Khó khăn khi xử lý người đi xe đạp điện không đội MBH
Khó khăn khi xử lý người đi xe đạp điện không đội MBH, thứ nhất đối với các cháu học sinh chưa đủ tuổi, luật chưa yêu cầu phải có bằng khi tham gia giao thông. Thứ 2 về mặt phương tiện không phải đăng ký quản lý. CSGT không thể lập biên bản để giữ bất cứ một thứ gì với những trường hợp này được.
Phòng CSGT Hà Nội đang có đợt ra quân xử lý người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm (MBH). Ông có thể cho biết nguyên nhân gì khiến Phòng tổ chức đợt ra quân này?
- Những năm vừa rồi xe đạp điện phát triển rất nhanh. Qua khảo sát thì 90% những người điều khiển, ngồi sau loại phương tiện này không đội MBH. Như vậy rất dễ gây nguy hiểm cho họ khi tham gia giao thông.
Để xử lý những vi phạm này, chúng tôi chia kế hoạch ra 2 giai đoạn: Gia đoạn 1 thực hiện từ 10h các ngày từ 7-9.3, lực lượng CSGT sẽ tập trung tuyên truyền trên các tuyến tuần tra kiểm soát, chủ yếu nhắc nhở và cảnh cáo Giai đoạn 2 từ 10h đến 14h các ngày 10 – 16.3, CSGT tập trung xử lý các hành vi vi phạm của người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy, xe đạp điện (kiên quyết lập biên bản những trường hợp vi phạm). Sau các giai đoạn này chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục xử phạt vi phạm.
Đối tượng sử dụng xe máy điện, xe đạp điện theo khảo sát của CSGT thông thường ở những lứa tuổi nào?
Video đang HOT
- Đối tượng sử dụng các loại phương tiện này chủ yếu là học sinh, sinh viên và các bác trung niên. Hiện nay, chất lượng xe đạp điện, xe máy điện được các nhà chế tạo nâng lên, hoàn thiện rất tốt nên kéo dài thời gian đi trên đường, tốt độ cũng cao (có xe chạy được 30-50km/h). Nên khi xảy ra tai nạn thì rất nguy hiểm cho người sử dụng không đội MBH.
Khó khăn của lực lượng CSGT Hà Nội trong đợt ra quân xử lý này như thế nào?
- Rất khó khăn, thứ nhất đối với các cháu học sinh chưa đủ tuổi, luật chưa yêu cầu phải có bằng khi tham gia giao thông. Thứ 2 về mặt phương tiện không phải đăng ký quản lý. CSGT không thể lập biên bản để giữ bất cứ một thứ gì với những trường hợp này được.
Chế tài cũng không quy định giữ phương tiện của người điều khiển mắc lỗi không đội MBH. Còn phạt tại chỗ thì các cháu học sinh sinh viên đi học, lấy đâu tiền ra mà nộp phạt vi phạm giao thông. Đấy là khó khăn của chúng tôi.
Qua đây, chúng tôi cũng mong muốn báo chí đẩy mạnh công tác tuyền truyền giữa bên công an phối hợp với bên nhà trường. Các quy định công an gửi các quy định về Sở GD-ĐT, nhà trường để nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra giám sát đối với học sinh vi phạm.
Nhà trường cũng có thể giúp chúng tôi bằng cách như khảo sát thống kê xem lớp, xem trường mình có bao nhiêu học sinh đi xe đạp điện, góp ý khuyên các cháu nên đội MBH khi đi xe đạp điện. Thậm chí góp ý với phụ huynh của các cháu nếu cần. Nếu các cháu vi phạm mà bị CSGT giữ lại xử lý sẽ rất ảnh hưởng đến thời gian học tập. Còn nếu không xử lý đến lúc các cháu bị tai nạn lại càng nguy hiểm hơn.
Công tác phối hợp giữa CSGT với Sở GD – ĐT Hà Nội và các nhà trường cụ thể như thế nào?
- Chúng tôi không đến cụ thể từng trường được, còn việc hợp tác với Sở GD – ĐT chúng tôi làm việc thường xuyên, trong từng thời điểm, trong từng hành vi vi phạm về giao thông của các cháu học sinh. Phòng CSGT đã tổ chức tập huấn cho giáo viên để giáo viên về làm báo cáo viên để tuyên truyền về các quy định về tham gia giao thông….
- Xin cảm ơn ông!
Nghị định số 34/2010/NĐ-CP tại điểm D, khoản 4, điều 11 quy định (và đã được sửa đổi bổ sung theo NĐ 71): phạt tiền từ 100.000 – 200.000đ đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe đạp điện) không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Theo vietbao
Giả dạng công chức vào cơ quan trộm laptop
Lợi dụng lúc mọi người nghỉ trưa, đối tượng đã gây án (ảnh minh họa)
Ngày 18/2, CATP Quy Nhơn (Bình Định) cho biết, từ đầu tháng 1/2013 đến nay, trên địa bàn TP Quy Nhơn liên tiếp đã có 2 cơ quan nhà nước là Sở GD và ĐT và Sở KH-ĐT bị kẻ gian lẻn vào trộm tài sản. Tổng cộng, có 3 máy vi tính xách tay bị mất cắp với tổng trị giá tài sản trên 50 triệu đồng.
Theo mô tả ban đầu thì đối tượng gây án là nam giới, tuổi từ 28 đến 33 tuổi, cao khoảng 1m68 - 1m70, dáng người trung bình, tóc đen cắt ngắn, ăn mặc lịch sự áo bỏ trong quần, mang giày tay cầm túi xách màu đen loại có thể bỏ vừa máy tính xách tay, thường xuyên cầm điện thoại giả vờ liên lạc. Khoảng 10 - 11 giờ, đối tượng thường đến các cơ quan, đơn vị, giả vờ liên hệ công tác, giao dịch nhưng thực chất là để khảo sát địa thế, giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi của nhân viên và địa điểm để tài sản sau đó, lợi dụng lúc nhân viên ra về nghỉ trưa để gây án.
Thực ra, đây là thủ đoạn không hề mới của bọn chuyên trộm cắp tài sản. Trước đó, trong năm 2012, một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cũng đã bị kẻ gian lẻn vào trộm máy vi tính xách tay với những thủ đoạn tương tự trong khi vẫn có bảo vệ túc trực. Nguyên nhân chính là do sự lơ là, thiếu cảnh giác.
Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Quy Nhơn đã thông báo rộng rãi đặc điểm nhân dạng, phương thức thủ đoạn gây án trên để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân biết để nâng cao tinh thần cảnh giác.
Theo 24h
Em rể cài mìn giết chị dâu và cháu lĩnh ãn tử hình Sáng nay 21/11, TAND Tối cao đã quyết định bác kháng cáo của bị cáo Nguyễn Đức Tiềm (SN 34 tuổi) và đại diện gia đình chị Nguyễn Thị Quỳnh. HĐXX đã quyết định tuyên y án bản án xét xử sơ thẩm. Bị cáo Nguyễn Đức Tiềm lĩnh án tử hình. Sáng nay 21/11, TAND Tối cao đã mở phiên tòa xét...