Khổ sở khi ‘nhờ’ bạn gái mình nắm ví
Ngoài cái lợi không phải lo cân đối chi tiêu, Thái nhiều phen muối mặt với bạn bè vì phải chìa tay xin lại tiền từ người yêu.
“Em ơi! Đưa anh ít tiền đi đá bóng”, Thái vô tư hỏi người yêu thì được cảnh báo: “Cuối tháng sẽ đói mốc miệng nhé”. Cậu sinh viên cười trừ “hết rồi khắc có”… Đây là mẫu đối thoại hằng ngày giữa cặp đôi Thái và Vy, dù họ chưa sống cùng nhau. Ngày yêu Vy, dù bạn gái không đề nghị, Thái đã chủ động đưa tiền cho cô giữ với quan điểm: “Mình thấy chuyện đưa tiền cho bạn gái cầm hộ là lẽ đương nhiên, trước sau gì lấy vợ cũng phải đưa mà”.
Mỗi tháng, cậu sinh viên này được bố mẹ cho khoảng 2,5 triệu đồng để chi tiêu ăn uống (không kể tiền ở ký túc). Ngay khi bố mẹ gửi, Thái rút tiền khỏi thẻ, giữ lại cho mình 300.000-500.000 đồng, còn đưa hết cho bạn gái với ý định nhờ giữ hộ lấy dần. Số tiền dành để Vy đi chợ mỗi khi Thái xuống nhà, hay trả các khoản đi chơi của hai người.
“Trước khi yêu Vy, ngần ấy tiền bố mẹ gửi chỉ đủ cho em sống được 10 ngày vì những cuộc nhậu nhẹt. Từ ngày có người yêu giữ hộ, không bao giờ em lo bị đói cả. Bớt những cuộc nhậu nhẹt mà vẫn có tiền mỗi khi ai đó cần hỏi vay. Và quan trọng nhất là dẫn bạn gái đi chơi không sợ bụng réo”, Thái kể.
Tuy vậy, việc nhờ bạn gái giữ tiền cũng khiến Thái thấy bất tiện. Cậu ghét cái tính cằn nhằn, thêm lên, bớt xuống của Vy. Chẳng hạn nếu cậu hỏi tiền đi đá bóng thì bị từ chối, nhưng bảo đóng học hay làm việc khác lại thấy Vy đưa cho.
“Một lần hai đứa đi ăn với các bạn trong lớp, mấy thằng con trai đứng ra trả tiền, em đang rút ví thì chợt nhớ mình không có đồng nào, đành phải nói bạn gái trả tiền hộ. Cả nhóm bạn ùa vào trêu làm cho em xấu hổ. Cũng có khi Vy đưa tiền mà người xung quanh không biết lại nghĩ em xin tiền bạn gái”, Thái bày tỏ. Cậu còn rút kinh nghiệm chung: “Nói chung việc nhờ bạn gái cầm tiền chỉ được cái không lo bị đói, chứ nhiều khi cứ phải phụ thuộc, lấy tiền mình mà như xin xỏ cũng thấy tức”.
Video đang HOT
Rất thật thà, Oanh (sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ tường tận về quá trình hơn 2 năm làm “tay hòm chìa khóa” hộ người yêu, dù bạn trai cô đã đi làm và hai người không ở chung nhà. Người yêu Oanh là nhân viên khách sạn. Từ ngày yêu nhau, anh gửi tiền nhờ Oanh nấu cơm hộ. Lúc đi làm, tự lập về kinh tế, chàng cũng không gửi vào tài khoản mà “chọn mặt gửi vàng” sang bạn gái. Về phía mình, Oanh ghi vào cuốn sổ nhỏ, mỗi tháng thu, chi bao nhiêu, rồi tổng kết lại cho người yêu biết. Theo cô, việc nhờ bạn gái giữ tiền chứng tỏ bạn trai rất tin và yêu cô, tương lai sẽ là người đàn ông rộng lượng, biết lo cho gia đình. Cô sinh viên sư phạm cũng thú thật thích được cầm tiền hộ người yêu.
“Mình đang là sinh viên thì lấy đâu ra tiền mua quà cáp hay trả chi phí đi chơi cho hai đứa nên giữ tiền cho anh ấy là xem như có một khoản cho các cuộc đi chơi mà không cần phải tiết kiệm hay lo lắng”, Oanh tiết lộ. Cô cho biết thỉnh thoảng khi bí cũng có khoản đó vay tạm. “Nhất là chuyện người yêu gửi tiền nấu cơm nhé! Anh ấy đi ăn ngoài hàng cũng phải mất 20.000-30.000 đồng/bữa nhưng bằng ngần ấy tiền gửi mình, anh ấy có bữa ăn ngon, an toàn hơn, mình lại dư ra một khoản nho nhỏ cho bản thân”, cô gái vui vẻ nói.
Cách đây vài năm, Thảo Chi (24 tuổi, nhân viên kỹ thuật một công ty máy tính ở Trung Kính, Hà Nội) cũng như những cặp đôi yêu nhau khác “góp tiền, tiêu chung”. Ban đầu, mỗi tháng cặp đôi này dự định sẽ tiết kiệm mỗi người 100.000 đồng làm tài khoản bí mật, do Chi giữ với ý định để mua quà bánh về cho hai gia đình dịp Tết. Về sau, thấy người yêu không biết chi tiêu cân đối, Chi chủ động đề nghị giữ tiền hộ. “Cứ 2-3 ngày mình lại đưa cho anh ấy khoảng 200.000 đồng để anh ăn cơm. Lúc nào đóng tiền gì trên lớp, liên hoan đều phải báo trước cho mình để còn chuẩn bị mang theo. Nhờ vậy, anh cũng không còn phải vay tiền mình như trước”, Chi nói.
Một thời gian dài cầm tiền của người yêu khiến Chi quen với việc được giữ và tiêu hộ tiền. Đến khi ra trường, chàng không nhờ cầm tiền nữa, Chi thực sự chới với, hụt hẫng. “Anh ấy nói: ‘Giờ em tự lập rồi, anh cũng muốn tự lập. Cứ nhờ em giữ tiền mãi anh không khôn lên được’. Mình nghe mà như sét đánh ngang tai, nổi cáu lên với anh. Không hiểu vì lý do gì mà anh không muốn như thế nữa”, Chi chia sẻ.
Việc không được giữ tiền một thời gian ngắn gây ra cho Chi những khủng hoảng. Về vật chất, cô phải tiết kiệm hơn để tự lo cho mình. Riêng về tinh thần, cô gái bị suy sụp nặng, nỗi lo không được kiểm soát về tiền bạc đồng nghĩa với không biết bạn trai ăn tiêu gì. Cô gái trẻ bộc bạch: “Mình sợ anh sẽ rời khỏi vòng tay mình hơn là những tính toán tiền bạc vụn vặt khác”.
Theo VNE
Bắt thêm 6 đối tượng chuyên chặn ô tô xin tiền lúc đêm khuya
Chiều ngày 20/10, tin từ công an huyện Châu Thành cho biết đã bắt quả tang nhóm 6 đối tượng đang chặn xe ô tô trên đường dẫn vào cao tốc TPHCM - Trung Lương để xin tiền vào rạng sáng cùng ngày.
Theo kết quả điều tra ban đầu, 6 đối tượng gồm: Lê Tấn Tài, 15 tuổi; Phạm Khánh Trường, 15 tuổi; Nguyễn Hoàng Ngọc, 16 tuổi; Nguyễn Lê Thanh Phong, 16 tuổi; Phạm Văn Định, 13 tuổi; Nguyễn Quốc Tính, 19 tuổi (cùng ngụ xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) tập trung trên đường dẫn cao tốc TPHCM - Trung Lương. Khi phát hiện xe ô tô đến, Tài cầm ống tuýp sắt lao ra đường chặn xe lại, sau đó cả bọn "bao vây" xe ô tô gây áp lực với tài xế để xin tiền.
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai cả nhóm đã chặn 4 xe ô tô nhưng chỉ có 2 xe dừng lại đưa tiền, hai xe còn lại tài xế phát hiện nên nhấn ga bỏ chạy. Đến xe thứ 5 thì gặp Công an huyện Châu Thành đang tuần tra nên đã tóm gọn bốn đối tượng, riêng hai tên Tài và Trường đã bỏ trốn.
Các đối tượng chăn xe xin tiền bị bắt giữ tại cơ quan công an
Trước đó như Dân trí đã thông tin, tối ngày 17/10 công an huyện Châu Thành cũng bắt quả tang 2 tên Phạm Hữu Nhân, 19 tuổi và Nguyễn Văn Quân, 13 tuổi (ngụ xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành). Các trinh sát Công an huyện Châu Thành phát hiện Nhân điều khiển xe máy BKS 63B3-024.28 chở Quân dùng thanh gỗ vượt lên xe khách Phương Trang BKS 51B-015.65 chặn lại để xin tiền. Khi tài xế cho xe chạy chậm và vượt qua thì bị chúng đập bể kính chiếu hậu và đuổi theo. Đến gần QL1A, Nhân vượt lên chặn xe, yêu cầu tài xế phải đưa 50.000 đồng. Tài xế phản ứng thì bị chúng ném đá làm bể kính chắn gió. Lập tức, các trinh sát khống chế, bắt tại chỗ cả hai.
Thời gian gần đây, nhiều tài xế xe khách phản ánh khi vừa ra khỏi đường cao tốc TPHCM - Trung Lương (đoạn huyện Châu Thành, Tiền Giang) thì bị một số đối tượng chặn xin tiền, nếu không cho sẽ bị ném đá vỡ kính xe.
Hiện công an huyện Châu Thành đang tiếp tục điều tra làm rõ xử lý nhóm đối tượng trên.
Nguyễn Hồng - Minh Giang
Theo Dantri
Xử lý mẹ "ăn mày" hành con nhỏ dầm mưa giữa đường để xin tiền Hình ảnh người phụ nữ ẵm một bé gái gần 2 tuổi ngồi dưới trời mưa tầm tã tại giao lộ Trần Hưng Đạo - Châu Văn Liêm, phường 10, quận 5, TPHCM để xin tiền khiến nhiều người đi đường xót xa và bất bình. Ngày 20/9, sau khi nhận được thông tin phản ánh từ PV Dân trí về việc một...