Khổ sở vì bệnh đường ruột
Những người mắc bệnh đường ruột thường than phiền vì bệnh luôn “dở chứng” trong những tình huống đặc biệt, khiến cho bệnh nhân phải dở khóc dở cười và gặp nhiều phiền toái, khổ sở…
Ai thường mắc bệnh đường ruột?
Rối loạn tiêu hóa xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, hay gặp nhất là người già và trẻ nhỏ. Đây là hai đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao và mức độ nguy hiểm hơn do sức đề kháng yếu, dễ bị bệnh dịch tấn công, do đó, thường phải dùng các loại thuốc Tây để điều trị. Tình trạng bệnh lâu ngày sẽ làm cho hệ tiêu hóa suy yếu khiến vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập, gây nên các bệnh về đường ruột mà điển hình là táo bón.
Táo bón ở trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện quấy khóc, lười ăn chậm lớn, thậm chí có nguy cơ u phân, ung thư đại tràng khi phân tích tụ lâu ngày. Đối với người già, táo bón lâu ngày làm phân ứ đọng ở ruột già, cản trở tuần hoàn, sinh ra trĩ, sa trực tràng. Táo bón làm cho khối phân ngày một lớn sẽ chèn ép các dây thần kinh, gây rối loạn toàn thân với các triệu chứng đau tức bụng, nhức đầu, bực tức, khó chịu và kéo theo đó là nhiều căn bệnh khôn lường.
“Chứng bệnh yếu đường ruột thời gian gần đây làm tôi gặp không ít phiền toái, ban đầu tôi cứ nghĩ mình ăn nhầm đồ ăn gì không hợp, nhưng bệnh cứ kéo dài, khi thì khó tiêu, táo bón, đau bụng, khi thì tiêu chảy không cầm được khiến tôi ngại ra ngoài và không tự tin khi giao tiếp với người lạ. Cái bụng lúc táo bón, lúc tiêu chảy luôn đẩy tôi vào những tình huống vô cùng khó xử, khóc không được cười không xong…” – Bác Nguyễn Văn Tâm – 62 tuổi ở Q.Bình Tân, Tp.HCM nhăn nhó tiết lộ.
Cũng là một nạn nhân của chứng táo bón, bé Trần Trúc Trâm Ly – 5 tuổi ở Q.5 gặp phải rất nhiều những ảnh hưởng xấu. Mẹ của bé – chị Nguyễn Thị Trâm Anh chia sẻ: “Con tôi mắc chứng táo bón 3 tháng nay rồi, bé sụt ký rõ rệt, người xanh xao, bé trở nên hay quấy khóc, biếng ăn, chậm lớn… làm gia đình tôi vô cùng lo lắng. Tôi đã đưa con đi khám và bác sỹ cho dùng men tiêu hóa nhưng không hiệu quả, tôi không biết phải làm sao?”
Không riêng gì bác Tâm hay bé Trâm Ly, rất nhiều người gặp rắc rối vì chứng yếu đường ruột. Điều này không chỉ làm cho bệnh nhân lung túng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Lời khuyên cho đường ruột khỏe
Để an tâm sống khỏe, chúng ta cần một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Trước hết hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, điều độ, loại bỏ những thói quen sinh hoạt có hại cho đường ruột như ăn không đúng bữa, dùng đồ uống có ga nhiều. Theo các chuyên gia tiêu hóa, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, sạch để tăng cường vitamin và men tiêu hóa tự nhiên. Một số loại thực phẩm được coi là tốt cho sức khỏe đường ruột như: trà thảo mộc, ngũ cốc, sữa chua, thịt nạc, cá, chuối, gừng, khoai lang…
Bên cạnh đó, bạn cần phải bổ sung những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Một trong những vi khuẩn giúp cải thiện và củng cố chức năng tiêu hóa của đường ruột đó là vi khuẩn Bifido BB536. Đây là một loại kháng thể giúp bổ sung vi khuẩn có ích và tiêu diệt vi khuẩn có hại. Đồng thời Bifido BB536 giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột trong các trường hợp rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn, sau điều trị kháng sinh, viêm đại tràng mạn tính.
Video đang HOT
Vi khuẩn có ích Bifido BB536 được tìm thấy trong viên uống Combif AR (mỗi viên chứa 4 triệu vi khuẩn BB536). Combif AR có tác dụng ngăn ngừa tiêu chảy, điều hòa tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư đường ruột, tăng khả năng tổng hợp Vitamin và giúp xương cứng, được các chuyên gia khuyên dùng.
Theo VNE
97% rau sống nhiễm giun, sán
Rau sống là món ăn ưa thích của đa số người Việt. Tuy nhiên, có không ít nguy cơ nhiễm khuẩn do ký sinh trùng và dư lượng thuốc trừ sâu có trong các loại rau này.
Rau sống là món ăn rất tốt cho sức khoẻ vì rau sống với đa dạng các loại rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra, các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật.
Nhưng nếu rau sống không đảm bảo vệ sinh (tưới bón phân tươi, phân bắc chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định...) thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người ăn dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hoá, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp và mãn tính.
Ấu trùng giun được phát hiện trên rau sống chiếm tỉ lệ cao nhất (78,8%). (Ảnh minh họa).
Kết quả khảo sát từ đề tài nghiên cứu Khảo sát ký sinh trùng trên rau sống do bộ môn Ký sinh trùng (KST) thuộc Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TPHCM (TTĐT-BDCBYT) thực hiện và báocáo cho thấy tỷ lệ nhiễm các loại KST trên rau là rất cao: 97,12% (101 mẫu) với các loại KST nhiễm chủ yếu gồm: bào nang amip (E.histolytica; E.coli) trứng giun đũa, giun móc, trứng giun đũa chó mèo và ấu trùng giun.
Trong đó, ấu trùng giun được phát hiện trên rau sống chiếm tỉ lệ cao nhất (78,8%), kế đến là amip (E.histolytica: 65,4%; E.coli: 50%); trứng giun móc (25%); trứng giun đũa (23,1%) và giun đũa chó mèo (11,5%).
Rối loạn tiêu hóa, ngộ độc vì rau sống
Hiện nay, do người trồng rau chạy theo lợi nhuận nên trong rau sống có nhiều dư lượng chất kích thích và bảo quản thực vật. Vì vậy, khi ăn sống dễ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu hóa.
Theo Th.S - BS. Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Vi rút Ký sinh trùng Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia, rau sống thường không đảm bảo vệ sinh vì nhiều nơi còn có thói quen tưới bón phân tươi, các loại phân bắc và phân chuồng chưa ủ kỹ, đặc biệt là dùng thuốc trừ sâu không đúng quy định nên thường mang theo những mầm bệnh nguy hiểm vào trong cơ thể. Nếu thuốc trừ sâu còn có dư lượng cao thì sẽ gây ra chứng rối loạn tiêu hóa mà triệu chứng rõ nhất là đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu... Nặng hơn, người sử dụng rau sống chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao có nguy cơ ngộ độc, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Tổn thương gan, phổi... do ăn rau sống
Rau sống không được rửa sạch sẽ đưa vào cơ thể người nhiều loại ký sinh trùng nguy hiểm, trong đó có khuẩn đơn bào. Chúng không chỉ gây bệnh ở đường ruột mà còn lên gan, lên phổi và nhiều cơ quan khác để "hoành hành".
Đơn bào có 3 nhóm sống ở ruột già: có chân giả, có roi và có lông. Trong nhóm đơn bào có chân giả (a-míp), chỉ có ký sinh trùng Entamoeba histolytica gây bệnh cho người. Khi nói "bệnh do nhiễm a-míp" là nói đến bệnh do ký sinh trùng này gây ra. Chúng gây bệnh ở đường ruột và một số cơ quan khác.
Khi ăn rau dính bào nang a-míp, các bào nang này sẽ theo đường tiêu hóa vào đến ruột, a-míp non sẽ chui ra khỏi vách bào nang, tăng sinh rất nhiều. Khi đó, người ăn đã nhiễm bệnh. Nếu không có triệu chứng gì thì gọi là người lành mang mầm bệnh (khi họ đại tiện, thể hoạt động của a-míp và bào nang sẽ theo phân ra ngoài).
Nếu gặp một số điều kiện như sức đề kháng cơ thể giảm, cơ thể có nhiễm thêm vi trùng khác, thể hoạt động sẽ to lên, xâm lấn đường ruột, gây bệnh kiết lỵ. Chúng "ăn" hồng cầu và chất lỏng trong mô, tạo thành vết loét trong thành ruột già; mạch máu bị vỡ ra nên phân có máu và chất nhầy.
A-míp khi vào cơ thể sẽ gây bệnh đường ruột
Ở thể cấp tính, bệnh nhân đau bụng lâm râm hay từng cơn, có cảm giác muốn đi tiểu liên tục, lúc đầu tiêu chảy, sau đó đi ra nhầy và máu, nhiều lần trong ngày. Ở thể bán cấp, bệnh nhân đau bụng lâm râm và đi tiêu phân lỏng, có chút ít nhầy. Đôi khi bệnh nhân bị táo bón. Trường hợp có nhiễm thêm ký sinh trùng hoặc vi trùng khác, tình trạng bệnh sẽ nặng hơn.
Người bị suy giảm miễn dịch, kém dinh dưỡng dễ mắc bệnh ở thể ác tính: bệnh trạng nặng, máu và nhầy tự nhiên chảy ra. Bệnh nhân thường tử vong do sốc, do chảy máu ở ruột và di căn a-míp vào gan. Có những người mắc bệnh mạn tính, bị rối loạn tiêu hóa. Đó là do sau khi bị áp-xe, vách ruột có sẹo và chai đi, hệ thần kinh ở đó bị phá hủy nên chức năng ruột không còn bình thường.
Xà lách là 1 trong 4 loại rau phát hiện nhiễm KST 100%.
Một số bệnh nhân có u a-míp trong ruột, thường xuất hiện sau cơn lỵ cấp từ vài tháng đến 20 năm. Việc chẩn đoán hơi khó, dễ bị nhầm với các khối u thật sự của ruột già. Nếu điều trị thử bằng thuốc diệt a-míp mà khối u xẹp đi thì đó đúng là u do a-míp.
A-míp gây bệnh ở gan
Từ các sang thương ở ruột già, a-míp theo mạch máu vào gan. Mỗi a-míp tăng sinh sẽ tạo thành một vết loét và nhiều vết loét tạo thành áp-xe.
Các triệu chứng điển hình là đau bụng vùng gan, gan to không kèm lách to, không rỉ dịch, không vàng da, sốt cao, suy nhược thể tạng. Một số trường hợp không có triệu chứng điển hình, khi đó các triệu chứng kể trên thiếu hoặc nhẹ đi.
Bệnh ở phổi và các vị trí khác
Vì phổi ở sát gan nên do tiếp xúc, a-míp có thể từ gan đi đến phổi. Khi đó, bệnh nhân có những biểu hiện như: ho, sốt, khạc ra mủ màu nâu.
Ngoài ra, bệnh có thể gây áp-xe não - một biến chứng hay gặp ở người bị áp-xe gan do a-míp, chỉ được chẩn đoán sau phẫu thuật. Một số bệnh nhân trong thời gian bị lỵ cấp tính bị loét da do a-míp, thường thấy ở quanh hậu môn hoặc chỗ vết mổ.
Th.S - BS. Nguyễn Tiến Lâm, cũng cho biết: "Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào để tẩy sạch triệt để các KST trên rau sống. Để bảo vệ sức khỏe người dân, trước mắt, các cơ quan chức năng nên có khâu kiểm nghiệm KST các nguồn rau cung cấp vào thành phố; tăng cường tuyên truyền để người dân dùng rau sạch rau an toàn".
BS. Nguyến Tiến Lâm khuyến cáo: "Về phía người dân, ngoài việc rửa rau kỹ bằng máy sục ozon hoặc rửa nhiều lần bằng nước thường có hỗ trợ thêm với nước rửa rau chuyên dụng, rửa dưới vòi nước chảy mạnh, nên chú ý không sử dụng các nguồn rau có màu sắc, hình dáng, mùi vị lạ. Nên chọn mua rau ở các cửa hàng rau sạch, rau an toàn có kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng".
Theo Kiến thức