Khổ sở vì hết dọa trả con dâu ‘về nơi sản xuất’, mẹ chồng lại chửi ‘lót lá vứt ra ngoài’
Vừa mới cưới về chồng đã luôn miệng “uốn nắn” tôi rằng phải ngoan ngoãn, hiếu thảo… nếu không anh sẽ “trả về nơi sản xuất”…
Bà cũng thích soi con dâu, nói chẳng ngoa, tôi mà làm gì, kiểu gì bà cũng kè kè bên cạnh nhìn rồi góp ý.
Tôi cũng chẳng hiểu tôi nghĩ gì khi nhận lời làm vợ anh, dù tôi rõ mồn một tính anh gia trưởng, lại lười nhác việc nhà. Có lẽ cũng vì thời gian yêu đương 5, 6 năm trời, quá lâu cho một sự thay đổi.
Cưới nhau về, vừa được một ngày chồng đã nửa đùa nửa thật :”Em về làm dâu nhà anh rồi phải chịu khó, ngoan ngoãn, hiếu thảo. Hư là anh trả về ngoại ngay đấy”. Tôi tưởng chồng đùa nên cũng chẳng nói gì còn ngoác miệng cười. Tính tôi tôi tự biết, tôi không phải đứa vụng về hay dốt nát gì, những việc mà phận dâu con phải làm, tôi tự tin mình có thể hoàn thiện tốt.
Mẹ chồng tôi là người khó tính, bà hay để ý, hay cằn nhằn. Có những chuyện không có gì bà cũng nói từ sáng đến tối được.
Có lần tôi phải đi làm sớm vì có chuyện đột xuất, nhà cửa chưa kịp dọn. Chồng tôi 9h mới đến giờ làm, tôi nhờ anh dọn hộ, quần áo bẩn cho vào máy giặt, nhấn nút là xong. Vậy mà tối tôi về đến nhà, nhà cửa tan hoang như bãi chiến trường. Chồng đi làm về từ bao giờ, đang nằm khểnh trên ghế chơi game, điện bếp còn chưa thèm bật.
Vừa hay lúc đó mẹ chồng cùng từ đâu về. Bà bảo làm ăn gì 7h tối mới về, hay mới lên giám đốc bận trăm công nghìn việc. Tôi mệt mỏi, bực lắm nhưng cố nhịn.
Quay sang hỏi chồng :”Em nhờ anh dọn qua nhà buổi sáng, sao anh không hộ em. Về sớm có nồi cơm cũng không cắm”. Chồng vẫn dán mắt vào điện thoại đáp: “Thế tôi lấy vợ về để thờ à?”
Video đang HOT
Mẹ chồng nghe thế lập tức xỉa xói: “Cô về được cái nhà này là phúc 3 đời nhà cô rồi. Đừng có láo, nó là đàn ông phải lo bao nhiêu việc, việc nhà có tý mà cô còn bì tị. Cô là vợ cái kiểu gì thế, hư hỏng, láo toét, tôi là tôi lót lá ra ngoài nhé”.
Tôi nghe mà ứa nước mắt, muốn cãi lại, muốn làm tung tóe lên nhưng lại có cắn răng mà nuốt cục tức đang trào lên đến cổ.
Vợ chồng cưới chưa lâu, anh cũng thích có con nhưng chưa gì đã dáo: “Anh thích có con nhưng không bế đâu, em là mẹ em phải lo đấy, đừng có bắt anh thức đêm hay trông con”. Tôi nghe vậy thấy nản, thật không muốn có bầu nữa. Bây giờ 1 mình tôi đã đủ khổ sở, thêm đứa con nữa, tôi có 3 đầu 6 tay cũng xoay không kịp.
Nhiều khi nghĩ mà chán. Yêu nhau ngần ấy năm, nghĩ hiểu nhau rồi, đủ thương đủ yêu rồi, ai ngờ về sống chung mấy tháng mà tôi ngán lên đến cổ. Thôi, tôi xin làm phụ nữ kiếp này thôi, kiếp sau thì xin kiếu…
Theo Phunutoday
Yêu là hạnh phúc, sao nỡ nhân danh tình yêu mà giày vò nhau khổ sở?
Yêu một người là phải làm cho người ta hạnh phúc, vậy tại sao nhiều người nhân danh tình yêu khiến người ta đau khổ?
ảnh minh họa
Suy nghiệm về tình yêu bạn sẽ thấy đó là tình thương bạn dành cho một người (khác hơn một chút so với tình thương dành cho nhiều người mà bạn đã từng có). Đã nói tới tình thương thì phải nói tới giá trị mà nó mang lại, chính là hạnh phúc. Bạn và người yêu của mình phải hạnh phúc trong mối quan hệ ấy. Tất nhiên, hạnh phúc này phải dựa trên nền tảng của những chất liệu hiểu biết đúng đắn về người thương, không gây tổn hại đến người khác, chúng sanh khác, không quá mức...
Nếu bạn nói thương yêu một người mà bạn không hiểu gì về người mình thương thì bạn sẽ biến tình thương của mình thành "địa ngục" cho người ấy và cả bạn.
Khi ấy bạn sẽ nhốt cả hai vào mớ hoài nghi, mớ lý luận ngắn ngủn, thấp lè tè của mình như người ta có đến với mình chân thành không, mình sẽ được gì nơi người ta...? Ý niệm này khởi lên bởi vì bạn không hiểu và hoài nghi về tình cảm của người ta, khi đó bạn hãy quay về và lắng nghe sâu người ấy và cả bạn để kiểm tra tình yêu của mình, để những ý niệm xấu khác không tiếp tục dẫn bạn đi xa tình thương (vốn là chất liệu của hạnh phúc).
Ai đó nói tình yêu là một sự vị kỷ có lẽ là vì người đó quá chú ý đến yếu tố dành cho nhau, quá chú ý đến chuyện "được-mất" trong tình cảm ấy. Nếu mình yêu và cứ suốt ngày làm "kế toán" trong tình yêu thì bạn sẽ thấy bạn "chi" và "thu" bao nhiêu. Và bạn sẽ bắt đầu khổ ngay từ cách nghĩ và làm đó, bởi khi đó bạn sẽ thấy thiệt-hơn. Khi tình yêu không còn vô tư, không còn là tình thương mà cả hai cùng vun vén thì sẽ rơi vào sự tính toán, ích kỷ.
Trong tình yêu lớn và cao quý, bất cứ lời nói và cử chỉ nào cũng phải biểu lộ sự tương kính. Người con trai phải tôn trọng người con gái mình yêu, cả thân thể lẫn tâm hồn. Người con gái biết giữ gìn, cũng là biết làm người yêu thêm tương kính, nuôi dưỡng hạnh phúc lâu dài về sau.
Đạo Phật cũng dạy như vậy, có hiểu mới có thương. Tình yêu phải xây dựng bằng sự hiểu biết.
Muốn thương phải hiểu. Trong Đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ. Không hiểu, không thể yêu thương sâu sắc được. Hiểu chính là nền tảng sâu sắc của tình yêu. Mỗi người có những nỗi niềm, khổ đau riêng, nếu không hiểu sẽ không thương, mà lại giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người ấy ngột ngạt, khổ đau. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời.
Được hiểu, được thương là một nhu cầu muôn đời của con người. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó.
Vậy nên, "có hiểu mới có thương" là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm của Phật giáo. Dù người ta có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình sẽ làm mình khổ suốt đời.
Chọn người hiểu và thương mình - hãy nhớ - đó là nguyên tắc tìm người tri kỉ trong cuộc đời.
Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ 4 yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.
"Từ" là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là hưởng thụ, mà là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người đó hạnh phúc, mỗi ngày.
"Bi" là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Người yêu mình, phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.
"Từ bi" theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải tình yêu thương đích thực.
"Hỉ" là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.
"Xả" là không phân biệt, đố kỵ trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình.
Các bạn trẻ bây giờ thường yêu rất nhanh, mơ mộng về tình yêu thật đẹp, thật hoàn mỹ. Có mấy ai phân biệt được đâu là yêu thương đích thực, đâu chỉ là say đắm nhất thời. "Từ bi hỉ xả" trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải tu tập. Cần nhiều thời gian để quan sát, để lắng nghe và thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.
Theo Phunutoday
Chồng "yếu" quá, tôi chỉ sợ không giữ nổi mình trước người đàn ông khác Mấy năm nay tôi sống thiếu thốn, nhiều lúc thấy khổ sở vô cùng, nhưng nghĩ đến con cái, đến đạo đức tôi buộc phải kìm lòng... ảnh minh họa Tôi 35 tuổi, hiện là giáo viên cấp 3, chồng hơn tôi 5 tuổi. Chúng tôi có 2 con, kinh tế hia vợ chồng đầy đủ, không phải lo lắng gì. Mặc dù...