Khổ sở vì mẹ chồng vay cả tiền con dâu dành dụm để đi đẻ
Những ngày gần đây, cứ nói đến mẹ chồng là chị Mai (32 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) thấy ức chế, chung quy cũng chỉ vì chuyện bà vay tiền mà không muốn trả.
Trước khi về chung một nhà, Mai đã được Nam nói trước về hoàn cảnh cũng như tính cách mẹ chồng tương lai. Bà góa chồng, một mình nuôi 4 con ăn học, vốn mang tiếng sắc sảo cả vùng. Song vì yêu Nam nên Mai chấp nhận tất cả, về sống chung và chuẩn bị tâm lý “đối diện” với mẹ chồng.
Tuy nhiên, những ngày đầu về làm dâu, Mai cảm nhận mẹ chồng cô là người có bản chất tốt, yêu thương con cháu. Cô cũng thường xuyên nhận được tình cảm của mẹ chồng với lời động viên con dâu phải ăn nhiều vào, đừng sợ béo để có sức khỏe mà sinh con. Vậy nhưng, chỉ có một điều làm Mai cảm thấy khó chịu và đáng suy nghĩ đó là mẹ chồng cô luôn mượn cớ ốm đau, đi chỗ nọ, chỗ kia để mượn tiền con dâu rồi quên luôn.
Thời gian đầu, Mai thấy mẹ chồng cũng gần 70 tuổi rồi, không có lương hưu mà lại trông giúp hai cháu cho anh chồng nên cô thường mua sữa và các loại thuốc bổ về cho bà uống. Vài ba lần đầu bà vui vẻ cảm ơn và nhận nhưng đến lần sau nữa thì bà bảo Mai.
- Mai ơi, lần sau con không phải mua sữa với mấy lọ thực phẩm chức năng này nữa. Vừa tốn kém mà mẹ lại không dùng. Có gì con cứ đưa tiền cho mẹ đi mua thuốc xương khớp.
Thấy mẹ chồng nói thế nên Mai đưa luôn cho bà 2 triệu. Trước khi nhận, bà còn bảo: “Mẹ mượn thôi nhé!”. Mai cười cho bà vui lòng chứ cô biết thừa là bà có tiền đâu mà trả.
Đấy là lần đầu tiên mẹ chồng Mai mượn tiền với lý do mua thuốc. Sau đó, Mai để ý mãi nhưng cũng chẳng thấy có hộp thuốc xương khớp nào trong nhà.
Khoảng 3 tháng sau, mẹ chồng Mai không úp mở mà hỏi thẳng cô:
- Mai này, cuối tuần tới Hội phụ nữ phường tổ chức đi thăm quan Quảng Trị, con có tiền thì cho mẹ mượn để mẹ đi.
Nghe mẹ chồng nói vậy, Mai hỏi bà cần bao nhiêu. Bà im lặng vài giây rồi trả lời “5 triệu con ạ”. Thế là Mai đành phải ra cây ATM rút tiền đưa cho mẹ chồng.
Ảnh minh họa.
Lần gần đây nhất, cách đây khoảng 1 tháng, mẹ chồng Mai hỏi vay con dâu 30 triệu đồng mà cô đang có để dành sinh con gái thứ hai. Mẹ chồng Mai liền cam kết là chỉ mượn tạm, sẽ hoàn lại kịp cho Mai đi đẻ. Thấy khó từ chối, Mai đành đồng ý, hy vọng mẹ chồng giữ lời.
Mấy hôm trước, thấy người ục ịch, sắp đến thời hạn đi đăng ký sinh nên Mai nói với mẹ xin lại tiền, nhưng bà làm ngơ không nói gì. Ngại quá, cô bảo chồng “xin” giúp. Nghe con trai hỏi, bà ra vẻ ớ người vì ngạc nhiên: “ Sao hai đứa bảo biếu mẹ khoản đó?”. Khi Mai trình bày lại cuộc nói chuyện trước kia, bà liền khóc lóc, làm ầm lên rằng giờ lấy đâu ra 30 triệu để trả cô. Mai uất ức nhưng không thể cãi nhau đến cùng với mẹ chồng nên đành im lặng. Cô không hiểu sao mẹ chồng mình lại tiêu hết số tiền lớn đến vậy.
Mọi chuyện chỉ rõ nhẽ khi sáng hôm sau, mẹ chồng Mai bị xã hội đen đến tận nhà làm ầm ĩ đòi nợ. Hóa ra bà chơi lô đề bị thua nên phải đi vay nóng với tiền lãi suất cao.
Video đang HOT
Giờ thì Mai hiểu vì sao mẹ chồng cô có bốn người con trai, nhưng hiện giờ còn mỗi Nam – là chồng Mai – còn cố gắng trụ lại được với bà. Chồng mất sớm, bà tần tảo một mình nuôi các con thành người. Thay vì giờ là lúc an hưởng tuổi già và quây quần bên con cháu, thì tự nhiên mẹ chồng cô “đổ đốn” sinh tật cờ bạc, khiến cả gia đình phải “muối mặt” với bà con chòm xóm vì mẹ.
Mai chỉ mong rằng, sau sự vụ này, mẹ chồng cô sẽ nghĩ cách tích cóp tiền trả con dâu và chấm dứt việc mượn tiền.
Theo Giadinh.net
Làm dâu chốn địa ngục (Phần 2)
Rồi nếu ai nói mẹ chồng tôi tốt với con dâu, thì tốt ở đây là bà đã ngang nhiên bế con của tôi đi. Thậm chí còn nói bố mẹ tôi sao khi xưa lại sinh tôi ra vào cái giờ oái oăm như vậy, để bây giờ tôi mang hoạ sát con.
Với người khác cuộc sống của họ là một dòng chảy nhanh, mạnh, với tôi, cuộc sống trôi qua thật nặng nề và chậm rãi. Mỗi tuần phải ngồi chờ đến khoảnh khắc được gặp con đều dài như thế kỷ. Tôi cảm thấy tâm hồn mình héo úa đi vì chờ đợi nhưng không biết làm cách nào hơn.
Nhiều khi tủi thân, ức chế gọi điện cho mẹ kể khổ, mẹ chỉ biết thở dài bảo:
- Con ơi đã về làm dâu nhà họ thì phải thuận theo nhà họ, cố gắng chịu đựng chờ đến đứa sau, dồn hết tình yêu cho nó thôi.
- Con không chịu được mẹ ạ! Con thấy tức lắm. Tức cả chồng con nữa. Sao anh ấy lại xa được đứa con của mình? Anh ấy không xót nó hay sao?
- Con còn lạ gì chồng con nữa, cả cái nhà đó đều nằm trong tay mẹ chồng con. Chẳng ai thay đổi được chuyện gì cả đâu.
Chẳng ai thay đổi được chuyện gì sao? Tôi chưa bao giờ nghĩ lấy chồng lại chính là một cuộc chiến như thế này.
Nghe lời mẹ nói mà tôi lại chỉ càng thêm đơn côi. Không có ai hiểu cho tôi cả, ai cũng nghĩ tôi phải xuôi thuận theo số phận, vì tôi là dâu. Nhưng Khoai là con trai của tôi, nó còn sống, tôi cũng còn sống, vậy mà lại như cách biệt nghìn trùng. Tôi cảm thấy thật bế tắc với cuộc sống này.
Nghe lời mẹ nói mà tôi lại chỉ càng thêm đơn côi. Không có ai hiểu cho tôi cả, ai cũng nghĩ tôi phải xuôi thuận theo số phận, vì tôi là dâu. (Ảnh minh hoạ)
Việt bắt đầu chuyến công tác dài ngày, anh gọi điện, nhắn tin cho tôi suốt vì sợ tôi sẽ buồn. Nhưng nỗi buồn của tôi đâu phải nỗi buồn chán như anh tưởng. Phải khi nào tôi được sống cùng Khoai thì nỗi buồn này mới vơi đi được.
Ấy thế mà mỗi lần về nhà nội, gặp hàng xóm ai cũng cười chào tôi theo cái kiểu: "Trông kìa, con bé thật may mắn. Nhìn nó thật là có số hưởng". Thật vậy, ngoài những người hiểu được nội tình ra, ai nhìn vào cũng bảo tôi có một bà mẹ chồng trên cả tuyệt vời. Ngày cưới, một mình tay bà lo liệu từ trong ra ngoài. Bà còn lo cho cả lễ cưới bên nhà gái. Ngày tôi sinh nở, bà đi hết Đông Tây Nam Bắc tìm thầy bói tính giờ sinh chuẩn để con tôi ra đời có số Đại Phúc Đại Cát, cả đời sung sướng. Cuối cùng có được lá số ấy rồi, thì mẹ con tôi lại phải chia lìa. Lúc ấy bà chép miệng buông một câu rằng:
- Thôi được cái này mất cái kia. Cũng may là ra đúng giờ.
Nhiều lần nghe người ta khen tôi có mắt, chọn được nhà chồng tâm lý, yêu chiều mà tôi thực muốn đánh chết họ. Họ không hiểu những tổn thương mà tôi phải nhận nhiều đến thế nào, thì làm sao có thể mở miệng phán như vậy!
Chuyện là sau khi lo lễ cưới cho bên nhà gái giúp bố mẹ tôi, thì mẹ chồng tôi qua nói bóng gió rằng đã giúp đến như vậy rồi mà còn không biết đáp lễ hay sao. Bố mẹ tôi đành phải bán đứt mấy mảnh ruộng vườn đi để lo cho vợ chồng tôi cái mảnh đất, sau đó vợ chồng tôi tích góp mới xây được căn nhà như hiện giờ.
Mẹ chồng tôi xưa nay nổi tiếng là khéo ăn, khéo nói, khéo lấy lòng người. Đi đâu bà cũng được người ta ca tụng hết lời. Duy chỉ có tôi là nhìn thấu con người bà thôi.
Nếu ai nói mẹ chồng tôi hào phóng, thì họ đã bị đánh lừa rồi. Cụ thể là chuyện cho gia đình tôi vay tiền tổ chức lễ cưới, rồi quay lại lấy gấp mười lần số tiền đó. Rồi nếu ai nói mẹ chồng tôi tốt với con dâu, thì tốt ở đây là bà đã ngang nhiên bế con của tôi đi. Thậm chí còn nói bố mẹ tôi sao khi xưa lại sinh tôi ra vào cái giờ oái oăm như vậy, để bây giờ tôi mang hoạ sát con.
Còn rất nhiều chuyện nữa về mẹ chồng nhưng tôi sẽ không kể ra. Bởi chỉ cần nghe đến đây cũng đủ hiểu được bà là một người như thế nào.
Lúc tôi bảo với Việt rằng lo tiền điện hằng tháng cho bố mẹ ở quê, thật ra cũng chỉ có hơn một trăm ngàn thôi không có gì nhiều. Nhà quê đâu dùng điều hoà, máy giặt gì lắm. Nhưng mẹ chồng tôi biết được liền chống tay vào nạnh mà quát vợ chồng tôi mang tội bất hiếu. Tôi về làm dâu là phải phụng dưỡng mẹ chồng, đằng này lại dám lôi kéo chồng lo cho nhà vợ là việc trời đánh. Bà nói ở cái đất nước Việt Nam này tục lệ là vậy, còn không thích thì sang Tây mà sống. Việt thấy thế cũng xuôi thuận, kéo tay tôi bảo rằng:
- Dù sao có hơn một trăm ngàn. Ông bà cũng có lương hưu. Mình đóng cái gì to tát chứ cái nhỏ nhặt ông bà lại tự ái.
Tôi nghĩ đó cũng là chuyện nhỏ nên không so đo nữa. Nhưng mà tôi lại nghĩ đến chuyện lắp cho bố mẹ cái máy giặt, để ông bà không phải giặt tay trời lạnh nữa. Đến khi lắp xong lại bị mẹ chồng đem ra sỉ vả bảo cứ chiều người già, rồi đến lúc họ lại như trẻ con, được đằng chân lân đằng đầu.
Thiết nghĩ mẹ chồng tôi cũng xấp xỉ tuổi bố mẹ tôi, bà được ở nhà sang, máy giặt điều hoà đầy đủ, bà nói vậy mà không biết ngượng miệng hay sao? Nhưng tôi nghe xong cũng đành im lặng, không dám nói lại. Tôi sợ Việt sẽ tức giận, với lại hàng xóm người ta nhìn vào cũng không hay.
Cứ như thế, tôi làm dâu một cách nhẫn nhịn và chịu đựng đã được hơn năm năm trời rồi.
Cứ như thế, tôi làm dâu một cách nhẫn nhịn và chịu đựng đã được hơn năm năm trời rồi. (Ảnh minh hoạ)
- Đã thấy chưa? Tao bảo rồi mà. Lấy chồng sớm làm gì cho lời ru thêm buồn! - Yến chép miệng nói.
Tôi nhìn cái ly sinh tố bị nó khuấy đến đáng thương. Đáp:
- Tao cũng khổ tâm lắm. Đời chẳng bao giờ mê tín cái chuyện gì, thế mà cuối cùng lại bị mấy thứ nhảm nhí đó làm cho ảnh hưởng.
- Tao nói thật nhé, tao mà là mày tao cứ đến nhà bả rồi dắt đứa con về. Ra sao thì ra. Bà thích thì tìm đứa khác về mà đẻ cho bà.
- Thôi, như vậy cũng không phải lắm. Dù sao cũng là mẹ của chồng mình mà.
- Mày cứ hiền lành như vậy bảo sao không bị bắt nạt. Thời buổi bây giờ làm gì có chuyện về làm dâu nhà nào thì chết làm ma nhà đấy nữa. Mọi thứ đều phải công bằng và quyền lợi, hiểu chưa?
- Hiểu, hiểu, hiểu...- Tôi vội vàng chuyển sang chủ đề khác - Thế chuyện của mày với anh Hùng thế nào rồi?
Yến cũng nhanh chóng bị tôi đánh lạc hướng, nói đến Hùng cô ta nhanh nhảu kể ngay.
Cuộc nói chuyện của hai đứa luôn luôn diễn ra như vậy. Tôi nói xấu mẹ chồng, than thở với Yến, sau đó nó đưa ra một giải pháp hết sức quyết liệt, và tôi không dám làm theo. Cuối cùng dừng lại ở chuyện của nó với một người đàn ông nào đó.
Sau đó tôi đến siêu thị để mua một chút đồ. Nấu cơm một mình, ăn cơm một mình. Cảm thấy chuyện này dễ dàng nhưng mình làm cũng không xong. Vì tôi thấy nhớ thằng Khoai quá. Tôi cứ nhớ mãi cái lần bác sĩ đặt nó lên ngực tôi, nghe nó khóc oe oe, cảm nhận sự sống nảy mầm từ nó ấm áp, nhớp nháp trên da thịt của mình mà không khỏi xúc động. Tôi muốn có cảm giác ấy một lần nữa. Tôi muốn được ôm con trong tay, được dỗ dành khi nó khóc, được nghe nó gọi "mẹ ơi, mẹ ơi..."
Đứng bần thần rất lâu ở gian hàng tươi sống, một anh chàng ra bảo tôi rằng:
- Chị có cần em giúp gì không?
Tôi vội vàng lắc đầu, che giấu cảm xúc của mình:
- Không, không cần.
Vừa định quay đi tôi đã va phải một người đàn ông, nhưng tôi còn chưa kịp nói lời xin lỗi thì anh ta đã nhanh chóng rời đi. Tôi nhìn theo, thấy quen thuộc nhưng không thể nào nhìn rõ.
Hình như đó là anh.
Khi tôi quay đầu lại, không thấy người đàn ông đó đâu nữa. Chắc có lẽ tôi đã lầm.
Theo Eva
Nhờ mẹ đẻ làm việc nhà để chợp mắt, em bị mẹ chồng đuổi khỏi nhà Mẹ chồng em còn cố tình lớn tiếng: "Tôi rước cô về nhà này không phải để cô nhờ mẹ đẻ sang giúp". "Lấy chồng rồi, có thấy vui không?". Mỗi lần có ai hỏi em câu này em lại thấy chạnh lòng. Trước đây vì quá yêu chồng nên em đã sống chết lấy anh bằng được. Để rồi bây giờ em...