Khó khăn sau những bức ảnh của cặp du khách nổi tiếng
Trên blog cá nhân, họ vẽ ra một cuộc sống trong mơ của chủ nghĩa xê dịch, nhưng thực tế cặp du khách Australia đã gặp không ít những rắc rối, bực dọc, thậm chí liên tục cãi vả nhau.
Jarryd Salem và vợ sắp cưới Alesha Bradford là cặp du khách nổi tiếng, từng đặt chân đến khắp các quốc gia Châu Á và viết về những trải nghiệm của mình trên blog cá nhân Nomadasaurus. Thế nhưng đằng sau các bức ảnh lung linh ấy là 7 năm đầy khó khăn của hai người cùng biết bao thử thách dễ khiến họ xa nhau.
Đằng sau nụ cười hạnh phúc là rất nhiều khó khăn hai người phải trải qua. Ảnh chụp tại Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh: Nomadasaurus.
Vòng tròn luẩn quẩn
“Do đi du lịch quá nhiều và thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, hai chúng tôi đều tăng cân và cảm thấy khó khăn khi không thể thường xuyên liên lạc với gia đình và bạn bè thân thiết” – Jarryd chia sẻ.
Alesha bắt đầu chán ghét việc đi du lịch còn Jarryd dần trở nên vô cảm với mỗi chuyến đi. Không còn nhiều những nơi có thể kích thích được hai người nữa. Việc phải xê dịch quá nhiều giống như lời nguyền cho những chuyến đi không hồi kết. Tệ hơn, họ còn bỏ quên mối quan hệ của chính mình.
Jarryd tâm sự: “Trải qua 7 năm kề vai sát cánh, cuối cùng chúng tôi quyết định cho nhau không gian riêng. Alesha quay lại Australia còn tôi ở lại châu Âu chờ cô ấy quay về vào tháng 1″.
Theo lời anh quãng thời gian khó khăn nhất là khi cả hai đang đi Trung Quốc. Hai người luôn cãi vã vì những điều nhỏ nhặt, rồi các mâu thuẫn biến thành cuộc chiến kéo dài cả ngày trời. Alesha dễ dàng nổi cáu và mỗi lần như vậy, Jarryd đều tìm cách trả đũa cô ấy. Cuối cùng, anh bỏ rơi người bạn đời của mình, không còn quan tâm đến những cảm xúc của Alesha. Rồi cô ấy tiếp tục chì chiết anh vì tội ngó lơ mình. Mối quan hệ của họ như một vòng tròn luẩn quẩn, mệt mỏi và không có lối thoát.
Không phải chuyến đi nào cũng chỉ có hoàng hôn và những phong cảnh tuyệt vời. Ảnh: Nomadasaurus.
Sự ủng hộ quá mức
Mặc dù rất mệt mỏi với mối quan hệ và những chuyến đi nhưng Jarryd và Alesha luôn phải tỏ ra tích cực để đáp lại tình cảm của độc giả. “Thế nhưng sau chuyến đi đến Mông Cổ và Trung Á, chúng tôi đều thực sự tuyệt vọng và muốn tìm một lối thoát. Chúng tôi quyết định thú nhận cảm giác thật của mình” – Jarryd cho hay.
Anh chia sẻ: “Hầu hết mọi người trên mạng xã hội đều thể hiện mặt tốt đẹp nhất của bản thân. Không ai muốn làm xấu hình ảnh của mình hết. Tất cả đều cho rằng chúng tôi có một cuộc sống đáng mơ ước, được đi nhiều nơi và có nhiều trải nghiệm. Nhưng tôi buộc phải thú nhận rằng chúng tôi cũng gặp vấn đề như hầu hết những người khác”.
Trên blog của mình, Jarrryd và Alesha nhận được sự ủng hộ quá mức từ các độc giả trung thành, nhưng ngay sau khi tiết lộ sự thật đằng sau mỗi tấm hình, họ nhận lại khá nhiều lời phàn nàn và chỉ trích.
Lối sống du mục dài ngày và cú sốc văn hóa
Video đang HOT
“Không phải chúng tôi phàn nàn về cuộc sống du mục này. Dù phải làm việc vất vả để trụ lại trên đường, chúng tôi vẫn thấy mình may mắn với những chuyến đi bất tận. Nhưng cả hai cũng muốn mọi người hiểu du lịch dài ngày không giống như một kỳ nghỉ lớn, chỉ có hoàng hôn và những phong cảnh tuyệt vời” – Jarryd cho biết.
Đi đến đâu Jarryd và Alesha cũng phải tập làm quen với văn hóa nơi đó. Mặc dù đã đi khắp châu Á và Mỹ Latin nhưng cú sốc văn hóa ở Trung Quốc là khó chấp nhận nhất. Tuy nhiên, thay vì di chuyển đến những địa điểm mới và gây ra áp lực không cần thiết đối với bản thân, hai người sẽ tìm hiểu và khám phá sâu hơn, hy vọng mọi thứ sẽ được cải thiện và trở nên tốt hơn so với trước.
“Chúng tôi vẫn yêu và sẽ gặp lại nhau trong một vài tuần tới.” Ảnh: Nomadasaurus.
Thay đổi cách nhìn
Cả hai nhận ra mình chỉ đổ lỗi cho chuyến đi mà không bao giờ nhìn nhận vấn đề của chính bản thân. Vì thế, khi có thời gian để suy nghĩ, Jarryd khẳng định anh và vợ sẽ sớm quay trở lại đường phượt, hoàn thành mục tiêu du lịch Nam Phi nhưng sẽ viết một cách thành thật hơn. “Chúng tôi yêu và mong gặp lại nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 20/1 tới. Đồng thời chúng tôi sẽ thay đổi cách du lịch để khiến nó bền vững và lành mạnh hơn cho mối quan hệ này” – Jarryd chia sẻ.
Theo VNExpress
Ảnh Sơn Đoòng gây ấn tượng ở cuộc thi Big Picture
Những bức ảnh xuất sắc của cuộc thi Big Picture cho độc giả chiêm ngưỡng lát cắt ấn tượng về các điểm du lịch nổi tiếng như hang Sơn Đoòng (Việt Nam), Quế Lâm (Trung Quốc)...
Cuộc thi đã nhận được hơn 10.000 bức ảnh tham dự trong 7 năm, với những khoảnh khắc ấn tượng trong các chuyến đi vòng quanh thế giới, từ lễ hội đường phố ở Brazil tới hang động lớn nhất thế giới ở Việt Nam. Năm 2015, giải thưởng chung cuộc thuộc về nhiếp ảnh gia Andrew Beales với tác phẩm "Chiến binh" chụp ông Huang, ngư dân đánh cá bằng chim cốc đời thứ 5, ở Quế Lâm, Trung Quốc.
Ngoài ra, còn nhiều bức ảnh xuất sắc khác đã vào vòng chung kết, truyền cảm hứng cho độc giả ở khắp nơi trên thế giới. Trong đó, ảnh hang Sơn Đoòng ở Công viên quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình, Việt Nam, của tác giả Matthias Hauser đã nhận được nhiều sự chú ý.
Lễ hội đường phố: Bức ảnh này ghi lại khoảnh khắc rộn rã ở khu Pelourinho của Salvador, Brazil, ngay trước khi đoàn diễu hành tới. Ảnh: Agnieszka Kurzeja.
Người leo núi cô đơn: Một người leo núi ngồi trên đồi Lion Rock ở Kowloon, Hong Kong, nhìn xuống thành phố hiện đại giữa thiên nhiên tươi đẹp. Ảnh: Nicholas Seymour.
Nửa đêm ở Tokyo: Khung cảnh khu Shibuya ở Tokyo, Nhật Bản, nhìn từ trên cao, với một sân bóng nằm cạnh các tòa cao ốc. Ảnh: Christian Moss.
Leo núi lửa: Một du khách đi ngang khung cảnh núi lửa nghi ngút lưu huỳnh ở Krafla, Mývatn, phía bắc Iceland. Ảnh: Colin Smart.
Chim puffin ở Hebrides: Hai con chim puffin đang chinh phục đối phương ở quần đảo Hebrides, ngoài khơi bờ tây Scotland. Ảnh: Greg Nicholson.
Vạn Lý Trường Thành: Ba du khách đội mũ truyền thống của Trung Quốc nghỉ chân, ngắm cảnh của đoạn Mộ Điền Cốc ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Hannah Gibson.
Tu viện Metéora: Bình minh lộng lẫy trên các tu viện được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Khu vực văn hóa và tôn giáo đặc biệt này nằm gần núi Pindus, Thessaly, Hy Lạp. Ảnh: Ian Bramham.
Người Berber và con lạc đà: Mohammad, một người Berber, cùng con lạc đà của mình đi trên cồn cát ở sa mạc Sahara khu vực thuộc Morocco. Ảnh: Jake Foden.
Bay ở Cửa ngõ của Ấn Độ: Một người đàn ông cho những con chim bồ câu ăn ngoài tượng đài Cửa ngõ Ấn Độ trong ánh hoàng hôn. Đây là điểm tham quan du khách không nên bỏ qua khi tới Mumbai. Ảnh: Alan Howden.
Đi trên mặt nước: Đồng bằng muối ở Uyuni, Bolivia, giống như một tấm gương phản chiếu khổng lồ, khiến du khách có cảm giác như đất trời hòa làm một. Ảnh: Jenny Bailey.
Những người bộ hành: Sự nhỏ bé của con người làm đồng bằng muối Salar de Atacama của Chile càng trở nên hùng vĩ, ngoạn mục. Ảnh: Jim Gollan.
Đôi chim ruồi: Khu bảo tồn Acaime thuộc thung lũng Cocora của Colombia có hệ động thực vật phong phú, thu hút nhiều du khách yêu thiên nhiên. Ảnh: Joel Hindson.
Cuộc di cư vĩ đại: Đàn linh dương đầu bò vượt sông Mara ở vùng Serengeti của Tanzania trong cuộc di cư hàng năm. Đây được xem là một trong những hiện tượng và khung cảnh kỳ vĩ nhất hành tinh. Ảnh: Julian Smith.
Đầm lầy trên biển xanh: Bờ biển Essex gần nhà nguyện St. Peter ở Bradwell-on-Sea, Anh, có vẻ đẹp siêu thực. Ảnh: James Lee.
Đường tre: Khu rừng tre tuyệt đẹp ở Arashiyama (Kyoto, Nhật Bản) cho du khách cảm giác như lạc vào một thế giới cổ tích, tĩnh lặng và thiền định. Ảnh: Adam Warner.
Đoạn leo cuối cùng: Những người leo núi đang hoàn tất đoạn cuối cùng trước khi lên tới đỉnh núi ở Chamonix, Pháp. Ảnh: Mark Davison.
Chiêm ngưỡng khung cảnh: Khúc quanh Móng Ngựa của sông Colorado (Arizona, Mỹ) trong một buổi chiều nắng nóng tháng 6. Ảnh: Martha Warner Smith.
Vườn nước: Một người đàn ông đang lấy cỏ ở hồ Inle, Myanmar. Ảnh: Nathalie Mountain.
Theo Zing News
5 cung đường trekking mới nổi thu hút phượt thủ Sau hành trình trekking băng qua các loại địa hình với nhiều đồ đạc trên lưng, bạn sẽ được đền đáp bởi vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên hùng vĩ. Những cung đường như Tà Năng - Phan Dũng, Tả Liên Sơn... đang rất thu hút phượt thủ hai miền. Tà Năng- Phan Dũng Cung đường trekking xuyên rừng đi qua ba...