Khổ không than, sướng không khoe, mất không tiếc, nguy không loạn: Đạt được cảnh giới này rồi mới nghĩ đến việc thành công!
Kể khổ cũng có giới hạn, đồng tình cũng có thời hạn. Đừng khiến bản thân trở nên đáng thương trong lòng người khác, cũng đừng tự hại mình trở thành hạt cát trong mắt người ta!
Nhắc đến hai chữ “đời người”, đó chính là tóm gọn của quá trình từ ngây thơ đến trưởng thành, từ thiếu kiến thức đến giàu kinh nghiệm, từ sống phô trương đến nội hàm, từ dễ xúc động đến bình thản…
Tất cả những gì mà chúng ta từng trải qua, dù là tốt hay xấu, cũng đều khiến cho chúng ta không ngừng nâng cao kinh nghiệm và cảnh giới sống của bản thân, để cuộc sống của chúng trở nên phong phú hơn.
Zhou Guoping từng nói:
“Sứ mệnh của mỗi người chính là nắm chặt vận mệnh của chính mình và làm ổn định đời sống tâm hồn của bản thân. Cảnh giới tốt nhất của đời người chính là sự yên tĩnh đầy phong phú!”
Mà muốn đạt tới cảnh giới đó, chúng ta cần làm được 4 điều: Khổ không than, sướng không khoe, mất không tiếc, nguy không loạn.
Khổ không than: là một loại tu luyện tâm tính
Trên mạng có một câu nói rất nổi tiếng:
“Đừng bao giờ kể khổ với bất kì ai, vì 80% số người nghe đều không quan tâm, 20% còn lại chỉ lấy làm trò cười.”
Nghe qua câu nói này có vẻ rất tuyệt tình, nhưng nó lại cho chúng ta biết một sự thật:
Kể khổ cũng có giới hạn, đồng tình cũng có thời hạn.
Khi đối mặt với đau khổ, có rất ít người thật lòng muốn đi tìm hiểu hết nỗi khổ của bạn. Do đó, khổ mà không than mới là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta.
Người trưởng thành nên có một trái tim thật kiên cường và mạnh mẽ, đủ sâu sắc để cất giữ một vài chuyện riêng hay bí mật nào đó. Nếu chúng ta sống nông cạn như một cái dĩa, nghĩ cái gì cũng bày ra trên mặt, có chút buồn khổ cũng không kiềm chế được mà nói cho cả thiên hạ biết, vậy chắc chắn chỉ khiến nỗi khổ nâng lên gấp trăm ngàn lần.
Cuộc sống cứ 10 chuyện đã có đến 8, 9 chuyện không được như ý. Đối với người trí tuệ, họ xem nhẹ nỗi khổ, mà cố gắng nắm bắt 1, 2 phần như ý kia. Ngược lại, những người cố chấp chỉ biết sống chết trong sự bất hạnh của họ.
Không than khổ không phải vì muốn chúng ta tự kìm nén cảm xúc bản thân, mà vì muốn chúng ta sớm ngày xem thấu hồng trần. Đó là đại biểu của một loại trí tuệ gọi là “không đấu tranh vô ích”, cũng là một loại dũng cảm mang tên “dám đối đầu với đau khổ”.
Khổ không than không phải vì yếu đuối, chuyện gì cũng cắn răng nhận thiệt thòi vào mình, mà là ít than vãn, học cách buông bỏ những đau khổ không cần thiết.
Rồi đến một ngày nào đó, bạn nhất định sẽ phải cám ơn sự kiên trì đến cùng của chính mình, đã khiến bản thân không bị cái khổ đánh bại, mà có thể thờ ơ đối mặt với nó.
Video đang HOT
Khổ không than, chính là cách để chúng ta có thể im lặng “lột xác”, đợi thời cơ đến, bản thân sẽ trở thành một phiên bản tuyệt vời nhất!
Sướng không khoe: là một loại trí tuệ trầm mặc
Hoa nở một nửa khiến người ta tò mò, rượu say một chút để bảo trì sáng suốt. Làm người nên biết sống khiêm tốn, điệu thấp chính mình; giấu bớt ánh hào quang, đừng để bản thân sống quá “chói mắt”. Đây cũng là một dạng trí tuệ.
Sướng không khoe, không phải ý nói rằng vui mừng không được chia sẻ, mà muốn khuyên răn chúng ta đừng để cái vui của mình ảnh hưởng đến niềm vui của người khác.
So với những người tự mãn, thích ăn miếng trả miếng, những người sống điệu thấp thế này có thể dễ dàng kiềm chế tính cách của bản thân, khiến họ không nói lời khó nghe gây tổn thương cho người khác.
Bất kể họ đang đối mặt với những tin đồn xấu xa hay lời nói ác ý thế nào đi nữa, họ vẫn có thể bình tâm, cư xử có chừng mực.
Cuộc sống trước giờ đều là một cuộc thi trí tuệ đầy cam go, muốn thành công vượt qua mọi chuyện, trước hết là nên quản tốt cái miệng của chính mình.
Mất không tiếc: là một loại xem nhẹ sáng suốt
“Vườn hoa dù bừa bộn cũng có người ghé, mảnh đất dù cỏ xanh ngăn nắp cũng chẳng ai tìm.” Mặc dù vật phía trước có hơi hỗn loạn, nhưng vì cảnh sắc xinh đẹp của nó, người ta liền dễ dàng bị mê hoặc. Ngược lại, cỏ dại chỉ là vật tầm thường, không giá trị, làm thế nào cũng không thể khiến người khác ghé mắt nhìn sang.
Những chuyện trên thế giới này có lẽ cũng tương tự như vậy. Chúng ta thường bởi vì đi quá nhanh, quá xa, mà dễ dàng lạc vào thế giới đầy phức tạp. Tự mình đắm chìm trong đó rồi quên đi nơi chúng ta xuất phát, lý do tại sao bắt đầu.
Trang Tử có câu nói thế này: “Phòng trống thì sáng, cát tường dừng lại.”
Một căn phòng để trống mới để lộ sự rộng rãi, thoáng đãng và sáng sủa của nó. Nếu căn phòng chất đầy đồ đạc, sẽ không còn chỗ để ánh sáng lọt vào nữa.
Tâm trí con người cũng như vậy, nếu chúng ta có thể vứt bỏ hết những tạp niệm, rác rưởi trong tâm trí, quét sạch bụi mù, thì trái tim sẽ tràn ngập ánh sáng. Kết quả đương nhiên là thanh thản và tỉnh táo hơn trước.
Nhân sinh trên đời này, ai sớm hiểu buông bỏ phồn hoa, không níu kéo những bận rộn vô nghĩa, im lặng lắng nghe âm thanh từ sâu thẳm trong tâm hồn, người đó sẽ sớm đạt được hạnh phúc chân chính trên đời.
Trong một đời hạn hẹp này, người ta không thể lúc nào cũng để danh và lợi, tiền bạc và địa vị chiếm hết chỗ trong tâm trí mình. Ai vì nó mà bỏ qua gia đình, hạnh phúc, sức khỏe, quả là một sự thiếu sót và đáng tiếc lớn.
Khi tâm mệt mỏi, hãy cho nó một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, bình tĩnh và sáng suốt trở lại, có như thế bạn mới không tự đánh mất chính mình, qua đó dễ dàng chấp nhận từ bỏ những thứ dư thừa, không đáng bận tâm.
Nguy không loạn: Là một loại thân tâm kiên cường
“Gặp nguy không loạn” là phản ứng cần có đầu tiên của người muốn làm nên chuyện lớn.
Dù chuyện có khẩn cấp hay đột ngột đến đâu, bạn càng ít hoảng loạn, càng dễ khống chế tình hình.
Sợ hãi là điều không cần thiết, bởi dù sợ cũng không thể tránh khỏi. Thế nên thay vì hèn nhát trốn tránh hoặc hoảng sợ, cách tốt nhất vẫn là bình tĩnh, tập trung suy nghĩ biện pháp giải quyết vấn đề.
Muốn thành công và có cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn sau này, cách tốt nhất là nên cố gắng đạt được bốn cảnh giới này ngay từ bây giờ.
Thiên Tuyết
Cùng là vấn đề, người tầm thường chạy trốn, người thông minh giải quyết, người kiệt xuất triệt tiêu
Càng trốn tránh, khó khăn càng chồng chất; và đến một lúc nào đó, chúng ta vẫn phải đối mặt với những vấn đề ấy, như vậy càng làm ta thêm mệt mỏi.
Nhà hiền triết Trang Tử đã từng kể một câu chuyện như sau: Trước đây, một người nhát như cáy. Một lần, anh ta vô tình nhìn thấy bóng của mình rồi nghĩ rằng nó là một con quỷ nào đó đang quấy phá, anh ta liền bỏ chạy vì sợ hãi. Càng chạy, cái bóng càng đuổi theo và cuối cùng anh ta chết vì kiệt sức.
Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, có thuận cảnh thì cũng có nghịch cảnh, ai cũng đều sẽ tìm thấy cái bóng của mình dưới ánh mặt trời.
Càng trốn tránh, khó khăn càng chồng chất; và đến một lúc nào đó chúng ta cũng vẫn phải đối mặt với những vấn đề ấy, như vậy càng làm chúng ta thêm mệt mỏi.
Một người thực sự thông minh không bao giờ coi việc trốn tránh là một cách để đối phó với các vấn đề.
1. Người tầm thường trốn tránh vấn đề
Trên đời này luôn tồn tại một số người nghèo nàn về tư duy và giỏi nhất trong việc trốn tránh. Chạy trốn thực ra không thể giải quyết triệt để vấn đề mà chỉ là tạm đẩy vấn đề về phía sau mà thôi.
Một người không khéo ăn khéo nói thì cho dù có thay đổi môi trường cũng không nâng cao khả năng xã giao của họ. Một người không biết nấu ăn, có thay mới nhiều dụng cụ nấu bếp cũng không thể khiến họ trở thành đầu bếp được.
Người thích trốn tránh xem ra có vẻ thảnh thơi nhưng thực sự là họ đang tự thu nhặt thêm vấn đề. Khi nhiều vấn đề bị tồn đọng, rồi cũng đến lúc họ phải đối mặt với nó, lúc này áp lực mà họ phải chịu sẽ lớn hơn nhiều so với lúc ban đầu.
Trốn tránh vốn dĩ là bản năng của bất kì loài sinh vật nào. Nhưng khi trốn tránh trở thành thói quen, về sau gặp phải bất kỳ 1 vấn đề nào đó, cách mà người ta nghĩ đến đầu tiên là trốn tránh thay vì suy nghĩ làm thế nào để giải quyết vấn đề.
Một nhà tâm lý học đã từng nói: "Bạn không thể giải quyết vấn đề, bạn sẽ trở thành một vấn đề". Việc hôm nay để đến ngày mai, sớm muộn gì bạn cũng bị chính thói quen ấy đè bẹp đến nghẹt thở.
2. Người thông minh giải quyết vấn đề
Người thông minh sẽ không chọn cách trốn tránh hay thỏa hiệp khi gặp khó khăn, họ sẽ nhận ra vấn đề và tìm cách giải quyết ngay lần đầu tiên.
Những người có đầu óc linh hoạt rất giỏi trong việc chủ động phát hiện ra vấn đề và tìm giải pháp cho chính mình.
Trong cuốn "Đạt sinh" của Trang Tử có 1 câu chuyện thế này: Một ngày nọ, Khổng Tử muốn tới nước Sở, trên đường đi có gặp một ông lão lưng gù đang bắt ve sầu, động tác nhẹ nhàng linh hoạt tựa như nhặt một thứ gì đó trên mặt đất. Khổng Tử hỏi ông lão: "Thật là điêu luyện quá đi! Xin hỏi tiên sinh có bí quyết gì không?". Ông lão đó nói: "Lão có cách của lão. Mặc dù cây gậy rất dài, con ve sầu cũng leo lên rất cao, khó mà dính chuẩn xác được ngay nhưng lão đã kiên trì luyện tập. Sau 5, 6 tháng, lão có thể bắt ve nhẹ như nhặt đồ trên đất. Khi dính ve sầu, lão sẽ đứng vững như một cái cây, cánh tay cầm gậy như một nhánh của cây đó vậy.
Mặc dù đất trời rộng lớn, cảnh vật trước mắt rất nhiều nhưng lão chỉ chuyên tâm chú ý đến đôi cánh của con ve sầu. Tuyệt đối không vì vạn vật xung quanh mà phân tâm, lẽ nào lão không thể thành công chứ!".
Khi một người khôn ngoan đối mặt với một vấn đề, giống như ông lão lưng gù bắt ve, tâm trí suy nghĩ phân tích vấn đề và đôi tay giải quyết vấn đề. Khi vấn đề nhất thời gặp khó khăn, họ sẽ cố gắng gấp trăm nghìn lần để khắc phục và nâng cao bản thân.
Một người mạnh mẽ như vậy, làm sao không thành công nhỉ?
3. Người kiệt xuất triệt tiêu vấn đề
Khổng Tử nhìn thấy con ve sầu, nhưng Trang Tử nhìn thấy lại là con rùa. Trong "Thu thủy" ghi lại câu chuyện Trang Tử câu cá ở Bộc Thủy.
Trang Tử thong dong thả câu bên Bộc Thủy, lúc này hai đại phu của Sở quốc nói với ông: "Quân vương của chúng tôi muốn mời ngài giúp Quân vương trị vì giang sơn".
Trang Tử vẫn thả câu và chậm rãi hỏi: "Ta nghe nói nước Sở có một con rùa đã sống ba nghìn năm. Sau khi nó chết, Sở vương bọc nó trong gấm lụa và đặt trong một chiếc hộp trúc quý giá rồi đặt tại ngôi đền. Hai vị đại nhân, các ngài cho rằng rùa thần muốn chết để tận hưởng vinh hoa phú quý hay muốn sống vui vẻ tung tăng trong hố bùn?".
Hai vị đại phu dường như hiểu ra điều gì đó, họ trả lời Trang Tử: "Con rùa này hiển nhiên là muốn tung tăng trong bùn hơn".
Trang Tử nói: "Vậy hai ngài hãy mau quay về đi, ta cũng chỉ muốn làm một con rùa trong hố bùn đó thôi".
Trang Tử thân là một nhà hiền triết, hiểu cuộc sống hơn bất kỳ ai. Ông biết mình bản thân mình sống đơn giản, không thích hợp với trò chơi đấu đá vương quyền, càng không thể dành cả cuộc đời trong chiếc lồng son do người giàu tạo ra. Ông chỉ muốn cuộc sống tự do tự tại, hòa mình với thiên nhiên, với đạo.
Nhà triết gia Trung Quốc Feng Youlan đã nói về Trang Tử như thế này: Sự khôn ngoan của Trang Tử nằm ở chỗ: "Ông không giải quyết vấn đề, mà triệt tiêu vấn đề". Với Trang Tử, nhiều vấn đề trên thế giới thực sự không phải là vấn đề.
Trong "Tiêu dao du" Trang Tử viết: "Trí lực nhỏ không thể so sánh với trí lực lớn; cuộc đời ngắn không thể so sánh được với cuộc đời dài". So với sự rộng lớn của vũ trụ, kiến thức của con người chỉ là một thứ kiến thức nhỏ bé và cuộc đời ngắn ngủi cũng chỉ như một năm mà thôi.
Trong thế giới này, ai cũng chỉ như một đứa trẻ sơ sinh, không thể dự đoán được rồi chúng ta sẽ gặp phải điều gì, cũng không thể khẳng định rằng cuộc sống của chúng ta sẽ mãi suôn sẻ. Vậy nên, người đáng được ca ngợi phải là người dám vượt qua giông bão chứ không phải trốn tránh đợi bão giông qua đi.
Thu Hoài
Ba biểu hiện của người đàn ông kém cỏi, dính một coi như BỎ ĐI Một người đàn ông hèn nhát, không xuất chúng sẽ không thể mang lại hạnh phúc cho phụ nữ, ngược lại chỉ khiến phụ nữ thêm đau khổ và mệt mỏi. Dĩ nhiên, những người đàn ông không xuất chúng, không có tiền đồ nói ở đây không phải là những người không có tiền mà là những người không thể gánh vác...