Khó kiềm chế giá thực phẩm, rau sạch
Mặc dù cơ quan chức năng khẳng định sẽ đảm bảo cung cầu hàng hóa dịp Tết Nguyên đán, đồng thời kiềm chế giá cả nhưng những diễn biến trên thị trường dường như đang ngược lại mong muốn này. Thực phẩm, rau xanh đang tăng giá từng ngày và khó tránh khỏi tăng giá đột biến khi cận Tết.
Thực phẩm tăng giá cũng là nguyên nhân làm giảm sức mua. Ảnh: PHÚ KHÁNH
“Giá tăng kinh khủng”
Đó là nhận xét của bà Nguyễn Thị Hiền – Phó Giám đốc Công ty TNHH Minh Hiền. Bà Hiền cho biết, những ngày gần đây, thực phẩm tại thị trường Hà Nội tăng giá rất mạnh và xu hướng này vẫn chưa dừng lại. Cứ cách ngày, giá thịt lợn lại tăng thêm 1.000 đồng/kg. “Chỉ trong thời gian ngắn, giá gà đã tăng tới 22.000 đồng/kg, thịt lợn tăng 14.000 đồng/kg… Trong khi đó, cùng kỳ năm 2011, thị trường lại khá ổn định. So với năm 2010 – năm biến động giá khá lớn, thì thị trường năm nay bất thường hơn” – bà Hiền lo lắng. Trong khi đó, sức mua trên thị trường lại chuyển biến rất chậm.
Video đang HOT
Cùng chung nỗi lo này, anh Tiến – đầu mối buôn bán gà ta Yên Thế (Bắc Giang) cung cấp cho thị trường Hà Nội than thở, sắp Tết rồi mà đầu buôn lớn như anh lại rất rảnh rỗi. “Giá gà ta Yên Thế lên quá cao, từ hơn 40.000 đồng/kg gà lông từ cách đây hơn 2 tháng lên hơn 80.000 đồng/kg thời điểm hiện tại. Gà đắt quá nên bán rất chậm. Chỉ có gà to để phục vụ các đám cưới, đám hỏi mới bán được, gà nhỏ ế ẩm nên chúng tôi khó buôn bán” – anh Tiến nói.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, giá thực phẩm, rau xanh trên địa bàn thành phố có biến động trong những ngày gần đây. Cụ thể, tại các chợ đầu mối như: chợ Phùng Khoang, Ngã Tư Sở, Long Biên… giá thịt lợn, thịt bò tăng nhẹ so với cuối tháng 11. Thịt lợn mông khoảng 90.000-100.000 đồng/kg, thịt ba chỉ 85.000 đồng/kg, thịt chân giò 100.000 đồng/kg, sườn thăn lên tới 120.000 đồng/kg. Thịt bò tăng thêm 10.000-20.000 đồng/kg và hiện bán với giá 200.000-250.000 đồng/kg. Trứng gà ta 3.300 – 3.500 đồng/quả (tăng 300 đồng/quả); trứng vịt 3.000 đồng/quả (tăng 200 đồng/quả). Thịt gà công nghiệp tăng từ 70.000 đồng/kg lên 80.000 đồng/kg; thịt gà ta tăng từ 110.000 đồng/kg lên 130.000 đồng/kg.
Giá các loại thủy, hải sản tăng nhẹ so với tháng 11. Tôm tăng từ 5.000-10.000 đồng/kg; ghẹ được bán với giá từ 200.000-250.000 đồng/kg tăng từ 10.000-15.000 đồng/kg; mực tươi 200.000 đồng/kg tăng 5.000 đồng/kg. Các loại cá cũng tăng giá, mức tăng từ 5.000 – 10.000 đồng/kg, tôm càng 150.000 – 170.000 đồng/kg.
Giá rau xanh tăng nhẹ do vừa qua đợt thu hoạch rau chính vụ và thời tiết rét khiến sản lượng rau kém đi, nhiều loại rau chưa kịp tái sản xuất. Rau cải tăng từ 2.000 – 4.000 đồng lên 6.000 – 8.000 đồng/mớ, củ cải tăng từ 9.000 đồng/kg lên 11.000 – 13.000 đồng/kg, súp lơ xanh tăng từ 5.000 – 7.000 đồng/cây lên 11.000 – 13.000 đồng/cây, cải xoong tăng từ 4.000 đồng lên 5.000 – 6.000 đồng/mớ, xà lách lên 3.000 – 4.000 đồng/lạng, dưa chuột tăng 2.000 đồng lên 10.000 – 11.000 đồng/kg, rau muống 11.000 đồng/kg. Tại các chợ, mặc dù giá rau xanh tăng nhưng sức mua không tăng. Sở Công Thương Hà Nội dự báo, giá cả thực phẩm rau xanh sẽ còn tăng khi Tết đến gần.
Khó bình ổn
Theo bà Hiền, thịt gia súc, gia cầm, đặc biệt là thịt lợn tăng giá chóng mặt do thời gian qua, một lượng lớn thịt lợn trong nước đã được xuất sang Trung Quốc: “Mỗi ngày nhiều khu vực biên giới có hàng trăm chuyến xe tải chở lợn sang Trung Quốc, chủ yếu là lợn ngon. Giá bán của họ đang cao hơn giá thịt lợn tại Việt Nam 18.000 đồng/kg”. Với mặt hàng thịt gia cầm, do hồi tháng 7, tháng 8-2012, lượng gà thải loại nhập từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam rất nhiều, giá rẻ khiến giá gà trong nước giảm thê thảm. Người chăn nuôi bỏ chuồng, nên hiện tại, khi nguồn gà nhập khẩu bị siết lại, nguồn cung trong nước không còn dồi dào, giá gà tăng cao. Ngoài ra, giá cả tăng cũng có nguyên nhân từ tính thời vụ cũng như tác động của thời tiết, tâm lý tiêu dùng… Theo đánh giá của những người chăn nuôi và buôn bán, năm nay thời tiết hoàn toàn thuận lợi cho việc chăn nuôi. So với những năm trước, dịch bệnh xảy ra ít và trên phạm vi hẹp, ít tác động đến nguồn cung thực phẩm, khác với nhận định của Bộ Công Thương thực phẩm có thể khan hiếm do dịch bệnh.
Cùng chung nhận định này, anh Tiến cho hay, rất có thể thời điểm Tết, giá gà ta Yên Thế sẽ ổn định như hiện tại, hoặc giảm xuống do đợt gà mới được xuất trúng thời điểm này. Về nguồn cung rau xanh, ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ nhiệm hợp tác xã dịch vụ Đông Cao – Tráng Việt ( Mê Linh) cho biết, hợp tác xã đã dự tính trồng 100ha rau xanh phục vụ dịp Tết, tăng khoảng 25% về sản lượng so với hiện tại. Tuy nhiên, giá cả các loại rau phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nếu nắng ấm, sản lượng rau lớn thì giá ổn định. Ngược lại, nếu rét đậm thì giá rau sẽ tăng cao.
Theo ANTD
Thực phẩm an toàn: Hiếm và đắt
Ngày 20-12, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội thảo "Vệ sinh an toàn thực phẩm từ sản xuất tới tiêu dùng". Tết càng đến gần, nhu cầu thực phẩm nói chung và thực phẩm an toàn nói riêng càng cao. Tuy nhiên, thị trường thực phẩm vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
Cần mở rộng mạng lưới phân phối thực phẩm an toàn
Khó từ bỏ chợ truyền thống
Ông Hồ Quốc Khánh- Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, tại Hà Nội, lượng hàng lưu thông qua các kênh phân phối hiện đại mới chỉ chiếm khoảng 20% 80% còn lại lưu thông qua các chợ truyền thống, chợ cóc, hàng rong... Mặt khác, "chợ truyền thống giữ thế mạnh trong kinh doanh thực phẩm, nhất là thực phẩm tươi sống do thói quen tiêu dùng, sự tiện lợi, người mua có nhiều lựa chọn phù hợp với mức thu nhập, được mặc cả. Tuy nhiên, hàng hóa phân phối tại chợ khó kiểm soát về nguồn gốc, chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều mặt hàng tươi sống không bao bì, tem nhãn"- ông Khánh nói. Trong khi đó, thực phẩm như rau quả tươi, thủy hải sản... bán trong các siêu thị, trung tâm thương mại lớn được kiểm định nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lại chiếm tỷ lệ thấp, hàng hóa đơn điệu. Thực tế này chứng minh người tiêu dùng không có nhiều lựa chọn khi mua thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh. Bên cạnh đó, do được nuôi trồng với tiêu chuẩn nhất định, phân phối trong siêu thị nên giá cả các mặt hàng này thường cao hơn hàng hóa bán trong chợ truyền thống, chợ tạm, chợ cóc.
Trong năm 2012, Sở NN&PTNT Hà Nội đã kiểm nghiệm 19.354 mẫu thực phẩm với các loại thực phẩm khác nhau tại 29 quận, huyện. Kết quả thu được là hầu hết các mẫu đều có sản phẩm không đạt tiêu chuẩn an toàn. Cụ thể, về thịt gia súc, gia cầm, có 53,4% mẫu vượt mức giới hạn tối đa cho phép (viết tắt là vượt mức- PV) tổng vi khuẩn hiếu khí 13,5% mẫu vượt mức vi khuẩn E.coli 7,4% mẫu thịt vượt mức vi khuẩn Salmonella 4,1% mẫu thịt dương tính với Clebuterol 9,5% mẫu thịt dương tính với Salbutamol có 3,28% mẫu thịt không đạt yêu cầu chỉ tiêu vệ sinh thú y. Ở các mẫu rau, có 3,3% vượt mức vi khuẩn E.coli 3,3% mẫu vượt mức kim loại nặng 10,8% mẫu vượt về hàm lượng nitrat 9,2% mẫu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Về mẫu quả, có 15,9% mẫu vượt mức vi khuẩn E.coli 2,3% mẫu vượt mức kim loại nặng. Về mẫu thủy sản, có 16% mẫu vượt mức tổng vi khuẩn hiếu khí 2,1% mẫu thủy sản biển có hàm lượng Histamin. 12% mẫu thủy sản nước ngọt vượt mức tổng vi khuẩn hiếu khí 1,1% mẫu thủy sản nước ngọt vượt mức về hàm lượng chì.
Bất cập trong xử lý vi phạm
Ông Đào Ngọc Nam - Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất và thương mại An Việt cho rằng, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn nhức nhối vì Luật An toàn thực phẩm chưa được thực hiện nghiêm ý thức của người sản xuất, người tiêu dùng chưa cao chưa tạo điều kiện đầy đủ cho sản xuất thực phẩm an toàn, vệ sinh. "Bên cạnh đó, có lý do từ việc các cơ quan chức năng xử lý không công bằng đối với các đơn vị kinh doanh thực phẩm an toàn và các cá nhân, đơn vị kinh doanh tự do có sản phẩm mất an toàn, không rõ nguồn gốc. Ví dụ, các đơn vị sản xuất an toàn bị kiểm tra rất nghiêm ngặt, thiếu giấy tờ nào là phạt giấy đó, chưa đủ điều kiện theo luật cũng phạt, thiếu hóa đơn... đều bị phạt và thường xuyên kiểm tra. Trong khi đó, các cá nhân, doanh nghiệp ở các chợ, các cửa hàng nhỏ lẻ thì thoải mái, chẳng giấy phép, chẳng đủ điều kiện, thực phẩm không rõ nguồn gốc, thiết bị bảo quản không đạt yêu cầu... lại rất ít khi bị phạt"- ông Nam thẳng thắn.
Không những thế, thực phẩm tươi sống không sử dụng chất bảo quản độc hại thì thực phẩm dễ hỏng, buộc doanh nghiệp phải hủy, thiệt hại về kinh tế nhưng thực phẩm có sử dụng chất bảo quản thì vẫn được bán tràn lan trên thị trường, người tiêu dùng vẫn sử dụng, dẫn đến sản phẩm an toàn khó cạnh tranh với sản phẩm không an toàn. Đại diện một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội cũng cho hay, rau quả, thực phẩm trong siêu thị bán không chạy bằng các chợ dân sinh.
Theo ANTD
Vietinbank tài trợ 3.300 tỷ đồng cho Dự án đường dây 500 kV Ngày 19-12, Ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank) Chi nhánh Hà Nội và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã ký hợp đồng tín dụng dài hạn tài trợ vốn cho Dự án đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông. Dự án đầu tư xây dựng công trình đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu...