Khó khăn trong thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, nhất là nhu cầu cao của người dân trong tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu dẫn đến phát sinh ngày càng nhiều chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) cả về số lượng, thành phần.
Tuy nhiên, do việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH chưa tốt đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại nhiều nơi.
Công nhân vệ sinh môi trường thu gom rác thải sinh hoạt tại Tân Triều, Thanh Trì (Hà Nội). Ảnh: HOÀNG MINH
Số liệu thống kê từ các địa phương cho thấy: Ước tính mỗi ngày cả nước phát sinh hơn 61 nghìn tấn CTRSH, trong đó tại khu vực đô thị là hơn 37 nghìn tấn và khu vực nông thôn là hơn 24 nghìn tấn. Các địa phương có khối lượng phát sinh lớn như TP Hồ Chí Minh (9.100 tấn), Hà Nội (6.500 tấn), Thanh Hóa (2.246 tấn), Bình Dương (1.764 tấn), ồng Nai (1.838 tấn)… Trong khi đó, tỷ lệ thu gom, xử lý CTRSH tại khu vực đô thị mới đạt khoảng 85%; tại khu vực nông thôn còn thấp (trung bình từ 40 đến 55%)… áng chú ý, Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 40/2019/N-CP ngày 13-5-2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường đã quy định rất rõ trách nhiệm của chủ phát thải nguồn thải CTRSH phải thực hiện việc phân loại CTRSH tại nguồn. Nhưng thực tế cho thấy, phần lớn CTRSH chưa được phân loại tại nguồn; việc phân loại mới chỉ được thực hiện tại một số địa phương.
Video đang HOT
Mặt khác, việc thu gom vận chuyển được thực hiện khác nhau giữa đô thị và nông thôn, giữa các địa phương và thậm chí giữa các vùng trong cùng một địa phương. Cụ thể như, tại đô thị, chất thải phát sinh tại các hộ gia đình thông thường được các đơn vị thu gom theo giờ nhất định, các phương tiện xe thủ công được người thu gom sử dụng để chuyển rác thải ra các điểm tập kết, từ đó đưa lên xe vận chuyển về cơ sở xử lý hoặc về trạm trung chuyển trước khi chuyển về cơ sở xử lý. Khu vực nông thôn, nhiều địa phương đã có các tổ tự quản, hội phụ nữ thu gom chất thải theo tần suất nhất định và chuyển đến điểm tập kết để các công ty môi trường đô thị vận chuyển về cơ sở xử lý. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không được thu gom dẫn đến việc hình thành các bãi rác tạm gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực nông thôn. Công tác vận chuyển hiện cũng gặp nhiều khó khăn, các bãi chôn lấp chất thải thường ở xa khu dân cư làm tăng chi phí vận chuyển. Trong khi đó, mức phí vệ sinh môi trường (giá dịch vụ thu gom, vận chuyển) thu từ các hộ gia đình mới chỉ chi trả được một phần cho hoạt động thu gom chất thải, không đủ để chi trả cũng như duy trì cho hoạt động vận chuyển. Bên cạnh đó, chính quyền ở nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm về quản lý chất thải rắn (CTR) theo quy định. Nhận thức của người dân trong thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTR còn nhiều hạn chế, chưa tích cực tham gia vào các hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH, chưa đóng phí vệ sinh môi trường đầy đủ. Trong khi đó, ý thức của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý chất thải chưa cao, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình vận chuyển, xử lý chất thải. Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR ở nhiều nơi còn mang tính chất cộng đồng, nên chưa thúc đẩy được tính chuyên nghiệp của các tổ dịch vụ, hợp tác xã, công ty dịch vụ môi trường…
Quyết định 491/Q-TTg, ngày 7-5-2018, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, đặt mục tiêu đến năm 2025, có tổng lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; 80% lượng CTRSH phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tự xử lý, xử lý tập trung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường… ể thực hiện được mục tiêu nêu trên, các địa phương cần đẩy nhanh việc xây dựng kế hoạch và từng bước triển khai có hiệu quả chương trình phân loại CTRSH tại nguồn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và năng lực quản lý CTR của địa phương; huy động mọi nguồn lực đầu tư, tăng cường xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý CTRSH, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Xây dựng lộ trình giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương bảo đảm chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển tiến tới bù đắp chi phí xử lý, giảm dần hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH; tổ chức thí điểm thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH dựa trên khối lượng chất thải…
Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan, chính quyền các địa phương rà soát, đánh giá việc xây dựng và thực hiện các quy hoạch về quản lý CTRSH (quy hoạch cấp vùng, liên tỉnh, liên đô thị, vùng kinh tế trọng điểm và quy hoạch cấp địa phương); xây dựng, hoàn thiện và lồng ghép các quy hoạch quản lý CTRSH cấp vùng và cấp địa phương vào quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng ở các trường học, cộng đồng dân cư, cơ quan nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ về giảm thiểu, phân loại tại nguồn, tái chế, tái sử dụng CTR, thải bỏ CTR đúng nơi quy định. ồng thời, đưa nội dung quản lý CTR bao gồm ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh CTR, sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, thu gom, vận chuyển CTR theo đúng quy định vào chương trình tập huấn, bồi dưỡng đào tạo cán bộ tại các cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cấp học phổ thông…
TRUNG TUYẾN
Theo NDĐT
CSGT dọn đất thải trên Đại lộ Thăng Long
Phát hiện cả một đoạn đường dài vương đầy bùn đất rơi vãi tiềm ẩn nhiều nguy cơ TNGT, tổ CSGT trực đã chủ động phân luồng, dọn dẹp...
Vào hồi 12h3', ngày 21-12-2019, tổ tuần tra gồm: Đại uý Nguyễn Duy Linh làm tổ trưởng, Trung tá Vũ Ngọc Hào, Thượng úy Nguyễn Đức Ngọc, Thượng úy Ngô Hải Nam và Trung úy Đỗ Văn Thuyên đang làm nhiệm vụ tới Km27 chiều Hoà Lạc - Hà Nội phát hiện cả một đoạn đường dài vương đầy bùn đất rơi vãi tiềm ẩn nhiều nguy cơ TNGT do trời mưa phùn, đường trơn trượt, trong khi tốc độ cho phép khi di chuyển trên tuyến đường có thể lên tới 100km/h.
Sau khi báo cáo về chỉ huy đơn vị nắm tình hình, tổ công tác đã dừng lại và thông báo cho công ty vệ sinh môi trường phụ trách tuyến Đại Lộ Thăng Long trên địa bàn huyện Thạch Thất.
Trong khi chờ đợi công nhân vệ sinh môi trường đến, tổ công tác đã đặt cảnh báo nguy hiểm, bố trí lực lượng phân luồng và Thượng úy Nguyễn Đức Ngọc trực tiếp dừng xe vận động các xe tải cho mượn cuốc xẻng để xúc đất ra phần đất dự phòng ngoài giải phân cách.
Đến khoảng 14h toàn bộ phần đất bùn rơi vãi đã được dọn sạch,các phương tiện lưu thông bình thường, giao thông được đảm bảo an toàn.
Người dân quanh khu vực và người tham gia giao thông rất hoan nghênh tinh thần trách nhiệm của người chiến sĩ CSGT thủ đô không quản nắng hay mưa, giá rét hay đêm tối luôn luôn cố gắng nỗ lực đảm bảo trật tự ATGT trên từng cung đường tuyến phố.
Hiệp Bình
THeo CAND
Bùn, nước thải quanh Cty Rạng Đông được đưa đi đâu? Từ hôm nay 14/9, Cty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội bắt đầu nạo vét, thu gom, hút bùn tại hệ thống thoát nước quanh công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Cty Rạng Đông). Dự kiến công việc tiến hành đến hết ngày 20/9. Công nhân vệ sinh môi trường đang thu gom phế thải còn lại sau vụ cháy....