Khó kềm lòng với măng sặt chua cay Sa Pa
Nếu có dịp ghé thăm Sa Pa (Lào Cai) khoảng thời gian này, bạn đừng bỏ qua món măng sặt chua cay tuyệt ngon của vùng Tây Bắc xinh đẹp.
Lọ măng sặt chua cay hấp dẫn – Ảnh: H.L.Đ.H
Khi tháng hai âm lịch ùa đến cũng là lúc thời tiết bắt đầu ấm lên dần, thời điểm thích hợp cho những cây măng sặt đâm chồi nảy nở. Lúc này măng mới bắt đầu nhú, vẫn còn tươi, non và những người dân ở đây lại cùng nhau vào rừng để hái.
Thế nhưng mùa măng sặt chỉ kéo dài vỏn vẹn hai tháng cho đến tháng tư âm lịch, bởi nếu để lâu, khi ngọn măng đã lên cao, cây măng xanh thì sẽ bị đắng và khó ăn.
Khác với các loại măng đắng, măng vẩu, măng sặt thon nhỏ cỡ bằng gang tay, trắng nõn và mềm. Đi kèm với đó là vị ngọt, luộc lên ăn mềm và thơm phức mùi của núi rừng.
Một cô bán hàng ăn trong chợ Sa Pa cho biết để chọn được cây măng ngon cũng không quá khó, trước tiên măng phải múp, thân màu trắng và nhất thiết còn tươi.
Vào đúng mùa, măng sặt rất dễ bóc, không có vị hen. Chọn được những cây măng ngon thì việc chế biến các món ăn ngon càng dễ dàng.
Chua cay, mặn ngọt, giòn tươi là những cảm nhận của tôi về món ăn này – Ảnh: H.L.Đ.H
Video đang HOT
Măng sặt có thể làm được nhiều món từ luộc, om, xào… Nhưng theo người dân ở đây, có lẽ hấp dẫn nhất vẫn là món măng sặt chua cay bởi món này làm dễ và cũng rất dễ ăn kèm với những món ăn khác, từ món khô cho đến món nước.
Công đoạn làm măng sặt chua cay khá tỉ mỉ, những đọt măng mới nhú được chọn mang về rửa sạch rồi xắt lát mỏng, thả vào chậu nước sạch để không bị thẫm màu. Sau đó vớt ra rổ để ráo, cho muối sống vào xốc đều rồi cho vào chum đậy kín.
Khoảng 3-4 ngày sau khi chum măng muối bắt đầu nổi váng trên mặt thì đem măng ra rửa lại thật sạch, để ráo. Lúc này măng đã có vị chua chua và mằn mặn. Cắt thêm vài trái ớt hiểm đỏ, cho muối và một ít đường vào nén thật chặt và đậy kỹ.
Sau vài ngày, món măng ớt sẽ “chín” và múc ra từng lọ nhỏ ăn dần.
Trong các quán ăn đều để sẵn lọ măng sặt chua cay cho thực khách – Ảnh: H.L.Đ.H.
Tôi được thưởng thức món măng sặt chua cay khi đang nhâm nhi món bánh đa cá. Cô bán hàng đã không quên nhắc tôi hãy cho thêm món măng sặt này vào tô bánh đa cùng lời nói: “Ăn món gì trên này cũng nên bỏ món này vào cháu nhé. Ở dưới xuôi không có măng giống vậy đâu”.
Tôi nhoẻn miệng cười và bắt đầu kiểm chứng sau khi nhanh nhảu múc từng muỗng măng cho vào bát bánh đa cá nghi ngút khói của mình.
Thú thật, khi múc từng muỗng măng sặt chua cay từ lọ ra đúng là dạ dày cứ xốn xang, từng miếng măng thái mỏng, vàng nhạt lốm đốm trên đó là những miếng ớt đỏ cắt nhỏ, vị chua thanh thanh của giấm cũng thoang thoảng lướt qua.
Ôi chao, măng tươi giòn, sực sực, xen lẫn chút vị ngòn ngọt của đường, vị mặn của muối ngâm thấm vào măng, vị chua của giấm và đặc biệt là vị cay đậm của những quả ớt hiểm của người vùng cao phải nói kích thích miệng ăn vô cùng.
Chẳng mấy chốc tôi đã chén xong tô bánh đa cá và lọ măng sặt chua cay cũng vơi đi gần một nửa. Vậy mà miệng vẫn cứ thòm thèm…
Từ món khô đến món nước đều có thể ăn kèm với món măng này – Ảnh: H.L.Đ.H
Chỉ là món ăn kèm giản dị, mộc mạc nhưng măng sặt chua cay lại hội tụ đầy đủ sự tinh túy của nét ẩm thực độc đáo Sa Pa nói riêng và Tây Bắc nói chung. Để rồi ai có may mắn nếm thử đều không thể nào kìm lòng như tôi.
Có vẻ như cái chua – cay – mặn – ngọt – giòn hòa quyện vào nhau để làm người ta say mê hơn, khó quên hơn về vùng đất Sa Pa tình tứ này. Để rồi dù có xa Sa Pa tôi sẽ nhớ mãi về món ăn “phụ” nhưng chẳng hề “phụ” với vùng đất này chút nào.
Đậm đà hương cốm cao nguyên Bắc Hà
Đến hẹn lại lên, khi Thu sang, những cánh đồng, thửa ruộng thơm ngào ngạt mùi lúa non là lúc những hạt lúa mẩy căng sữa chờ ngày chín. Đây cũng là lúc đồng bào dân tộc Tày ở các xã Tả Chải, Na Hối và Bản Liền của huyện vùng cao Bắc Hà (Lào Cai) bước vào mùa làm cốm mới.
Những ngày này đi chơi chợ văn hóa Bắc Hà, bất cứ đâu du khách cũng bắt gặp những hàng bán cốm tỏa hương thơm mời gọi
Vùng trung và thượng huyện Bắc Hà có khí hậu tương đồng với Sa Pa, khí hậu mang tính ôn đới nên hầu như chỉ trồng cấy được một vụ lúa duy nhất từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 10 dương lịch hằng năm. Bên cạnh việc trồng lúa tẻ là chính, hầu hết mỗi hộ dân dành lại một phần nương để trồng lúa nếp làm cốm phục vụ lễ ăn cơm mới truyền thống và để lấy gạo nếp dùng dần trong năm. Cốm Bắc Hà được làm từ giống lúa nếp địa phương trồng trên nương đồi, núi có khí hậu lạnh, thời vụ kéo dài hơn nên hút được nhiều hơn tinh khí, hương thơm đất trời. Có lẽ bởi thế nên hạt cốm cũng mềm và có vị thơm ngon đặc biệt hơn hẳn những nơi khác.
Mùa Thu lúa chín vàng khắp vùng cao Bắc Hà thu hút khách du lịch trải nghiệm ngắm lúa và thưởng thức hương vị cốm
Cốm ở Bắc Hà thường được làm theo phương pháp truyền thống nên hạt cốm dẻo, màu xanh tự nhiên và đặc biệt là có hương thơm đậm đà. Theo bà con người Tày ở Bắc Hà, để làm được một mẻ cốm phải trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó việc chọn lúa làm cốm có vai trò rất quan trọng. Lúa làm cốm thường là nếp nương, khi ngắt về, hạt lúa nếp phải còn chút sữa ở đầu hạt, vỏ mới ngả màu hơi lam vàng, như vậy cốm mới đạt độ dẻo thơm. Lúa khi được cho vào nồi rang xong phải mang giã ngay, không được để nguội. Trong quá trình giã không được mạnh tay quá cốm sẽ nát. Khi giã phải luôn tay đảo cốm từ trên xuống, dưới lên cho đều, như vậy mới có được những hạt cốm óng mượt, xanh mướt.
Đối với người Tày xã Bản Liền còn thêm một nghi lễ vợ chồng trẻ làm cốm thơm để con dâu mang về báo hiếu bên ngoại trước ngày thu hoạch
Cốm thường được làm vào dịp trước thu hoạch để tổ chức lễ cơm mới báo cáo tổ tiên, cảm tạ đất trời phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và đây cũng là đồ cúng chính, là món ăn trong nghi lễ cúng mừng cơm mới. Với hương vị thơm ngon đậm đà, cốm Bắc Hà đã và đang là sản phẩm du lịch hấp dẫn, được thị trường ưa chuộng, đặc biệt là người Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Đây cũng là món quà không thể thiếu của nhiều du khách khi đến trải nghiệm Thu vàng cao nguyên Bắc Hà.
Loại rau mọc dại ven suối, giờ trở thành đặc sản xuất hiện trong nhà hàng Loại rau vốn chỉ mọc hoang, mọc dại ở ven suối, trong những khu rừng, đến nay lại là đặc sản xuất hiện trong nhà hàng. Rau dớn hay còn gọi là rau ráng song quần rau, dớn rừng hay thái quyết, có tên khoa học Diplazium esculentum. Rau dớn thuộc loại cây thân thảo, cao trung bình 50 - 70cm, giống cây...