Khổ một đời khi lấy phải chồng nhu nhược
Chuyện công việc của anh thì thôi, dẫu sao thì cũng là ngoài xã hội,có thể anh không muốn “ bon chen”, cô bảo cũng không để tâm nhiều đến. Nhưng về nhà, anh cũng không khá hơn chút nào.
Lúc mới yêu, Quyên đua Hải về nhà chơi, bố mẹ cô thích anh lắm, vì thấy bản tính anh hiền lành. Bậc làm cha mẹ, ai chẳng muốn con mình lấy được người hiền lành tử tế. Vậy là bố mẹ cô vun vào cho hai đứa ngay. Bản thân cô cũng vì thấy Hải hiền lành, yêu cô thật lòng nên cô mới đồng ý nhận lời yêu anh.
Nhưng đến khi về chung một mái nhà với Hải, cô mới nhận ra được, Hải quá hiền, hiền đến nhu nhược và không có chút lập trường nào.
Hải tốt nghiệp bằng giỏi của một trường đại học có tiếng, ra trường rất nhiều nơi mời anh đến làm với mức lương đề nghi rất khá. Nhưng anh đều từ chối với lý do “anh muốn làm nhà nước cho lành”. Thôi cô cũng chấp nhận lý do của anh, nhưng đến khi vào nhà nước làm anh cũng không có trí tiến thủ, những người làm cùng phòng anh nhận xét, chuyên môn của anh rất cao, nhưng họ không thể bầu anh làm trưởng được, vì anh hiền quá, không biết đòi hỏi quyền lợi cho anh em. Quyên thất vọng, xác định cả đời này sẽ mãi làm vợ của anh nhân viên.
Chuyện công việc của anh thì thôi, dẫu sao thì cũng là ngoài xã hội,có thể anh không muốn “bon chen”, cô bảo cũng không để tâm nhiều đến. Nhưng về nhà, anh cũng không khá hơn chút nào.
Ảnh minh họa
Công việc trong nhà một mình cô lo hết, đối nội đối ngoại, anh không quan tâm. Nếu chỉ có hai vợ chồng thì thôi thế nào cũng được, anh không lo thì cô lo. Nhưng mỗi lần có bố mẹ chồng cô lên chơi là y như rằng, sự nhu nhược của anh lại bộc lộ hết cỡ làm cô thực sự nản vô cùng.
Video đang HOT
Lấy anh được gần chục năm nay, hai vợ chồng chỉ có bàn tay trắng, nhà đi thuê, bố mẹ cô thương nên mua cho cô một căn hộ nhỏ ở cho đỡ tiền thuê nhà. Trong khi bố mẹ anh không bao giờ để ý xem vợ chồng cô ăn ở như thế nào. Khi mua nhà xong, bố mẹ anh lên chơi, lại chê nhà của cô nhỏ quá, bán đi về quê xây nhà 5 tầng ở cho thích. Cùng với đó là thái độ làm chủ ngôi nhà còn vợ chồng cô chỉ là ở nhờ nhà của ông bà thôi. Trong khi đó, lúc bên nhà Quyên mua căn hộ này, thiếu một ít tiền, vợ chồng Quyên gọi vay thì bố mẹ anh bảo: “chúng mày tự lo, tiền của chúng tao còn để phòng thân” Câu nói này của bố mẹ Hải làm Quyên nhớ mãi. Giờ lại cứ lên giục Hải bán nhà về quê ở, chứ trên này nhìn nhà nhỏ thấy xấu hổ với bạn bè lắm. Nghe bố mẹ Hải nói, Quyên tức lắm, nhưng cô còn tức Hải hơn vì Hải chỉ biết ngồi vâng dạ, mà không nói được nửa lời. Hải biết, để mua được nhà này cho hai vợ chồng ở, bố mẹ Quyên phải xoay sở vất vả thế nào rồi vậy mà bây giờ, bố mẹ anh chê bé, đòi bán về quê xây cho “nở mày, nở mặt” với những người ở quê mà anh lại không biết nói lăng gì.
Không chỉ có vậy, bố mẹ Hải lúc nào cũng chỉ hám tiền, thích khoe con giàu, nhưng lại ấu trĩ ở chỗ là muốn con trai lấy được con gái nhà giầu để nhờ. Vậy nên, đến giờ này, bố mẹ anh vẫn nói với bố mẹ Quyên là “ân hận vì cho lấy Quyên “, “ân hận vì cho ở trên thành phố”. Bố mẹ Quyên nghe cũng suy nghĩ nhiều, nhưng vì con gái nên nhịn. Quyên tức tối, nói lại với chồng rất nhiều lần về chuyện này, nhưng Hải cũng chỉ im lặng. Còn không thì nói “kệ ông bà, ông bà không có ý gì. Mình nói ông bà lại suy nghĩ”. Vậy thì bố mẹ Quyên không suy nghĩ sao? Vợ chồng cô nghèo vì đâu? Chẳng phải vì anh thích “lành, thích không bon chen sao”, vậy sao cứ đổ tại lấy cô nghèo? Sao anh không lên tiếng? Quyên thấy nản vì sự nhu nhược và ích kỉ của Hải.
Chuyện con cái cũng thế, đang yên đang lành bố mẹ Hải lại lên đòi bế cháu về quê nuôi theo ý mình. Hải cũng đồng ý cho ông bà mang cháu về, Quyên không ý giữ con lại, vậy là hai vợ chồng cãi nhau. Hải bảo Quyên láo.
Con ốm đi tướt ngày chục lần, Quyên đòi cho con đi viện, nhưng mẹ Hải bảo không sao, trẻ con đi tướt là bình thường, cư hơi tí lại vào viện lấy đau ra tiền. Trong khi thằng bé đi ngoài nhiều mắt lờ cả ra. Vậy là Hải cũng không cho con đi viện nữa vì sợ mẹ giận.
Nhiều lúc Quyên chỉ mong Hải biết đứng ở giữa, nghe bằng hai tai, nói ra điều đúng điều sai cho bố mẹ anh biết. Cô không yêu cầu Hải phải bênh cô, nhưng cũng đừng im lặng để cô phải chịu nhiều uất ức thế, và cũng là để bố mẹ anh biết phân biệt phải trái. Nhưng nếu làm được thế thì đâu còn là chồng cô nữa. Quyên tâm sự trong ngao ngán!
Linh Anh
Giỏ quà Tết 'bên trọng bên khinh' và lý do của chồng khiến tôi ngã ngửa
Sau bữa cơm, tôi mới chột dạ khi nhìn thấy hai giỏ quà khác nhau một trời một vực. Một bên đầy ắp những bánh kẹo, rượu ngoại... một bên chỉ có vài gói kẹo, mứt...
Vợ chồng tôi đều là dân tỉnh lẻ, học xong và cố gắng bám trụ lại Hà Nội bằng sự cố gắng trong công việc, tiết kiệm chi tiêu. Cưới nhau xong, chúng tôi kế hoạch chưa sinh con để còn ổn định về kinh tế.
Năm nay, được nghỉ tết dài nên vợ chồng tôi định về quê ngoại ăn tết bởi trong nhà tôi có lễ mừng thọ và có chú dì ở miền Nam ra ăn tết cùng. Hai vợ chồng dự định về nhà nội trước tết rồi ngày 30 về nhà ngoại để còn kịp đón Giao thừa.
Hai năm chưa về nhà ăn tết nên tôi cũng trông ngóng và mừng lắm. Do tôi làm bên mảng dịch vụ khách hàng nên những ngày cuối năm lại càng nhiều khách vào ra văn phòng. Mãi vẫn chưa sắp xếp được một buổi đi sắm đồ tết để chuẩn bị về quê.
Buổi chiều nọ được về sớm, định tranh thủ nấu ăn rồi rủ chồng vào siêu thị thì về nhà đã thấy ông xã đang mặc tạp giề nấu nướng. Trên bàn đã bày sẵn lỉnh kỉnh bánh kẹo và những giỏ quà tết. Tôi hỏi thì anh cười anh tranh thủ mua luôn đồ tết cho hai bên nội ngoại rồi. vợ chồng tôi lát nữa chỉ đi chơi và ngắm hoa thôi, khỏi lo mua sắm bon chen, rồi chờ thanh toán lâu la.
Tôi thấy vậy cảm động lắm. Sau bữa cơm, tôi mới chột dạ khi nhìn thấy hai giỏ quà nội - ngoại khác nhau một trời một vực. Một bên đầy ắp những bánh kẹo nhập khẩu, rượu ngoại... còn một bên chỉ có sơ sài vài gói kẹo, mứt...
Tôi bất ngờ khi nhìn thấy sự khác biệt giữa hai giỏ quà Tết cho bên nội - bên ngoại (Ảnh minh họa)
Trông thấy tôi đứng ngẩn ra trước hai giỏ quà, chồng tiến đến cười rồi nói:
- Đây, em xem đi. Giỏ quà nhà ngoại này, anh đã chọn rất kĩ và đầu tư hẳn hàng xịn gần đắt nhất siêu thị đó. Còn cái này là của nhà nội.
- Dạ, nhưng sao lại khác nhau thế này ạ? Hay bị gói nhầm anh?
- Không, không phải nhầm đâu. Năm nay mình ăn tết nhà ngoại, lại có chú dì ở miền Nam ra nữa nên mình phải đầu tư hoành tráng chứ. Kể cả tiền lì xì cho bọn trẻ con cũng thế, năm nay phải khác em ạ...
Nói rồi, anh tuôn một tràng để mặc tôi đứng ngẩn ra đó và chẳng động tĩnh gì.
Chờ anh nói xong, tôi mới mỉm cười đáp khẽ: "Ôi chồng em ơi. Em không nghĩ là anh lại giữ suy nghĩ như vậy. Bố mẹ và gia đình em chỉ mong chúng mình sống vui vẻ, hạnh phúc. Năm nay về ăn sum họp ăn Tết với cả nhà là mọi người vui lắm rồi. Ngày Tết là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần, đoàn tụ, tình cảm là chính chứ có phải là dịp để trưng diện giàu - nghèo đâu anh. Cứ bình thường như mọi khi là được, không phải cầu kì làm gì cả".
(Ảnh minh họa)
Nói rồi, vợ chồng tôi vui vẻ chia hai giỏ quà lại cho vẹn tròn nội - ngoại, chẳng phân biệt bên nào nhiều - ít, sang - không sang nữa.
Thiết nghĩ mọi người cũng hãy suy nghĩ đơn giản về cái Tết truyền thống. Đừng quá đặt nặng vấn đề quà tặng vật chất này nọ làm mất đi ý nghĩa và giá trị của cái Tết trong năm.
Theo Tintuc
Mới đi làm đã bị sếp lớn đưa vào nhà nghỉ Dù em đã xin nghỉ việc từ tuần trước và cũng dự định đi làm ở một công ty mới, nhưng mỗi lần nghĩ đến chuyện bị sếp cũ gạ tình, em lại thấy xấu hổ, dằn vặt. Nói đến chuyện cơ quan, chắc các bạn sẽ thở dài, ôi ở đâu chả có những chuyện bon chen, đố kị, ở đâu chẳng...