Thế mà một hôm tôi phát bực – tất nhiên là bực trong lòng thôi chứ không dám nói ra…
Hôm ấy tôi lau cầu thang. Đã xách nước lên tận tầng 3, lau 2 lần kỹ càng. Vậy mà mẹ vợ vẫn không vừa ý. Đợi khi tôi phóng xe máy ra phố, bà vội xách nước đi… lau tiếp. Trơn quá, bà bị trượt ngã sái cổ chân, kêu la ầm nhà. Vừa lúc thấy tôi thò mặt về, bà mắng luôn: “Tại anh đấy, anh lau cầu thang mà sạch thì tôi đâu phải lau lại, đâu đến nỗi bị ngã thế này!”.
Lúc ấy, tôi đứng như trời trồng, may mà có bố vợ bênh. Ông quát to: “Tại bà thì có, nếu bà đừng quá sạch sẽ thì đâu đến nỗi. Nào là phải lau bàn ghế bằng cồn, nào là sáng nào cũng đưa bát đũa, cốc chén vào sục máy ozone. Rồi thì bắt chồng gội đầu ngay cả hôm lạnh buốt, bắt con lau nhà giữa đêm khuya… Cứ cái tính ấy thì bà còn làm khổ nhiều người nữa!”.
Thấy tình hình căng thẳng, tôi vội nhận khuyết điểm ngay: “Con xin lỗi mẹ. Lần sau nếu chưa vừa ý, mẹ cứ nói ngay để con làm lại. Bây giờ mẹ để con đưa đi bệnh viện chiếu chụp xem cái cổ chân có sao không?”. Vừa nói vậy mà mẹ vợ tôi gào lên: “Không đi, thà chết còn hơn đến chỗ bẩn nhất trần gian ấy”.
Lúc đó, cả nhà đành chịu. Tôi phải lấy công chuộc tội bằng cách đi mời một ông lang về bó lá cho mẹ vợ. 3 hôm sau thay bó lá khác, bà bảo tôi: “Con tìm người khác bó lá cho mẹ chứ cái ông lang này bẩn lắm. Mẹ không chịu nổi 2 bàn tay dơ dáy của ông ta”?!
Theo Phununews
Thư gửi người hai mươi năm: Nếu em không thể buông tay...
Gần hai mươi năm qua, em không ngừng xóc xói vào tâm can anh bằng những câu tưởng chừng là bâng quơ vô tình nhưng rặt ròng áp đặt cố ý. Những hành xử của em, những câu em đay nghiến, thi thoảng cũng khiến anh nổi sung.
Tính cho tới bữa nay, tháng đã đi hết một nưa. Cũng có nghĩa em còn đay nghiến, xói xóc, dằn vặt anh nưa thang nữa. Đúng không? Như 20 năm đã đi qua trong đời sống vợ chồng mình, kể từ khi anh và cô ấy lỡ vướng vào nhau. Vướng, chỉ một khoảng thời gian rất ngắn và nỗi khổ đau này, anh đã phải chịu đựng quá lâu. Năm nào anh cũng thầm ước ao: Phải chi anh đừng kể, và khát khao đến tận cùng: Phải như em thôi nhắc...
Anh đâu nghĩ cô ấy vẫn tìm ra đây để gặp nhau lần cuối, sau khi anh đã quyết tâm chia tay. Anh có yếu mềm nhưng không phải sao, đã đủ bản lĩnh để dừng lại. Và hôm đó, cô ấy một thân một mình ra đây, thành phố nơi mới đến lần đầu và chẳng hề quen biết một ai ngoại trừ anh. Rồi, như em đã rõ: quan hệ của cả hai đã thật sự kết thúc sau buổi tối đó. Ở tại quán cà phê gần biển. Anh thấy nhẹ lòng khi đã rất chân thành kể hết với em. Anh không giấu giếm dù là một chi tiết vụn vặt.
Ảnh minh họa
Và tưởng, hết thảy đã lui về quá khứ để cho chúng ta lại được sống đầm ấm bên nhau như hồi nào. Mà quả có vậy, nếu như, không có những ngày tháng em lôi chút này, chút khác ra gièm pha, mỉa mai, cạnh khóe... Em thường xuyên buông ra mấy câu đại khái như: "Ngoài mình lạnh lắm! Xống áo đã phong phanh mà còn lôi nhau ra ngồi trước biển", "Chưa có chồng con thì cũng còn cha mẹ và công chuyện để lo. Vậy mà bỏ hết lặn lội ra tuốt ngoài này", "Cái thứ tình ngoài chồng ngoài vợ nó nặng chúi đầu chúi óc, chứ không giỡn đâu"...
Gần hai mươi năm qua, em không ngừng xóc xói vào tận tâm can anh bằng những câu, tưởng chừng là bâng quơ là vô tình nhưng rặt ròng áp đặt cố ý. Những hành xử của em, những câu em đay nghiến, thi thoảng, cũng khiến anh nổi sung. Nhất là khi có bia rượu và khó kiềm chế. Có đáng để vợ chồng phải to tiếng với nhau rồi lạnh nhạt, dỗi hờn khiến gia đình xào xáo. Nên thôi, đừng hành hạ anh thêm nữa. Đừng như những năm đã qua. Hãy buông tha giùm anh và cùng nhau giữ gìn và duy trì sự ấm êm của ngôi nhà này.
Cuộc sống vợ chồng đáng ra anh không ngán sợ tới mức này; lẽ ra anh phải nhận bao niềm vui khi cùng tất bật lo toan với những người thân yêu. Nếu em không thể buông tay để điều ấy trôi vào dĩ vãng, có lẽ mình nên chia tay nhau em ạ. Hai mươi năm quá đủ để mọi lỗi lầm có thể nhạt phai, anh chịu đựng tới từng ấy năm cũng quá nhiều rồi!
Theo Huyền Minh/Phununews
Trên bạn bè, nhưng chưa thể là người yêu... Nêu găp lai nhau. Anh se đôi vói em như thê nào? La ban be hay một mối quan hệ không tên, trên ban be, mà chưa thê goi la tình yêu bơi chưa một lơi to tinh tư anh. Anh à, nhiêu khi em vân không thê hiêu nôi, tai sao chung ta lai thanh ranhưthê này? Em thưc sư không thê...