Khổ như bị… táo bón
Tao bon không phai la bênh nguy hiêm dân đên tư vong nhưng lại anh hương rât lơn đên chât lương cuôc sông của bệnh nhân.
Ăn nhiều trái cây giúp ngừa bệnh táo bón – Ảnh: Shutterstock
Bác sĩ Dương Phước Hưng, Trưởng khoa Ngoại 1, Trưởng phân khoa Hậu môn – Trực tràng, Bệnh viện (BV) Đại học Y dược TP.HCM cho biết, táo bón cần được phát hiện kịp thời để không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các triệu chứng nhận biết người bị bệnh táo bón thường là rặn gắng sức khi đi cầu; phân cục, cứng; cảm giác đi cầu không hết phân; cảm giác phân bị kẹt lại ở hậu môn; phải dùng tay trợ giúp hay phải uống thuốc xổ hay thụt tháo; đi cầu ít hơn ba lần trong một tuần. Nếu có hai hay hơn hai triệu chứng trên và kéo dài thì nên đến BV khám.
Tại BV Đại học Y dược TP.HCM, bệnh nhân đến khám táo bón thường trong tình trạng không có cảm giác mắc cầu, số lần đi cầu ít hơn hai lần trong một tuần, đi cầu được mỗi ngày nhưng đi cầu rất khó khăn, cảm giác mắc cầu nhưng khi vào nhà cầu thì không đi được, thời gian ngồi trong cầu rất lâu, phải cần trợ giúp như ép bụng, banh rộng hậu môn, dùng tay móc phân, thụt tháo, uống thuốc xổ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng táo bón. Trong đó, nguyên nhân táo bón do chức năng chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
Đây là nguyên nhân do chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, thuốc uống và bệnh toàn thân. Việc ăn ít chất xơ, ăn ngọt nhiều, uống ít nước, thói quen đi cầu không đúng giờ, ít vận động thể dục sẽ dễ gây ra táo bón.
Bên cạnh đó, việc dùng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, chống co giật, thuốc điều trị Parkinson, trị cao huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc điều trị đau bao tử cũng có thể gây nên táo bón. “Ngoài ra, những bệnh như tiểu đường, chấn thương cột sống, tai biến mạch máu não, bệnh nhược giáp… cũng là nguyên nhân gây ra táo bón cho bệnh nhân”, bác sĩ Hưng cho biết.
Ngoài ra, táo bón cũng thường xảy ra khi tổn thương thực thể ở đại tràng làm đại tràng không hoạt động co bóp hay giảm co bóp để đưa phân xuống trực tràng hậu môn. Tổn thương vùng ống hậu môn và các cơ vùng sàn chậu làm phân ứ đọng ở bóng trực tràng cũng dễ dẫn đến táo bón.
Video đang HOT
Bác sĩ Hưng lưu ý, người già là đối tượng dễ bị táo bón nhất vì họ ăn ít cơm nên việc tạo phân rất khó và có khi cả tuần mới đi cầu một lần. Bệnh nhân bị táo bón cần được nội soi để loại trừ nguyên nhân đi cầu ra máu do ung thư trực tràng. Khi đã loại trừ nguyên nhân này thì việc điều trị táo bón do chức năng sẽ đơn giản hơn.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Cần hiểu đúng về chế độ ăn cho người bị táo bón. Nhiều người quan niệm ăn nhiều rau dễ đi cầu nhưng không đúng. “Vấn đề ở đây là ăn đẩy đủ chất xơ (khoảng 30 gram mỗi ngày) có trong rau củ quả. Thực phẩm có nhiều chất xơ như đậu bắp, đậu rồng, khổ qua, khoai lang, hay như gạo còn chất cám. Nên hạn chế ớt, cà phê, rượu, trà và các chất ngọt như sô cô la, mứt… làm dễ bị táo bón”, bác sĩ Hưng lưu ý.
Bên cạnh đó, cần tránh thức quá khuya dậy quá trễ, những người này thường bỏ qua sinh hoạt đi cầu buổi sáng. Nếu để 2, 3 ngày mới đi cầu một lần sẽ làm phân cứng lại khó đi cầu và dễ gây ra táo bón. Ngoài ra, cần thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao nhẹ nhàng như đi bộ không nên quá gắng sức. Không nên ngồi lâu, cứ 1 tiếng đồng hồ ngồi thì phải đứng dậy đi lại.
“Đặc biệt cần tạo cuộc sống lạc quan vì căng thẳng khi gặp chuyện buồn cũng là nguyên nhân gây ra táo bón, tiêu chảy”.
Bác sĩ Hưng cũng lưu ý, bệnh nhân không nên tự thụt tháo, uống các loại thuốc chữa táo bón tại nhà vì dễ gây ra các biến chứng. Nên cách tốt nhất là theo dõi triệu chứng và đến bệnh viện khám để có hướng điều trị tốt.
Theo TNO
"Nhận diện" bệnh trĩ
Bệnh trĩ hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị. Bạn cần "lận lưng" vài thông tin để nhận biết và đối phó với căn bệnh phổ biến này.
Bệnh trĩ gây nên bởi tình trạng các tĩnh mạch ở trực tràng hoặc xung quanh hậu môn bị phình to lên.
Có hai thể bệnh trĩ: bệnh trĩ ngoại thường gây ra triệu chứng đau khi hậu môn bị kích thích; bệnh trĩ nội thường không đau nhưng có thể gây chảy máu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đôi khi triệu chứng chảy máu lại không liên quan đến bệnh trĩ mà có thể là do bị ung thư. Vì vậy, muốn biết chính xác bệnh trạng, bạn cần phải đến bệnh viện kiểm tra nhằm xác định cụ thể nguyên nhân gây ra hiện tượng trên.
Khi nào trĩ "gõ cửa"?
Khi có nhiều áp lực tác động lên các tĩnh mạch trong khu vực xương chậu hoặc trực tràng, có thể dẫn tới bệnh trĩ. Thông thường, những mô bên trong hậu môn chứa đầy máu để giúp kiểm soát quá trình vận động của đường ruột. Khi bạn "rặn" trong lúc đi cầu sẽ làm gia tăng áp lực nên có thể gây ra tình trạng các tĩnh mạch trong các mô này phình ra và bị rách, gây nên bệnh trĩ.
Trong trường hợp bạn bị bệnh tiêu chảy hoặc táo bón lâu ngày cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ, do tình trạng căng thẳng và gia tăng áp lực trên các tĩnh mạch trong đường hậu môn.
Các thai phụ cũng có thể bị bệnh trĩ trong khoảng thời gian sáu tháng đầu của thai kỳ vì sự gia tăng áp lực trên các mạch máu trong khu vực xương chậu. Tình trạng gắng sức để đẩy bào thai ra ngoài trong khi trở dạ có thể khiến bệnh trĩ ở sản phụ thêm nghiêm trọng.
Ngoài ra, khi bạn bị tăng cân nhiều hoặc béo phì cũng có thể gây nên bệnh trĩ.
Có hai loại bệnh trĩ, trĩ nội và trĩ ngoại. Cách nhận biết như sau:
Bệnh trĩ nội
Khi bị bệnh trĩ nội, bạn có thể thấy những vệt máu đỏ trên giấy vệ sinh, những đốm máu đỏ tươi trong bồn cầu hoặc những đốm máu trên bề mặt của phân sau khi đi cầu bình thường.
Bệnh trĩ nội thường gây nên do những tĩnh mạch nhỏ trên thành của đường hậu môn bị phình ra. Những tĩnh mạch này có thể bị lớn dần lên và võng xuống. Tình trạng này khiến hậu môn bị phình ra mọi lúc và có thể gây ra triệu chứng đau khi những cơ ở hậu môn co bóp mạnh. Đôi khi bạn có cảm giác rất đau do quá trình cung cấp máu tới hậu môn bị ngừng hẳn khi những tĩnh mạch bị phình ra. Và bạn có thể thấy chất nhầy trên giấy vệ sinh hoặc trên phân sau khi đi cầu.
Bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại có thể gây chảy máu khi máu bị dồn xuống tĩnh mạch, tạo thành một cái búi bên ngoài hậu môn và rất đau, y học gọi là trĩ ngoại huyết khối hoặc trĩ.
Chẩn đoán bệnh
Các bác sĩ có thể phát hiện bạn bị bệnh trĩ hay không bằng cách hỏi thăm về tình trạng sức khỏe của bạn trong thời gian qua đồng thời tiến hành các kiểm tra về thể chất.
Bạn có thể không cần xét nghiệm lúc đầu, đặc biệt nếu bạn dưới 50 tuổi và bác sĩ cho rằng bạn bị chảy máu trực tràng là do bệnh trĩ. Các bác sĩ có thể chỉ kiểm tra bằng ngón tay, hoặc sử dụng ống đèn chiếu để kiểm tra bên trong trực tràng.
Tuy nhiên, tình trạng chảy máu trực tràng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nào đó đối với sức khỏe như ung thư kết tràng, ung thư trực tràng hoặc ung thư hậu môn. Vì thế, trong trường hợp khi kiểm tra lần đầu không phát hiện chính xác nguyên nhân, bác sĩ có thể sử dụng ống đèn soi đại tràng sigma để soi sâu vào trong kết tràng. Hoặc bác sĩ có thể sử dụng một loại ống đèn chiếu khác soi toàn bộ kết tràng, để tìm chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu.
"Xử lý" trĩ
Đối với hầu hết các thể bệnh trĩ, việc điều trị tại nhà là hết sức cần thiết. Việc điều trị này bao gồm cung cấp thêm chất xơ trong các bữa ăn, uống nhiều nước và sử dụng các loại thuốc mỡ bôi ngoài để ngăn chặn triệu chứng ngứa. Bạn cũng có thể sử dụng những loại thuốc bơm để làm mềm phân trong lúc đi cầu, nhằm giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch.
Việc phẫu thuật cắt bỏ trĩ chỉ được tiến hành trong trường hợp các phương pháp điều trị khác không đạt kết quả.
Thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa bệnh trĩ hoặc ngăn chặn sự tiến triển bệnh theo chiều hướng xấu. Bạn nên thường xuyên ăn những loại thực phẩm nhiều chất xơ như các loại trái cây, các loại rau xanh và ngũ cốc. Ngoài ra, bạn cần phải uống nhiều nước cũng như rèn luyện thể chất đều đặn.
Theo PNO
Táo bón gây lòi ruột, thần kinh và tử vong Táo bón không chỉ gặp nhiều ở người già, trẻ nhỏ mà đang gia tăng nhanh chóng trong giới thanh niên, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. Bệnh không gây chết người cấp tính nên nhiều người chủ quan dẫn tới các tai biến lòi ruột, thần kinh, trĩ, thậm chí viêm phúc mạc, tử vong... Nội soi xác...