Khó loại bỏ xe hết niên hạn sử dụng
Số lượng xe cơ giới đường bộ hết niên hạn sử dụng hiện nay trong cả nước lớn, nhưng chủ xe nộp lại đăng ký và biển số thấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, vì chưa có chế tài xử phạt.
Cần sự hỗ trợ từ nguồn lực xã hội
Theo Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Chính phủ phê duyệt, một trong những mục tiêu trọng tâm là phải ngăn chặn, loại bỏ hoàn toàn xe cơ giới hết niên hạn sử dụng tham gia giao thông.
Mặc dù hành lang pháp lý cho việc quản lý, loại bỏ xe hết niên hạn sử dụng đã khá rõ ràng, song loại xe này vẫn ngang nhiên hoạt động vận chuyển hàng hóa, hành khách, gây mất an toàn giao thông, tai nạn giao thông.
Các trung tâm đăng kiểm không để lọt kiểm định xe hết niên hạn sử dụng.
Video đang HOT
Cục Đăng kiểm Việt Nam thống kê, cả nước hiện có gần 223.000 xe hết niên hạn sử dụng, gồm hơn 170.000 xe tải và gần 53.000 xe chở khách. Trong năm 2020, toàn quốc có gần 16.500 xe ô tô hết niên hạn sử dụng. Tất cả các trường hợp xe hết niên hạn đều được đăng tải công khai (biển số, địa chỉ chủ xe) trên trang điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam để phục vụ lực lượng chức năng, người dân tra cứu. Chương trình phần mềm quản lý kiểm định của các trung tâm đăng kiểm cũng tự động chặn kiểm định đối với xe hết niên hạn. Do đó, chưa xảy ra trường hợp nào xe ô tô hết niên hạn “lọt” đăng kiểm.
Theo ông Trần Anh Quân, quyền Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam), tại mỗi địa phương, các trung tâm đăng kiểm được giao nhiệm vụ cập nhật và thông báo danh sách xe hết niên hạn cho Phòng Cảnh sát giao thông, Thanh tra Sở GTVT để phục vụ kiểm tra, xử lý vi phạm. Vì theo quy định, xe cơ giới không được phép lưu thông trên đường khi đã hết niên hạn sử dụng, chủ phương tiện phải nộp lại giấy chứng nhận đăng ký, biển số và kiểm định cho cơ quan chức năng. Tuy nhiên, chỉ có chưa đầy 10% phương tiện hết niên hạn chấp hành quy định.
Các chuyên gia giao thông, nguyên nhân dẫn tới thực tế trên là do chưa có chế tài xử phạt chủ phương tiện không nộp lại đăng ký, biển số, khiến nhiều chủ xe chưa chấp hành. Bên cạnh đó, chiếc xe là tài sản, nên nhiều chủ xe cố tình giữ lại, lén lút sử dụng.
Còn Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, ông Nguyễn Văn Quyền cho rằng, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện chấp hành, thay mới phương tiện, nên giữ lại để mưu sinh. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ từ ngân sách, nguồn lực xã hội và cách xử lý linh hoạt, tạo điều kiện cho chủ xe nhận thấy việc tiêu hủy phương tiện hết niên hạn có lợi ích.
Ngoài ra, để việc quản lý hiệu quả hơn, chính quyền các địa phương cần thường xuyên chỉ đạo lực lượng chức năng, nhất là ở địa bàn huyện, xã rà soát, thu hồi biển số xe và lập danh sách xe hết niên hạn để quản lý, xử lý khi tham gia giao thông…
Hơn 20.000 xe ô tô sắp hết niên hạn
Cục Đăng kiểm Việt Nam rà soát, đến cuối năm 2021, có 20.680 ô tô chở khách, xe tải sắp phải ngừng tham gia giao thông, nộp lại biển số, đăng ký do hết niên hạn sử dụng. Cục đã có văn bản thông báo, cung cấp đến Sở GTVT các địa phương danh sách số xe hết niên hạn sử dụng từ 1/1/2022; đồng thời, đề nghị Sở GTVT các địa phương chỉ đạo lực lượng Thanh tra và báo cáo UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo lực lượng tuần tra, kiểm soát giao thông tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp xe hết niên hạn tham gia giao thông.
Theo Thông tư số 58/2020/BCA của Bộ Công an (quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ), cơ quan quản lý đăng ký xe có trách nhiệm thông báo cho chủ xe đã hết niên hạn về việc thu hồi đăng ký, biển số xe. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu chủ xe không tự giác nộp lại, cơ quan đăng ký thu hồi trên hệ thống đăng ký xe và thông báo cho công an các đơn vị, địa phương.
Căn cứ danh sách xe ô tô hết niên hạn sử dụng do cơ quan đăng ký xe cung cấp, công an cấp xã nơi chủ xe cư trú thông báo, tiến hành thu hồi đăng ký, biển số xe và gửi cho cơ quan quản lý đăng ký xe. Theo quy định tại Nghị định 100/2019 của Chính phủ, trường hợp chủ phương tiện không chấp hành việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số bị phạt 2-4 triệu đồng (chủ xe cá nhân) và 4-8 triệu đồng (chủ xe là tổ chức). Trường hợp xe đã hết niên hạn tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện bị phạt 4-6 triệu đồng, tước GPLX 1-3 tháng và tịch thu phương tiện.
TP Hồ Chí Minh: Bắt giữ nhiều tội phạm sau khi nới lỏng giãn cách xã hội
Chiều 11/10, đại diện Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, trong những ngày đầu ra quân sau khi TP Hồ Chí Minh nới lỏng giãn cách xã hội, đơn vị đã khám phá nhiều vụ án và bắt giữ nhiều tội phạm xã hội.
Ngành công an sẽ tăng cường công tác kiểm tra an ninh trật tự và công tác đảm bảo quy định phòng dịch trong thời gian sau giãn cách. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Theo đó, từ ngày 1 - 10/10, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh xảy ra 70 vụ phạm pháp hình sự, Công an TP Hồ Chí Minh đã khám phá 48 vụ và bắt giữ 54 đối tượng tàng trữ, vận chuyển, mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; phát hiện và xử lý 2 vụ, bắt 2 đối tượng vi phạm trật tự quản lý kinh tế và buôn lậu, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 160 triệu đồng.
Toàn TP Hồ Chí Minh cũng xảy ra 7 vụ cháy làm chết 1 người, bị thương 4 người; tổ chức cứu nạn 1 người và tìm được 2 thi thể nạn nhân.
Tình hình trật tự giao thông trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cơ bản ổn định, tuy nhiên sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, trên địa bàn cũng xảy ra 46 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông, làm chết 17 người, bị thương 20 người (nguyên nhân chạy không đúng tốc độ quy định); đã lập biên bản xử lý 3.796 trường hợp vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa với tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước hơn 8,1 tỷ đồng.
Đối với công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Công an TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với các ngành chức năng duy trì các chốt, trạm kiểm soát phòng, chống dịch ở các cửa ngõ thành phố. Tính đến ngày 6/10, các chốt, trạm kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 cấp TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện, thành phố Thủ Đức đã tổng kiểm soát gần 15.911.297 lượt phương tiện các loại; kiểm tra 10.047.673 lượt người, lập 66.351 biên bản xử phạt vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh với tổng số tiền hơn 119 tỷ đồng.
Ông Lê Mạnh Hà, Phó phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, để đảm bảo công tác an ninh trật tự xã hội, ngành công an sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh; phân luồng, thông tuyến, tạo điều kiện cho người dân, người lao động đang ở tại TP Hồ Chí Minh trở về các địa phương và ngược lại, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông; tiếp tục kéo giảm tình hình mất an ninh trật tự sau thời gian giãn cách xã hội...
CSGT TP.HCM nhận đăng ký xe cả thứ bảy và chủ nhật trong tháng 10 Phòng PC08 Công an TP.HCM cho biết sau thời gian giãn cách dài, dự kiến người dân đi làm thủ tục đăng ký xe tăng cao, phòng sẽ tăng cường làm thêm chiều thứ bảy và cả ngày chủ nhật trong tháng 10-2021 để đáp ứng nhu cầu của người dân. Người dân đi đăng ký xe - Ảnh: PC08 Ngày 8-10, thông...