Khó khăn trong quản lý chuyển nhượng, sử dụng nhà cổ
Theo thống kê, trong vòng 5 năm qua, tại thành phố Hội An ( Quảng Nam) đã có hơn 100 ngôi nhà cổ thuộc sở hữu tư nhân bị bán, chuyển nhượng lại.
Hội An bên dòng sông thơ mộng – Ảnh: DUY HẬU
Sau khi chuyển nhượng, phần lớn những ngôi nhà này được khai thác tối đa cho mục đích kinh doanh, khiến không gian truyền thống bị thay đổi và công tác quản lý cũng gặp nhiều khó khăn.
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Hội An Phạm Phú Ngọc chia sẻ: Trước đây nhà cổ ở thành phố Hội An chủ yếu được sử dụng vào mục đích để ở. Du lịch phát triển, ngoài nhu cầu sinh hoạt, nhà cổ Hội An còn được chủ sở hữu khai thác vào mục đích kinh doanh, buôn bán.
Do công năng sử dụng nhà cổ Hội An trong cuộc sống hiện đại thay đổi nên không gian truyền thống nhà cổ thay đổi từng ngày, không còn nét cổ kính đặc trưng như xưa. Có trường hợp mua lại nhà cổ ở Hội An không phải để ở mà mua để cho thuê lại.
Do vậy đã có trường hợp nhà cổ ở thành phố Hội An bị hỏa hoạn trong đêm, song công tác chữa cháy gặp khó khăn vì nhà khóa cửa, không có người ở.
Khắc phục tình trạng này, thành phố Hội An sẽ yêu cầu những người từ địa phương khác đến mua nhà khu phố cổ để cho thuê lại phải bố trí người ở ban đêm. Những nhà không có người ngủ lại, thành phố sẽ không cho kinh doanh.
Phó chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Văn Lanh cho biết: Du lịch phát triển đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao thu nhập và đời sống cho cộng đồng dân cư, song cũng tạo sức ép lớn cho công tác quản lý, bảo vệ di sản nói chung.
Do đó, bên cạnh việc thực hiện đầy đủ “Quy chế bảo vệ Di sản văn hóa thế giới khu phố cổ Hội An” do UBND tỉnh Quảng Nam ban hành, thành phố Hội An thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân, cơ quan, ban, ngành, đặc biệt là cộng đồng cư dân đang sinh sống, kinh doanh trong khu phố cổ về những giá trị đặc biệt của nhà cổ, không gian phố cổ, để cộng đồng chung sức bảo vệ di sản.
Video đang HOT
Đây cũng chính là cách ứng xử nhân tình thuần hậu của người Hội An với di sản.
Mặt khác, thành phố Hội An còn phối hợp với các ngành chức năng, các nhà khoa học tiến hành khảo sát, đánh giá công năng sử dụng của nhà cổ, nhất là những ngôi nhà tiêu biểu như nhà số 101 đường Nguyễn Thái Học, nhà số 77, nhà số 129 Trần Phú, nhà số 4 Nguyễn Thị Minh Khai để đưa ra các giải pháp phù hợp trong quá trình vừa sử dụng làm nhà ở, vừa sử dụng vào mục đích kinh doanh, giữ gìn và phát huy bền vững không gian cổ xưa của di sản Hội An được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Thành phố Hội An có 1.432 di tích, trong đó có 28 di tích cấp quốc gia, 46 di tích cấp tỉnh và 1.358 di tích nằm trong danh mục bảo vệ. Đây là bảo tàng sống, bảo tàng về lịch sử, kiến trúc, được chính quyền và cộng đồng cư dân Hội An trân trọng giữ gìn.
Khám phá nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tại Sa Đéc, Đồng Tháp
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là ngôi nhà cổ có kiến trúc kết hợp giữa hai lối kiến trúc Đông - Tây độc đáo bậc nhất vùng Nam Bộ.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.
Những ai yêu thích sự hoài cổ, muốn sống lại thời kỳ thịnh vượng, phú quý của một gia đình sang bậc nhất ở Sa Đéc lúc bấy giờ thì ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê chắc chắn là một địa điểm lý tưởng.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Ngoài giá trị kết hợp giữa hai lối kiến trúc Đông - Tây, ngôi nhà cổ còn nổi tiếng bởi liên quan với một cuộc tình không biên giới của một nhà văn Pháp Marguerite Duras, và chàng công tử người Việt gốc Hoa giàu có Huỳnh Thủy Lê vào những năm đầu thế kỷ 20.
Đây là nơi sinh sống của ông Huỳnh Thủy Lê, nhân vật nam chính trong cuốn tiểu thuyết "Người tình". Ngôi nhà trở nên nổi tiếng khắp thế giới khi cuốn tự truyện của nữ văn sĩ Marguerite Duras được chuyển thể thành bộ phim cùng tên (L'Amant) năm 1991. Mọi thứ ở đây dường như đã bị thời gian ngưng đọng, nhuộm cả một sắc màu cổ kính, trầm mặc nhưng vẫn toát lên nét sang trọng, tinh tế.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, ngay trung tâm thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, nằm bên bờ sông Tiền thơ mộng. Ngôi nhà này được mọi người biết với tên gọi là Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, mang tên người cố chủ, ông Huỳnh Thủy Lê, một người Việt gốc Hoa giàu có vào những năm đầu thế kỷ 20.
Ngôi nhà cổ do ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha của ông Huỳnh Thủy Lê), một thương gia người Hoa (Phúc Kiến, Trung Quốc) nổi tiếng giàu có một thời ở Sa Đéc, xây dựng vào năm 1895 giữa khu thị tứ mua bán náo nhiệt nằm ven sông Sa Đéc.
Ban đầu, đây là một ngôi nhà ba gian kiểu truyền thống của miền Tây Nam Bộ, rộng 258 m2 với nguyên vật liệu chính là gỗ quý, và mái nhà hình thuyền lợp ngói âm dương.
Đến năm 1917, chủ nhân lại cho trùng tu lại ngôi nhà bằng gạch đặc bao lấy khung gỗ bên trong. Do đó, trông bề ngoài là một ngôi biệt thự kiểu Pháp, nhưng vào bên trong, lại thấy một lối kiến trúc mang đậm màu sắc Trung Hoa.
Ngôi nhà cổ do ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha của ông Huỳnh Thủy Lê), một thương gia người Hoa (Phúc Kiến, Trung Quốc) nổi tiếng giàu có một thời ở Sa Đéc, xây dựng vào năm 1895 giữa khu thị tứ mua bán náo nhiệt nằm ven sông Sa Đéc.
Mái nhà mang hình thuyền của miền Tây sông nước, trong khi vòm cửa lại thiết kế cong theo kiểu La Mã, chạm khắc các phù điêu hoa lá cây cỏ, chim muông của thế kỷ 17. Kiến trúc phương Tây thể hiện rõ ở phần mặt tiền nhà, trần nhà, khung cửa sổ..., tất cả được trang trí bằng các phù điêu kiểu thời Phục hưng.
Vòm cửa cong theo kiến trúc La Mã. Phần kiến trúc phương Đông được thấy qua những đường nét chạm khắc rất sắc sảo và được sơn son thếp vàng như hình chim muông, cây trái và các loại hoa như: trúc, mai, cúc, đào... Mặt ngoài ngôi nhà cổ có kiến trúc phương Tây pha trộn kiểu Hoa.
Nhiều loại vật liệu xây nhà như gạch, kính được nhập từ Pháp. Gạch lát nền nhà kích thước 30x40cm được nhập từ Pháp năm 1917, mặt sau viên gạch ghi rõ nơi và năm sản xuất.Đặc biệt, nền gạch ở giữa nhà trũng xuống vì ông Huỳnh Cẩm Thuận quan niệm "nước chảy về chỗ trũng", tiền bạc sẽ đổ về nhà ông.
Bên trong nhà, một vài vật liệu nội thất như gạch bông, kính màu được nhập từ Pháp, trần laphông gian giữa trang trí rồng, dơi... rất tinh xảo.
Gian giữa nhà là ban thờ Quan Công, tín ngưỡng truyền thống thể hiện sức mạnh và sự phồn thịnh trong cuộc sống của gia chủ. Các bao lam, thành vọng bằng gỗ quý, sơn son thếp vàng, chạm khắc cầu kỳ thể hiện sự quyền quý của những gia đình giàu có ngày xưa.
Các cửa gỗ, các loại tủ, giường, bàn thờ đều được chạm khắc rất công phu. Những đồ dùng trong gia đình như tủ rượu, giá sác hay những bộ ấm, bình, đèn, máy hát vẫn được lưu giữ đến ngày nay.
Kiến trúc trong nhà cũng được bày trí theo lối phong thủy tứ linh, nhưng là Long - Lân - Bức - Phụng chứ không phải Long - Lân - Quy - Phụng như truyền thống. Hình tượng con dơi thay thế cho con rùa trong tứ linh được xem là ví dụ biểu trưng về quá trình giao lưu văn hóa của người Hoa khi đến vùng sông nước miền Tây.
Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, cho đến nay, ngôi nhà vẫn còn được gìn giữ khá nguyên vẹn và trở thành biểu tượng cho một nền kiến trúc độc đáo hàng trăm năm trước. Du khách muốn ngủ lại có thể đặt phòng trước. Mỗi phòng ở được 2 người và có phục vụ bữa sáng kèm bữa trưa.
Ngôi nhà cổ được nhiều người biết đến từ khi tiểu thuyết L'Amant của nữ văn sĩ người Pháp Margueritte Duras được đạo diễn Jean - Jacques Annaud dựng thành phim Người Tình với diễn xuất của tài tử Lương Gia Huy và nữ diễn viên Jane March . Những tình tiết trong phim đã từng lấy không ít nước mắt của nhiều người khi xem. Huỳnh Thủy Lê là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng này và nữ văn sĩ người Pháp này cũng chính là người tình của ông Huỳnh Thủy Lê.
Phim Người Tình
Hai người tình cờ gặp gỡ trên chuyến phà Mỹ Thuận năm 1929, khi nàng vừa mới chưa đầy 16 tuổi và chàng đã 32 tuổi. Họ đã có một mối tình thật đẹp với nhau. Tuy vậy, họ lại vấp phải sự phản đối kịch liệt của ông Huỳnh Cẩm Thuận.
Khi cha biết chuyện, ông Lê đã quỳ lạy xin cha cho mình sống với người con gái mà ông cảm nhận một tình yêu mãnh liệt mà có thể chỉ đến một lần trong đời. Song vì sự khác biệt văn hóa Đông - Tây và không môn đăng hộ đối giữa hai gia đình, người cha đã không thuận tình cho hai người đến với nhau. Mối tình chỉ kéo dài 18 tháng. Ngày Marguerite lên tàu về Pháp, từ mạn tàu nàng thấy thấp thoáng từ xa chiếc xe hơi sang trọng màu đen quen thuộc của người tình Trung Hoa lặng lẽ đến tiễn biệt. Không lâu sau đó, chàng vâng lời cha lấy cô vợ trẻ cũng người Trung Hoa môn đăng hộ đối.
Nhiều năm sau, sau biết bao nhiêu dâu bể cuộc đời, chàng có dịp đến Paris cùng vợ. Chàng gọi điện cho nàng ngỏ ý chỉ để nghe giọng nàng nói. "Rồi chàng nói với nàng rằng cũng giống như trước kia, chàng vẫn yêu thương nàng, chàng không thể ngừng yêu thương nàng cho được, không bao giờ chàng có thể ngừng yêu thương nàng, chàng yêu thương nàng cho đến chết" (trích tiểu thuyết Người Tình).
Bằng con tim và nước mắt, nữ văn sĩ đã viết nên thiên tình sử nổi tiếng, kể lại câu chuyện tình hơn 50 năm trước tưởng đã ngủ yên trong lòng. Năm 1984, tiểu thuyết Người tình được xuất bản, gây tiếng vang lớn, được dịch ra 43 thứ tiếng trên thế giới và đoạt được giải thưởng Goncourt (giải thưởng văn học danh giá nhất của Pháp). Năm 1986, cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim cùng tên và được công chiếu tại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1991. Chuyện tình nổi tiếng của đôi tình nhân Pháp - Trung đã thôi thúc, lôi kéo biết bao du khách Tây - Ta tìm về ngôi nhà cổ này mỗi ngày tò mò các bối cảnh trong truyện và phim, để được lắng đọng sống lại những phút giây tình tứ, lãng mạn ấy.
Sau khi ông Huỳnh Thủy Lê mất, các con của ông đều định cư ở nước ngoài. Ngôi nhà của gia đình ông Huỳnh Thủy Lê được Nhà nước trưng dụng, làm trụ sở Đội Cảnh sát kinh tế Công an thị xã Sa Đéc. Đến năm 2007, ngành du lịch Đồng Tháp đã chính thức "mở cửa" khai thác ngôi nhà cổ, phục vụ cho khách tham quan trong và ngoài nước. Năm 2008, nhà cổ đã được chứng nhận là di tích cấp tỉnh, và đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 2009.
Có dịp đi du lịch Đồng Tháp, ghé tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, được nghe chuyện kể, du khách mới cảm nhận hết điều thi vị ẩn chứa. Từng nét kiến trúc, từng khoảng không gian nhỏ xung quanh ngôi nhà, luôn gợi cho người tham quan dễ liên tưởng về một góc ký ức đầy thổn thức nhưng dịu dàng, như tiếng thở của miền sông nước qua thời gian.
Tháp Eiffel xuống cấp, cần được bảo trì Một tờ báo Pháp cho hay thay vì được bảo trì, tháp Eiffel lại được đầu tư hơn 60 triệu euro cho việc sơn ngoài để đón chào Olympic Paris 2024. Tháp Eiffel được xây dựng bởi Gustave Eiffel vào thế kỉ 19, đến nay đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới, thu hút 6 triệu khách du...