Khổ sở vì lỡ tay… kết bạn Facebook với sếp
Chấp nhận nhấn nút trở thành “bạn bè” với sếp trên Facebook, dân công sở xác định mình sẽ dính phải những chuyện dở khóc dở cười.
Khi đã lỡ add Facebook sếp, nhiều người chỉ muốn “unfried”. (Ảnh minh họa)
Kết bạn không nỡ, lờ đi chẳng xong
Trong môi trường công sở, nhất là những ngành như marketing, quảng cáo, truyền thông… Facebook không chỉ là một phương tiện giải trí mà còn được sử dụng như một kênh trao đổi thông tin, công việc. Điều này dẫn đến một tình huống “hại não” là dân công sở có nên liệt kê sếp vào danh sách bạn bè trên Facebook hay không. Đỗ Thi Mai – nhân viên chăm sóc khách hàng của một công ty thương mại chia sẻ: “Tôi có thể liệt kê hàng chục lý do để không bao giờ mới sếp “kết bạn” trên Facebook. Hầu hết các đồng nghiệp của tôi đều add Facebook sếp, nhưng tôi luôn chủ trương “cạch” tất cả các sếp, từ người quản lý trực tiếp đến sếp lớn. Các bài đăng, status (dòng trạng thái) của họ mà được các sếp nhấn “like” hay bình luận, tôi chỉ đọc rồi chuồn êm, chẳng dại gì để lại dấu vết, nhỡ sếp cao hứng gửi yêu cầu kết bạn cho mình thì… khó nghĩ lắm. Cũng may mà chưa sếp nào có ý định đó”.
Không may mắn như Thi Mai, anh Nguyễn Văn Hùng (nhân viên văn phòng) thở dài: “Mình đã né không đả động gì đến Facebook sếp rồi, thế mà các sếp lại cứ add mình, lại còn nhắn tin: add anh/chị nhé, nhỡ điện thoại không gọi được thì còn có cái liên lạc cho nhanh. Khổ thế, không đồng ý không được, mà đồng ý cũng toi. Thế là xác định sự tự do của mình sẽ hết, nói năng cái gì cũng phải giữ ý tứ, muốn bình luận, chém gió cái gì đồng nghiệp đăng cũng phải “nhịn” đến lúc tan sở, muốn than thở một tí chuyện nhà chuyện cửa cũng ngại. Lỡ tay add Facebook sếp rồi, lắm lúc muốn unfiend (bỏ kết bạn) quách đi nhưng lại ngại sếp phát hiện, mà cứ để thế thì ức chế. Sau một thời gian, tôi quyết định lập một tài khoản Facebook mới rồi âm thầm nhắn tin cho bạn bè ở Facebook cũ để họ sang “nhà” mới của tôi”.
Một số người quyết liệt hơn, để khỏi thấp thỏm chờ đợi, hy vọng sếp không ngó đến Facebook mình đã chủ động “ngăn chặn hậu họa” trước. Trần Phương Linh (kế toán) hỉ hả khoe: “Để tránh những chuyện không hay, tôi block (chặn) Facebook của sếp và cả vợ sếp luôn, để nhỡ sếp có muốn vào xem Facebook của tôi cũng không được. Facebook của tôi để dành cho việc giải trí, để “chém gió” với bạn bè, thỉnh thoảng còn xả stress, để sếp mò vào đọc thì phiền lắm!”
Bị sếp “soi”mọi hoạt động trên mạng
Lý do đầu tiên khiến dân công sở không mặn mà với chuyện làm bạn của sếp trên Facebook là để tránh bị dò xét. Phần lớn dân công sở “thú nhận”, việc đầu tiên khi họ truy cập vào máy tính mỗi sáng ở cơ quan là… lướt Facebook để cập nhật tình hình của mọi người, ngó nghiêng đọc tin này tin kia, hóng chuyện, comment trên Facebook bạn bè, đồng nghiệp chứ hiếm ai chúi đầu vào công việc ngay. Cập nhật Facebook thường xuyên, họ có thêm nhiều đề tài để “buôn dưa lê”, giảm bớt không khí bí bách nơi công sở, nhưng cũng sẽ nếm mùi… khốn khổ vì chỉ cần nhấn like hay “vui tay” bình luận gì đó, nghiễm nhiên sếp sẽ biết. Thế là “lòi đuôi” chuyện lên Facebook trong giờ làm việc.
Video đang HOT
Xúi quẩy hơn nếu một ngày đẹp trời, sếp còn phát hiện ra nhân viên của mình, nhìn qua có vẻ rất tập trung làm việc, chăm chú ôm máy tính nhưng thực ra đang mải mê chơi quiz ( trắc nghiệm) nào là “Cung hoàng đạo nào dễ giàu nhất”, “Tên của bạn trong tiếng Ả rập là gì”, “Soi tướng phú quý qua nốt ruồi”… hay đang “cày” để lên level trong trò Candy Crush… vì Facebook hồn nhiên gửi tới tấp các thông báo, khoe hộ bạn những “chiến tích” vừa đạt được hoặc mời sếp tham gia trò chơi cùng bạn.
Đừng hòng “like” gì mà sếp không biết. (Ảnh minh họa)
Ngay cả khi nghiêm túc không bớt xén 8 giờ vàng ngọc ở cơ quan, dân công sở cũng vẫn có thể gặp họa vì Facebook. Những hình ảnh nhí nhố thuở còn đi học, những bức ảnh của gia đình, ảnh các kì nghỉ, những sự kiện họ tham dự… được post lên Facebook đều có thể lọt vào tầm ngắm săm soi của sếp và các đồng nghiệp. Chuyện của anh Nguyễn Tuấn Linh (nhân viên marketing) chẳng hạn. Anh viết mail xin sếp cho nghỉ làm 1 tuần vì bị viêm họng cấp, sốt cao và tắt tiếng. Vừa đồng ý và nhiệt tình hỏi thăm, dặn anh nghỉ ngơi cho mau lại sức qua email, sếp phát hiện anh được tag (đánh dấu) trong một status của vợ anh: “Tỉ năm rồi mới anh yêu mới đưa đi café hẹn hò”. Thế là Linh lập tức nhận được cả loạt mail sếp chất vấn tình trạng sức khỏe, giao cho dự án mới “để nghiên cứu trong thời gian dưỡng bệnh” kèm theo comment trên Facebook: “Hay quá, giờ chị mới biết café có tác dụng chữa viêm họng, tắt tiếng đó!”
Lỡ tay add Facebook sếp rồi, dân công sở cũng đừng hòng nói xấu sếp hay than thở linh tinh về áp lực công việc, chém gió về các dự án, kế hoạch tương lai, vì thể nào cũng bị đồng nghiệp bủa vây hỏi han và sếp nhắc khéo. Trần Mai Hương, nhân viên PR của một công ty truyền thông đã “ăn quả đắng” khi kể lể, nói xấu khách hàng trên trang cá nhân của mình. Nhóm của Hương có nhiệm vụ làm thương hiệu cho một nhãn hàng tiêu dùng mới. Mất 4 lần sửa đi sửa lại đề án phát triển thương hiệu mà vẫn chưa được bên đối tác đồng ý, khi thì với lý do chi phí quá cao, khi là ý tưởng không khả thi, lúc là vì logo không bắt mắt… Hương lên Facebook xả một tràng ấm ức.
Không rõ đối tác có biết chuyện đó không, nhưng ngay hôm sau, nhân viên toàn bộ cơ quan Hương nhận được email của sếp yêu cầu không bình luận, không tiết lộ chuyện công việc, thông tin đối tác trên mạng, kể cả trên trang cá nhân. Riêng Hương thì bị sếp gọi vào “hỏi chuyện” kèm theo quyết định trừ 20% thu nhập trong tháng. Trước đó, một đồng nghiệp của cô đã bị cũng đã gặp rắc rối với sếp vì lỡ tay nhấn “like” và gia nhập fanpage của công ty đối thủ, dù anh này lấy lý do muốn do thám cách thức làm việc cũng như các dự án của công ty đối thủ.
Mệt mỏi vì phải… nịnh sếp qua mạng
Có những sếp sà vào Facebook một cách rất… dễ thương, cũng hóng chuyện anh em, cũng chơi điện tử, cũng post ảnh con cái, ảnh phong cảnh các thể loại hoặc thi thoảng buông một status hững hờ nào đó. Với những sếp không thích soi mói nhân viên mà thuộc dạng xì-tin và cũng nghiện Facebook như thế, dân công sở cũng chẳng sung sướng hơn tí nào.
Nguyễn Thị Hoa (nhân viên kinh doanh) kể, ban đêm là lúc cô lên mạng lục lọi thông tin, tranh thủ tìm kiếm khách hàng, tiện thể mở Facebook theo dõi. “Đêm nào cũng thấy nick sếp mình sáng choang, lại thấy trên Notification “thông báo” hiện lên mấy giờ sếp làm gì, comment cho ai, post lên cái gì… Thỉnh thoảng sếp còn gửi cả yêu cầu cho sếp thêm “mạng” để sếp chơi Candy Crush nữa mới choáng chứ”! Hoa bảo: “Với bạn nào yêu (hoặc muốn tỏ ra yêu) công ty và muốn nịnh sếp thì thôi rồi, mỗi lần sếp hay vợ sếp post gì lên là hội “đệ tử” ở cơ quan hì hụi vào like, comment nhiệt tình, đại loại mấy câu “Ôi vợ sếp xinh thế”, “Con sếp nhìn cưng quá đi”, “Đúng là sếp, nói gì cũng chuẩn, thật là chí lý”… nghe mà ớn! Một hôm, trên “tường” Facebook, sếp ghi “Stress”, thế là các bạn ào ào chạy vào hỏi han, an ủi, chia sẻ các kiểu. Mình thì dị ứng kiểu đó vô cùng. Có khi mình phải âm thầm unfriend sếp thôi!”
Chia sẻ của một người dùng Facebook về sếp khoe khoang. (Ảnh chụp màn hình)
Cũng như Hoa, Vũ Ngọc Quỳnh (biên tập viên của công ty sách) chia sẻ, trang tin Facebook của cô ngày nào cũng như “bỏ bom” vì sếp của cô hở tí là post ảnh, cập nhật từ chuyện ăn, chuyện quần áo giày dép, gặp ai cho đến khoe độ giàu sang và sành điệu của mình. “Không vào nịnh sếp một tí thì khó nghĩ, mà cứ cập nhật hoài thì ớn quá! Đúng là chẳng gì dại bằng add Facebook sếp!”
Theo VNE
Xuân này con không về
Có không ít chuyện buồn khi đồng lương eo hẹp chi phối quá lớn đến chuyện sum họp ngày tết.
Tết năm nay được nghỉ khá dài ngày, nhiều nhà vui mừng vì được đoàn tụ gia đình ở quê, được du lịch đó đây. Nhưng, có những cảnh nhà dư thời gian mà lại thiếu tiền, hoặc quê chồng tận Hà Đông còn quê vợ giữa khúc ruột Huế thương, phải về nơi nào để đôi bên toại nguyện?
Chịu khổ vẫn không mua được vé
"Năm ngoái, trầy trật mãi chúng tôi mới tìm được hai chiếc vé ghế xếp để về quê chồng tận Hà Đông. Đồ đạc, người ngợm xếp nhau ngồi dưới sàn, ra đến Huế tôi mới có được ghế để ngồi. Chuyến về quê đó ám ảnh tôi cả năm nên lần này tôi quyết đón mua vé thật sớm" - đang xếp hàng tại quầy vé xe khách Hà Nội, chị Minh Lan chia sẻ. Nhưng mới đầu tháng 12, hãng xe chị mua chưa bán vé tết, mất nửa tiếng xếp hàng chỉ để nghe câu từ chối, chị Minh bực bội bỏ về.
Xe đò vẫn là ưu tiên số một cho những gia đình có thu nhập bình dân. Mặc dù giờ đây thay vì chen chúc xếp hàng, khách có thể đặt vé xe qua điện thoại, rồi hẹn ngày giờ lấy vé, nhưng nỗi lo thiếu vé, không có vé về vẫn không giảm chút nào. Chị Thanh Hiếu 38 tuổi, chia sẻ: "Mấy tuần gần đây, tuần nào tôi cũng ghé hỏi mua vé tết về Quảng Ngãi, nhưng các quầy đều dán thông báo "Chưa bán vé tết". Đợi đến khi họ mở bán thì chắc không tới lượt mình. Tôi mừng như bắt được vàng khi một quầy nói có bán vé Quảng Ngãi nhưng phải trả gấp ba vì đây là tuyến ra... Hà Nội".
Chi phí ngất ngưởng, lương thưởng bèo bọt
Chuyện tàu xe chỉ là yếu tố nhỏ làm cho những chuyến về quê ngày một xa (Ảnh minh họa)
Chuyện tàu xe chỉ là yếu tố nhỏ làm cho những chuyến về quê ngày một xa. Lương thưởng cuối năm bèo bọt, kinh tế eo hẹp là nỗi lo chính cho cả nhà, đặc biệt với những cặp vợ chồng là trụ cột của cả dòng họ. Sau nhiều đêm trăn trở, chị Như Ý, nhân viên ngân hàng, nhà ở Thủ Đức vẫn không tính được bài toán thu chi cho chuyến về quê chồng cuối năm nay. "Nhà tôi ở Bến Tre, còn nhà chồng tận Nghệ An. Năm ngoái cả hai về quê vợ nên năm nay phải là quê chồng. Chồng tôi là con một nhưng thuộc trưởng chi, trưởng tộc. Vì lần đầu tiên về ra mắt dâu họ nên tôi phải chuẩn bị quà cho từng gia đình. Mỗi gói quà ít nhất cũng 200.000 đồng, chưa kể phong bao lì xì cho chục đứa nhỏ. Rồi tiền tàu xe đi lại, hai cái vé máy bay khứ hồi ít nhất cũng tốn chục triệu đồng. Mới nghe năm nay ngân hàng làm ăn thua lỗ, lại sắp sáp nhập với ngân hàng khác nên đến giờ vẫn chưa biết lương thưởng cuối năm thế nào. Nếu không có thưởng thì không biết lấy đâu tiền về quê. Tôi bàn với chồng thôi để sang năm ăn tết lớn, nhưng chưa hết câu thì đã bị trách: "Em tiếng làm dâu mà chưa về nhà chồng thử một ngày!"
Cũng không ít chuyện buồn khi đồng lương eo hẹp chi phối quá lớn đến chuyện sum họp ngày tết. Anh Hoàng Long (quận 3) thổ lộ: "Đã năm cái tết vợ chồng tôi không được gần nhau. Lúc vợ tôi về Cà Mau (quê vợ) để tôi lại Sài Gòn, lúc tôi chắt chiu mua vé bay về Bắc thăm mẹ già để vợ ở lại với con nhỏ. Coi như thoả thuận đó giúp ông bà hai bên vui lòng, nhưng tết nhất mà chồng một nơi, vợ một ngả ai chẳng buồn".
"Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm"
Với những trường hợp khá giả như Kim Chi - hàng xóm nhà bên cạnh, thì không có khái niệm tết phải về thăm quê: "Cả năm vùi mặt ở văn phòng, cuối năm phải là dịp để hưởng thụ, thư giãn chứ? Về quê thì lúc nào cũng nấu nướng, cúng kiếng, dọn dẹp, xong là hết tết. Nếu lấy tiếng thăm bố mẹ mà về tết thì thời gian nghỉ phép trong năm thăm ông bà cũng được vậy". Nhưng theo ý anh Thành - chồng của Chi, "Tết là phải về nhà, thăm ông bà, dòng họ, chuyện chơi bời để ra tết hãy tính".
Bà cụ ở căn hộ nhà đối diện, tết rồi mỗi mình bà ra vào khoá cửa. Hỏi con cháu đâu cả rồi, bà bỏm bẻm nhai trầu, cố gắng nói thật vui vẻ: "Cả năm chúng nó vất vả, cuối năm mình ở nhà giữ cửa cho chúng thoải mái dắt con cháu đi chơi. Mình già rồi, đi xa đâu được. Ở nhà thắp hương, trò chuyện với ông bà cũng ấm lòng rồi". Nếu con cháu bà cụ nghe được điều này, hẳn họ sẽ chạnh lòng suy nghĩ lại.
Theo VNE
Cô gái 13 tuổi sinh con của "yêu râu xanh" Cô gái bị người đàn ông 61 tuổi cưỡng hiếp vừa sinh ba đứa trẻ tại thủ đô Dominica. Cô gái 13 tuổi vừa trải qua một ca đẻ sinh ba tại thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa Dominica. Được biết, cha của ca sinh ba này là một người đàn ông 61 tuổi. Sau khi thực hiện hành vi cưỡng bức trẻ...