Khó khăn khi dạy bơi trong trường học
Bộ GDĐT đã có chủ trương phòng chống đuối nước và dạy bơi trong trường học, tuy nhiên, lãnh đạo ngành giáo dục cũng thừa nhận, việc dạy bơi trong trường học một mình ngành giáo dục làm “không xuể”.
Không thể học bơi… trong lớp
Để phòng chống đuối nước cho trẻ em, nhiều năm nay, Bộ GDĐT đã có nhiều công văn hướng dẫn các Sở GDĐT triển khai công tác phòng chống đuối nước và dạy bơi trong trường học. Tuy nhiên, ông Ngũ Duy Anh – Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GDĐT) cho biết: “Việc dạy bơi cho học sinh gặp không ít khó khăn vì nguồn kinh phí hạn hẹp, điều kiện vật chất thiếu thốn, có tỉnh không có trường nào có bể bơi. Nếu tất cả phụ thuộc vào ngân sách thì rất khó”.
Các bước cấp cứu cần thiết khi gặp trẻ đuối nước. Ảnh: BSCC
Ông Vũ Duy Anh cũng cho biết thêm, tử vong do đuối nước không chỉ xảy ra đối với các em không biết bơi mà nhiều em biết bơi, bơi giỏi cũng bị đuối nước. Chính vì vậy, trong các công văn gửi Sở GDĐT địa phương, Bộ cũng nhấn mạnh yêu cầu không chỉ dạy học sinh biết bơi, cần cử cán bộ, giáo viên tham gia các khóa tập huấn về phương pháp, kỹ năng dạy bơi, cứu đuối. “Bộ cũng yêu cầu tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân liên kết với các trường, cơ sở giáo dục tổ chức các lớp dạy bơi cho học sinh trong và ngoài nhà trường” – ông Duy Anh nói.
Xã hội hoá dạy bơi
Xã hội hóa dạy bơi cho trẻ là cách làm đã được nhiều địa phương áp dụng thành công. Mới đây, ngày 14.5, Phòng GDĐT huyện Đông Anh (Hà Nội) đã đưa vào sử dụng bể bơi thông minh đầu tiên tại Trường THCS Hải Bối (Đông Anh) theo hình thức xã hội hóa.
Bà Dương Thị Sáu – Trưởng phòng GDĐT huyện Đông Anh cho biết, qua khảo sát, chỉ có khoảng 30% học sinh các trường trên địa bàn huyện biết bơi cơ bản, 70% còn lại chưa biết gì. Trong khi đó, địa phương có rất nhiều sông, hồ, hàng năm vẫn có các vụ tai nạn thương tích. Vì vậy, việc phải dạy bơi cho các em là vô cùng cần thiết.
Video đang HOT
“Ngân sách địa phương vẫn chi mỗi năm cho khoảng 400 học sinh được học bơi miễn phí ở bể bơi của trung tâm huyện. Con số này quá ít so với nhu cầu học bơi của các em. Kinh phí không có, muốn phổ cập bơi cho học sinh không còn cách nào khác là phải xã hội hóa” – bà Sáu nói.
Cụ thể, huyện kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư bể bơi lắp ghép thông minh, đặt trong phòng đa năng của các trường, hết 3 tháng hè có thể tháo ra cất đi.
“Chỉ cần dạy trong 3 tháng hè, số lượng học sinh biết bơi sẽ rất lớn. Mục tiêu chúng tôi đặt ra là phổ cập bơi cho học sinh lớp 4, lớp 5 cấp tiểu học và THCS. Nếu thuận lợi với mô hình này sẽ mở rộng đến hết cấp tiểu học” – bà Sáu cho biết.
Được biết, không chỉ có Đông Anh, hiện, rất nhiều quận, huyện tại Hà Nội đã triển khai xã hội hóa đưa bể bơi thông minh vào trường học đạt hiệu quả.
Ở những nơi ngành giáo dục chưa kêu gọi được đầu tư thì một số giáo viên thể dục đã tự tổ chức các lớp bơi giá rẻ cho học sinh. Lớp học của thầy Nguyễn Tuấn Anh – giáo viên thể dục trường Tiểu học Ninh Phong, TP.Ninh Bình là một ví dụ.
Thầy Tuấn Anh cho biết, từ vài năm trước, thầy và một số đồng nghiệp đã cùng nhau mở lớp dạy bơi giá rẻ cho các em. Phụ huynh ban đầu còn e dè nhưng sau đó thấy được việc học bơi rất bổ ích nên họ cho con tham gia rất đông. Mỗi lớp học có khoảng hơn 40 học sinh chia làm 2 ca học hàng tuần. Các em không chỉ được dạy cách bơi mà còn được trang bị kỹ năng phòng tránh, xử lý tình huống khi gặp người bị đuối nước, kỹ năng sơ cứu, cấp cứu.
“Tôi tin rằng nếu môn bơi lội trở thành môn học bắt buộc trong trường hầu hết phụ huynh sẽ rất ủng hộ, cả các thầy cô giáo cũng vậy” – thầy Tuấn Anh nói.
Bác sĩ Lê Ngọc Duy – Phó trưởng khoa Cấp cứu và chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương), đuối nước thường xảy ra rất nhanh, nếu phát hiện muộn rất khó cứu hoặc cứu được cũng để lại di chứng ở não, hệ thần kinh hoặc sống đời sống thưc vật. Theo bác sĩ Duy, khi có trẻ đuối nước, cần nhanh chóng đưa bé ra khỏi nước, kiểm tra đường thở có thông thoáng không. Kiểm tra xem bé có còn thở hay không để tiến hành cấp cứu. Nếu trẻ đã mất ý thức và không thở được, thực hiện “cấp cứu cơ bản” bằng: ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo để khôi phục lại hơi thở của em bé. Tiếp tục cấp cứu trong khi chờ đợi đội cấp cứu đang đến. Diệu Linh
Theo Danviet
Vụ học sinh gãy chân ở trường: Bộ GD-ĐT vào cuộc
Nếu có sai phạm trong vụ học sinh gãy chân ở trường tiểu học Nam Trung Yên, ngành giáo dục sẽ xử lý nghiêm.
Vết mổ của học sinh Trần Chí Kiên sau khi bị gãy chân trong sân trường (ảnh: Gia đình cung cấp)
Yêu cầu sớm có kết luận
Thời gian gần đây, sự việc học sinh Trần Chí Kiên, lớp 2A4, Trường tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội bị gãy chân trong sân trường tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận.
Đặc biệt, việc nhà trường phát phiếu khảo sát cho 100% cán bộ, giáo viên và học sinh để chứng minh hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc vô can khiến nhiều người bức xúc.
Tuy nhiên, ngày 17/2, gia đình Vợ chồng anh Trần Chí Dũng và chị Dương Hoài Thu, phụ huynh cháu Kiên đã có đơn kiến nghị gửi Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT và các cơ quan truyền thông báo chí cho rằng, cô Tạ Thị Bích Ngọc đã báo cáo thiếu trung thực.
Trước tình hình này, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cho biết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ đã có yêu cầu các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội sớm kết luận vụ học sinh gãy chân ở Trường tiểu học Nam Trung Yên.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu xử lý nghiêm nếu có sai phạm để đảm bảo kỷ cường, nề nếp trong các hoạt động giáo dục.
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cho hay, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi với Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các cơ quan chức năng của Thành phố sớm kết luận, xử lý nghiêm khắc nếu có sai phạm để đảm bảo kỷ cương, nền nếp trong các hoạt động giáo dục.
18 giáo viên đồng loạt phản đối
Ngày 18/2, 18 giáo viên trường Tiểu học Nam Trung Yên tiếp tục gửi "Thư bày tỏ" phản đối những điểm chưa đúng sự thật trong vụ học sinh bị gãy chân.
Theo "Thư bày tỏ" mà 18 giáo viên gửi đến các cơ quan báo chí về vụ việc cháu Trần Chí Kiên ngã gãy chân trong sân trường, điểm đầu tiên, trước khi lấy khảo sát học sinh, đồng chí Nguyễn Thị Hương, Phó Hiệu trưởng nhà trường đã phổ biến với học sinh mục đích của việc khảo sát nhằm phục vụ báo cáo về an toàn trường học và thanh tra của sở.
Thứ hai, trước khi nhận được chỉ đạo của BGH về việc làm phiếu khảo sát, các giáo viên này không biết gì về vụ tai nạn của cháu Trần Chí Kiên - học sinh lớp 2A4. Trong phiếu khảo sát, giáo viên xác nhận không nhìn thấy học sinh bị tai nạn và không thấy ô tô vào trường. Việc gửi báo cáo này lên cấp trên và với báo chí ra sao, giáo viên không được rõ. Như vậy, việc phản ảnh 100% giáo viên trong trường nhất trí với hiện tượng không có xe taxi chở cô Hiệu trưởng và Hiệu phó gây tai nạn cho học sinh là không đúng sự thật.
Thứ 3, cũng theo 18 giáo viên này, về bản "Báo cáo sự việc cần xem xét" gửi cơ quan báo chí nhân danh là tập thể cán bộ giáo viên nhà trường là không đúng, bởi sự thực là chỉ có 3 người ký vào tài liệu đó, gồm hiệu trưởng, hiệu phó và chủ tịch công đoàn trường. Các giáo viên đều khẳng định, họ không hề biết đến nội dung trong bản báo cáo.
Thứ 4, theo một Đảng viên, có hiện tượng Đảng viên bị lôi kéo yêu cầu viết đơn xin ra khỏi Đảng và viết tâm thư để kêu oan cho Hiệu trưởng.
"Những việc làm này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý giáo viên, phụ huynh và học sinh. Ảnh hưởng đến chất lượng dạy học vì thế rất mong cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm vụ việc để ổn định tâm lý cho giáo viên, phụ huynh, học sinh và trả lại sự bình yên cho ngôi trường", trích thư bày tỏ của 18 giáo viên trường tiểu học Nam Trung Yên.
Theo bản báo cáo sự việc của lãnh đạo Trường tiểu học Nam Trung Yên ngày 10.2, việc làm phiếu khảo sát tìm nguyên nhân do cô giáo Trần Thị Thu Nhung, chủ nhiệm lớp 2A2 tư vấn cho ban giám hiệu nhà trường. Cô Nhung cho biết, bản tường trình của cô ký về vụ việc học sinh Chí Kiên bị ngã gãy chân tại sân sau của trường có điểm chưa chính xác. Thời điểm học sinh bị ngã, cô Nhung không được chứng kiến tận mắt. "Đây là sai lầm của tôi khi chưa nhìn thấy đã vội kết luận. Lúc đó, tôi đang trong phòng hội đồng, tôi không thể khẳng định là do cháu tự ngã hay có bị ô tô va vào hay không", cô Nhung nói. Trước thông tin, cô giáo chủ nhiệm là người tư vấn cho ban giám hiệu lập phiếu khảo sát tìm nguyên nhân, cô Nhung khẳng định: "Ban giám hiệu nói tôi là người đã tư vấn là sai sự thật".
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Ai thực sự đứng sau bê bối chính trị chấn động Hàn Quốc? Có thể không phải Choi Soon-sil mà chính chị gái của bà mới là người đứng sau vụ bê bối làm lộ thông tin mật quốc gia liên quan đến Tổng thống Park Geun-hye, báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc cho biết. (Ảnh minh họa: Chosun Ilbo) Chosun Ilbo dẫn nguồn thạo tin hôm 30/10 cho biết, Choi Soon Sil, bạn thân của...