Khổ như mẹ ruột chăm con gái đẻ
Ngoài việc chăm con gái và cháu ngoại, bà còn kiêm luôn cả việc đi chợ, nấu ăn, quét dọn nhà cửa, lau chùi toilet. Thi xót mẹ mình nhưng cũng biết ý mẹ chồng, cô cố nhắm mắt làm ngơ.
Là con gái quê nên từ nhỏ Thi đã được mẹ tập tành làm quen với những công việc nội trợ. Trở thành thiếu nữ, tuy không phải thuộc hàng công dung ngôn hạnh nhưng Thi luôn là điểm ngắm của các bà mẹ có con trai muốn đi nói vợ.
Bên cạnh nhà Thi là nhà cô hai Tím. Cô hai luôn miệng xuýt xoa phải chi cô có con trai, cô cưới Thi về làm dâu. Một hôm chợt nhớ mình có thằng cháu kêu bằng dì tên Bình ở Sài Gòn đang đi làm cho công ty xây dựng. Mẹ Bình nổi tiếng đảm đang nên bà rất kén dâu, bởi vậy quá ba mươi mà Bình vẫn chưa tìm được cho mẹ nàng dâu vừa ý. Cô thử làm mối cho hai bên, không ngờ Bình mới gặp Thi đã đem lòng cảm mến. Thi cũng có cảm tình với Bình. Sau hơn một năm qua lại, họ cưới nhau.
Thi theo chồng về làm dâu thành phố, ai cũng trầm trồ Thi có phước, lấy được chồng Sài Gòn, con một, nhà giàu, đẹp trai. Chỉ mình Thi, nỗi lo làm dâu xứ lạ cứ canh cánh bên lòng. Chồng cô là con trai duy nhất, có nghĩa là cô phải làm dâu, hầu hạ mẹ chồng đến trọn đời (ba chồng cô mất từ lâu).
May mắn, mẹ chồng cô là người tử tế, sống tình cảm, rất mực thương con, ngoại trừ việc bà rất kỹ tính và thuộc típ người “con chó chạy qua nói con mèo con cái cũng phải vâng”. Tuy nhiên, do Thi biết ý chiều chuộng không cãi lại bà nên mọi việc đâu vào đấy. Bình thấy thế rất vui mừng vì hơn ai hết, anh là người biết tính mẹ rõ nhất. Cuộc sống cứ thế trôi qua êm đềm. Một năm sau, Thi có thai. Không thể nào kể xiết nỗi vui mừng của mẹ chồng chị. Bà chăm sóc, tẩm bổ Thi chu đáo, bà đếm từng ngày mong cháu nội ra đời.
Ai ngờ, chỉ còn đúng một tháng nữa Thi sinh thì bà bị một cơn tai biến. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng một cánh tay và một bên chân bà yếu hẳn đi. Việc đi lại khó khăn, bản thân bà cũng cần người chăm sóc nên chuyện nuôi con dâu đẻ bà không thể đảm đương.
Thế là, mẹ Thi dưới quê phải sắp xếp việc đồng án lên chăm con gái và cháu ngoại. Tuy không đi đứng được nhưng chuyện trong nhà nhất cử nhất động mẹ chồng Thi đều tham gia và không ai được làm nghịch ý. Trong khi mẹ Thi ở dưới quê chuẩn bị lỉnh kỉnh mang lên nào là nước cơm rượu để Thi uống, rượu ngâm gừng để Thi xoa bóp tay chân, dây cứt quạ phơi khô để Thi uống sổ lòng, thì mẹ Bình không cho đụng đến “mấy thứ nhà quê ấy”.
Bà bảo bà đã chuẩn bị sẵn tổ yến, rượu thuốc, dầu nóng mua tận Hong Kong. Mẹ Thi kêu Bình mua hẳn mấy cái bóng đèn tròn để dưới sàn giường sưởi ấm cho Thi thì mẹ Bình gạt phắt ” thành phố nóng thế này sưởi kiểu đó cháu nội tôi sẽ nổi rôm sảy”, bà cho cháu nằm máy lạnh “mát mẻ, đẹp da”. Mấy xâu dâu tằm ăn phơi khô mẹ Thi tỉ mỉ ngồi kết mấy đêm liền để đeo cho cháu ngoại ngủ không bị giật mình, bà nội cũng không cho đeo. Tưởng vậy là bà không mê tín dị đoan, hóa ra không phải, bà cũng sợ em bé bị vặn mình, không cho giặt đồ bằng máy giặt.
Đồ đạc em bé chỉ được bóp nhẹ rồi phơi ngoài nắng. Buổi tối, em bé quấy khóc, bà ngoại phải vác lên vai đi tới đi lui suốt đêm, Thi thấy vậy nói mẹ bỏ em lên võng ru. Em bé thích quá ngủ ngon lành. Mẹ chồng Thi biết được, bà không cho, sợ nằm võng em bé bị cong lưng. Mẹ Thi lại vác cháu lên vai đi suốt đêm mỗi khi nó quấy khóc. Bà sui càng bày vẽ, mẹ Thi càng bở hơi tai, đôi lúc cảm thấy tự ái nhưng rồi bà nghĩ không dễ gì một đứa con gái quê mùa ít học như Thi lại lọt vào một gia đình chồng có đầy đủ điều kiện tốt như vậy, thương con gái, bà nhẫn nhịn.
Video đang HOT
Ngoài việc chăm con gái và cháu ngoại, bà còn kiêm luôn cả việc đi chợ, nấu ăn, quét dọn nhà cửa, lau chùi toilet. Thi xót mẹ mình nhưng cũng biết ý mẹ chồng, cô cố nhắm mắt làm ngơ, thầm mong ngày tháng qua mau cô chóng khỏe cho mẹ về quê.
Nhưng đến khi tận mắt chứng kiến cảnh mẹ cô bê mâm cơm lên mời mẹ chồng, bị mẹ chồng sai lấy giùm cái thìa, rót giùm ly nước, thì Thi không thể nhịn được nữa. Cô kể lại tất cả cho Bình nghe bằng một thái độ vô cùng bức xúc nếu không muốn nói là phẫn nộ. Bình rất ngạc nhiên khi lần đầu tiên nhìn thấy thái độ của vợ nói về mẹ chồng.
Bình an ủi Thi, để anh tìm cách nói với mẹ. Nhưng từ nhỏ vốn quen răm rắp nghe lời, chưa lần nào dám làm trái ý mẹ nên Bình giống như người đứng trước một vấn đề nan giải. Anh càng cố hòa hoãn, Thi càng bức bách. Từ chỗ nói qua nói lại, họ dần to tiếng cãi vã. Vì còn non ngày tháng nên sự tức giận làm Thi ngất đi, cả nhà náo loạn lên. Biết được sự việc, mẹ Bình đổ thừa bà sui xúi giục con gái, mẹ Thi lặng lẽ trở về quê. Bình phải mướn người về giúp việc. Thi buồn bã trở nên trầm cảm, không nói không cười. Ngôi nhà tưởng có tiếng trẻ thơ sẽ đầy ấp tiếng cười. Nào ngờ…
Có lẽ phải khó khăn lắm mẹ chồng-nàng dâu họ mới có thể trở lại những ngày tháng êm ềm xưa cũ. Thời gian sẽ làm phôi phai mọi vết thương lòng, nhưng để tìm được tiếng nói chung thì không dễ dàng gì. Mới hay, quan hệ mẹ chồng nàng dâu có muôn hình vạn trạng, nó biến hóa khôn lường, đòi hỏi người trong cuộc luôn phải tỉnh táo và quan trọng là phải cư xử với nhau bằng tấm lòng thương yêu chân thành.
Ý kiến chuyên gia tư vấn Xuân An:
Mẹ chồng & nàng dâu – Câu chuyện muôn thuở của nhiều gia đình, có người hài lòng, có người không nhưng tựu chung lại là do cách ứng xử của hai bên. Mẹ chồng lớn tuổi nên thường có những định kiến và quan niệm riêng, rất khó thay đổi. Để cửa nhà êm ấm, con dâu nên bày tỏ tình yêu của mình đối với mẹ, kính trọng và chăm sóc mẹ bằng tấm lòng. Tỉ tê với chồng để chồng chia sẻ về những sở thích của mẹ, nói chuyện với mẹ cởi mở hơn. Có gì ngon ngọt thơm thảo cũng dành tặng mẹ… Đừng nghĩ rằng mẹ chồng chỉ quan tâm đến những gì lớn lao, chỉ cần chịu khó quan sát và chia sẻ với mẹ những thứ nho nhỏ như lọ dầu nóng, tấm khăn, chiếc áo,… cũng làm mẹ vui. Hay để mẹ tự tay chăm sóc cho con trai mình, dù sao mẹ vẫn xem chồng bạn là đứa con trai bé bỏng. Đối với cháu, bà nội thường không thích dùng đòn roi nên hai vợ chồng có thể khuyên nhủ con bằng lời nói ngọt ngào, đầu tiên bằng việc kính yêu ông bà, cha mẹ.
Chia sẻ của người trong cuộc
- Khi chưa cưới, tôi đã biết mẹ chồng tôi khó tính nhưng vì yêu anh nên tôi nghĩ tôi có thể chìu lòng mẹ chồng được. Vậy mà mọi thứ đều ngược lại. Tôi không biết làm sao cho ổn thỏa với mẹ chồng. Mẹ chồng tôi can thiệp vào mọi thứ, kể cả chuyện riêng của hai vợ chồng. Rồi chúng tôi sinh con đầu lòng, mẹ gần như giành quyền nuôi dạy cháu. Tôi chỉ được quyền cho con bú còn chuyện cho con mặc gì, ăn gì thêm là bà nội quyết định. Anh là con trai một, nên khi có cháu trai bà nội mặc sức cưng cháu như vàng. Mỗi lần vợ chồng tôi có ý la rầy con, ngay lập tức bà lên tiếng bênh vực. Thằng bé được bà nội cưng chiều nên càng lúc càng hư. Nhiều lần chồng tôi cũng ngọt nhạt với mẹ nhưng bà vẫn bảo thủ không nghe. Tôi thật sự rất bức xúc nhưng vẫn không tìm được hướng giải quyết thỏa đáng với mẹ chồng.
(Hồng Hạnh – Hải Phòng)
- Tôi là con gái thành phố, lấy chồng ở quê. Nhờ chịu khó chắt chiu nên vợ chồng tôi mua được căn nhà nhỏ. Nghĩ cảnh ai cũng có gia đình, bỏ mẹ một hôm sớm dưới quê nên tôi đồng ý với chồng đưa mẹ lên sống chung cho vui cửa vui nhà, phần thì để mắt chăm cháu giúp vợ chồng tôi. Từ khi có mẹ sống chung, tôi càng bận rộn hơn. Theo quan niệm của mẹ, vợ là phải thức khuya dậy sớm, nấu cơm giặt áo cho chồng, phải làm hết việc nhà, còn chồng thì lúc nào cũng ngồi mâm cao cỗ đầy, đụng tay đụng chân vào chuyện bếp núc thì không phải là đấng nam nhi. Chồng tôi yêu tôi nên anh chẳng ngại chuyện phụ vợ một tay. Không ngờ mẹ tôi kêu tôi lên dạy cho tôi một bài học về chuyện “làm dâu”. Để cho yên ấm cửa nhà, chồng tôi động viên tôi nhường nhịn mẹ. Càng nhịn thì mẹ càng nói, rồi mâu thuẫn giữa tôi và mẹ chồng xảy ra, mẹ còn từ cả con dâu lẫn con trai, một mình xách giỏ về quê. Đến giờ, vợ chồng tôi cũng chưa biết cách nào làm lành với mẹ.
(Chi Mai – TP.HCM)
- Tôi có một người mẹ chồng tuyệt vời. Tôi vốn mồ côi mẹ từ nhỏ, ba thì thường xuyên đi làm xa nên không được ai dạy dỗ chu đáo. Mới tốt nghiệp phổ thông tôi lại khăn gói về nhà chồng. Vì còn trẻ người non dạ nên từ chuyện nấu ăn, quét nhà đến những chuyện nghi thức cúng kiến mẹ chồng đều dạy bảo tôi. Mỗi lần vợ chồng tôi cãi nhau, mẹ là người trọng tài phân minh nhất đứng ra giải quyết. Được cái chồng tôi biết nghe lời mẹ nên phần nào giữ được nếp nhà yên ấm. Tôi được hạnh phúc với chồng đến ngày nay là nhờ một tay mẹ chồng vun vén cho chúng tôi. Tôi đã may mắn có một người mẹ như thế.
(Hạ Tiên – Vĩnh Long)
Theo VNE
Xót lòng mẹ chết, cha vào tù, con tật nguyền bơ vơ
Trong một phút không làm chủ được bản thân, ông Bùi Văn Sòi ở Trà Vinh đã "giết vợ rồi uống thuốc trừ sâu tự tử" nhưng bất thành, cuối cùng phải ra đầu thú, bỏ lại đứa con gái 12 tuổi bị bệnh chậm phát triển phải sống bơ vơ.
Như Dân trí đã thông tin, khoảng 5h sáng ngày 22/2, ông Bùi Văn Sòi (ngụ xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè) đến nhà bên vợ là bà Nguyễn Thị Tám (SN 1961) và đã ra tay sát hại vợ mình.
Hiện trường căn nhà nơi ông Sòi ra tay giết vợ
Khi đến nhà, ông Sòi mang theo 4 chai xăng mỗi chai một lít để đốt cả nhà. Ông Sòi dùng lá dừa đổ xăng đốt ở cửa chính phía trước rồi vòng ra cửa phía sau đốt thêm một đống lửa rồi cầm dao ngồi đợi.
Khi đó đứa con riêng của bà Tám tên Nguyễn Văn Duẫn (SN 1981) chạy ra mở cửa trước để dập lửa còn bà Tám ra cửa sau. Vừa mở cửa thì bị ông Sòi dùng dao đâm một nhát ngay ngực nằm bất động rồi bỏ trốn. Người nhà vừa la làng để hàng xóm đến dập lửa, vừa kêu xe chở bà Tám đi cấp cứu nhưng xe chưa tới nơi bà Tám đã tử vong.
Sau khi gây án mạng ông Sòi chạy về nhà mẹ ruột ở xã Thạnh Phú uống thuốc trừ sâu tự tử nhưng không chết rồi được người nhà đưa đến công an huyện Cầu Kè đầu thú.
Trước đó, giữa 2 vợ chồng xảy ra mâu thuẫn và bà Tám đuổi ông Sòi ra khỏi nhà. Ông Trần Huy Hoàng, em rể ông Sòi cho biết: "Ông Sòi có đến 3 bà vợ, bà thứ 3 là bà Tám sống chung như vợ chồng được mười mấy năm mà không làm đám cưới. Từ đó tới nay ông Sòi về nhà bà Tám ở ấp Ninh Bình để buôn bán, sinh sống và sinh được 2 đứa con nhưng một đứa bị bệnh khù khờ, một đứa té kênh chết cách đây không lâu.
Người nhà bà Tám cho biết: cách đây khoảng 2 tháng, vợ chồng ông xảy ra mâu thuẫn nên bà Tám đuổi ông Sòi ra khỏi nhà. Có lẽ do uất ức bị tống ra khỏi nhà sau mười mấy năm làm lụng, sinh sống với bà Tám nên ông Sòi đâm ra có hành động nông nổi.
Bé Linh Đan đã 12 tuổi nhưng mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào người khác
Sau khi mẹ chết, cha đang tạm giam chờ xét xử thì đứa con gái tên Bùi Thị Linh Đan, 12 tuổi bị bệnh chậm phát triển lại bơ vơ không nơi nương tựa. Anh Nguyễn Văn Duẫn, anh cùng mẹ khác cha với bé Đan cho biết: "Trước đây 2 vợ chồng tôi lên TP HCM làm thuê còn mẹ và cha dượng ở nhà chăm sóc cho em Đan. Từ sau tết đến nay tôi ở nhà chưa kịp đi làm thì xảy ra sự việc nên phải ở nhà lo cho bé Đan".
Theo quan sát của phóng viên, đã 12 tuổi nhưng Đan không biết nói chỉ ú ớ một vài tiếng, ăn uống phải bắt đút, mọi sinh hoạt đều không thể từ làm. Ngay cả việc mẹ ruột mình mất bé Đan vẫn hồn nhiên như chẳng có chuyện gì xảy ra. Sau đám tang mẹ, nhiều người vẫn còn đến chia buồn bé Đan cứ riu ríu ôm hết người này đến người khác như đã thân quen từ lâu. Tuy nhiên, hỏi chuyện gì bé cũng không biết và chỉ cần ánh mắt nhìn dò xét hay nói lớn tiếng là bé bật khóc thành tiếng.
Chị Nguyễn Thị Yến, vợ anh Duẫn cho biết: "Từ nhỏ tới giờ mẹ tôi luôn thương yêu, chăm sóc bé Đan rất cẩn thận vì muốn bù đắp những mất mát do căn bệnh chậm phát triển của Bé. Giờ mẹ mất đi 2 vợ chồng tôi cũng cố gắng hết sức để lo cho đứa em tội nghiệp này dù hiện gia đình rất khó khăn". Nhiều người thân đến chia buồn cũng không khỏi xót xa vì hoàn cảnh của đứa bé mang bệnh chậm phát triển bẩm sinh giờ không không còn mẹ để nương tựa.
Ông Nguyễn Văn Rẫy, trưởng ấp Ninh Bình cho biết: "Ông Sòi và bà Tám chắp nối chung sống với nhau như vợ chồng được khoảng 15 năm. Ông Sòi quê gốc ở huyện Cầu Kè đến quê vợ chỉ ở tạm trú. Bình thường hai vợ chồng này thường xuyên cự cãi, đánh đâp nhau, chính quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức hòa giải, khuyên can nhằm hàn gắn hạnh phúc gia đình . Cách đây mấy tháng, hai vợ chồng tiếp tục mâu thuẫn và về bên quê sinh sống lâu lâu trở lại quê vợ. Lần gần nhất ông ta trở lại lúc sáng sớm thì xảy ra án mạng giết chết vợ".
Minh Giang
Theo Dantri
Đau khổ: mẹ ruột lại nhận tôi là con nuôi Tôi phát hiện mình không phải con nuôi mà là con ruột của mẹ năm tôi 12 tuổi. Lần đó cậu gọi điện thoại báo tin ngoại bệnh nhưng mẹ và cha dượng đi nghỉ mát ở nước ngoài, tôi quyết định thay mẹ về thăm ngoại. 12 tuổi, lần đầu đi xa một mình, tôi rất lo lắng. Tuy vậy, tôi tự...